Các biến thể mới COVID-19 có thể xuất hiện

Sống khỏe Phương Thu
Theo thống kê của Bộ Y tế đến nay hơn 10,6 triệu người mắc COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi.

Hơn 10,6 triệu người mắc COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi

Bộ Y tế cho biết ngày 16/12, có 333 ca mắc COVID-19, giảm nhẹ so với hôm qua. Ngày 16/12 tiếp tục không ghi nhận bệnh nhân COVID-19 tử vong.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.522.431 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.443 ca nhiễm).

Các biến thể mới COVID-19 có thể xuất hiện

Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam thời gian qua

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 87 ca; Đến nay tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là 10.610.122 trường hợp.

Ngoài ra, trong số hơn 580 nghìn trường hợp đang theo dõi, giám sát số bệnh nhân đang thở oxy là 48 ca, trong đó: Thở oxy qua mặt nạ: 41 ca; Thở oxy dòng cao HFNC: 5 ca; Thở máy xâm lấn: 2 ca.

Ngày 15/12 không ghi nhận ca tử vong. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 0 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.179 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 139/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với Châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 21/49 quốc gia, vùng lãnh thổ Châu Á (xếp thứ 3 ASEAN).

Vắc xin vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch COVID-19

Theo Bộ Y tế, dịch bệnh được dự báo vẫn còn diễn biến khó lường trên thế giới trong thời gian tới. Ngày 2/12/2022, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo về sự lưu hành hơn 500 biến thể phụ của Omicron, có khả năng lây truyền cao và tránh được hệ miễn dịch.

Các biến thể mới COVID-19 có thể xuất hiện

Ảnh minh hoạ

WHO cho rằng giai đoạn khẩn cấp của đại dịch hiện vẫn chưa kết thúc; các biến thể mới có khả năng vẫn xuất hiện, có thể làm dịch COVID-19 trở nên phức tạp và gia tăng trở lại; thậm chí lây lan phổ biến hơn cả Omicron, biến thể chính trên toàn cầu hiện nay. Vắc xin vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch.

Do đó, Bộ Y tế tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; Chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; Kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng chống dịch COVID-19.

Ngoài ra, tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19 bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả; tiếp tục theo dõi, cập nhật khuyến cáo của các tổ chức quốc tế về tiêm vắc xin phòng COVID-19 để mở rộng đối tượng tiêm cho trẻ dưới 5 tuổi.

Trong ngày 15/12 có 41.177 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 265.114.272 liều, trong đó: Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 223.151.643 liều: Mũi 1 là 71.078.712 liều; Mũi 2 là 68.688.130 liều; Mũi bổ sung là 14.497.843 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 51.649.895 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 17.237.063 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.857.028 liều: Mũi 1 là 9.126.945 liều; Mũi 2 là 8.953.089 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 5.776.994 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 18.105.601 liều: Mũi 1 là 10.193.712 liều; Mũi 2 là 7.911.889 liều.

Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, hỗ trợ địa phương đẩy nhanh tiêm vắc xin phòng COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên và tăng cường tiêm chủng phòng COVID-19 cho trẻ em theo mục tiêu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả.

Ngoài ra, tiếp tục theo dõi, cập nhật khuyến cáo của các tổ chức quốc tế về tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 để mở rộng đối tượng tiêm cho trẻ dưới 5 tuổi. Bộ Y tế phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phối hợp tăng cường triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em, học sinh.

Tổng số ca mắc COVID-19 trên thế giới hơn 656,5 triệu ca, trên 6,6 triệu ca tử vong.

Trung Quốc sẽ triển khai chương trình tiêm chủng mũi vắc xin tăng cường thứ 2 phòng ngừa COVID-19 cho một số nhóm dân cư nhất định đã được tiêm mũi tăng cường đầu tiên cách đây 6 tháng, nhóm dân cư này là những người thuộc diện có nguy cơ mắc bệnh cao, người trên 60 tuổi, người có bệnh nền nghiêm trọng và những người có hệ miễn dịch yếu.

Hà Nội ghi nhận 41 ca mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận 41 ca mắc sốt xuất huyết

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 10 - 17/5), toàn thành phố ghi nhận 68 ca mắc tay chân miệng, giảm 61 ca mắc so với tuần trước đó; sốt xuất huyết ghi nhận 41 ca mắc, tăng 16 ca so với tuần trước.
Mùa hè và nỗi lo đuối nước

Mùa hè và nỗi lo đuối nước

Dù mới bước vào đầu hè, nhưng chỉ trong 3 ngày cuối tuần vừa qua, Bệnh viện Nhi Trung ương đã liên tục tiếp nhận 3 bệnh nhi đuối nước nghiêm trọng, nguy kịch tính mạng.
Nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử vì đắp lá

Nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử vì đắp lá

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, các bác sĩ khoa Cấp cứu, Bệnh viện E đã tiếp nhận và điều trị cho một nam thanh niên (17 tuổi, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng trên cánh tay và bàn tay xuất hiện nhiều vết thương do tai nạn sinh hoạt.
Bí quyết phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ dài ngày

Bí quyết phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ dài ngày

Trải qua kỳ nghỉ lễ dài ngày với không ít những thay đổi trong nếp sinh hoạt có thể khiến nhiều người cảm thấy “uể oải” khi trở lại với quỹ đạo công việc. Ngoài sắp xếp công việc thì thay đổi chế độ dinh dường, cần tăng cường vận động thân thể; Ngủ đúng giấc, ngủ đúng giờ và dậy đúng giờ…cũng sẽ góp phần cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Người Việt ngày càng chuộng chế độ ăn theo hướng nguồn gốc tự nhiên

Người Việt ngày càng chuộng chế độ ăn theo hướng nguồn gốc tự nhiên

Chế độ ăn theo xu hướng lành mạnh, hướng về nguồn gốc tự nhiên ngày càng được nhiều người theo đuổi. Đặc biệt là với những người mắc các bệnh lý như tim mạch, tiểu đường, ung thư, người không dung nạp lactose trong sữa động vật hay những người mong muốn cải thiện sức khỏe, phòng tránh bệnh tật, có xu hướng ăn chay…

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Bí kíp học tiếng Anh hiệu quả

Bí kíp học tiếng Anh hiệu quả
Việc học một ngôn ngữ mới như tiếng Anh có thể sẽ là điều khó khăn với nhiều bạn học sinh, sinh viên. Phổ biến nhất là việc chỉ vừa thi xong, toàn bộ kiến thức bị trôi tuột khỏi đầu các cô, cậu Gen Z, Alphas... quá nửa.

Hà Nội ghi nhận 41 ca mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận 41 ca mắc sốt xuất huyết
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 10 - 17/5), toàn thành phố ghi nhận 68 ca mắc tay chân miệng, giảm 61 ca mắc so với tuần trước đó; sốt xuất huyết ghi nhận 41 ca mắc, tăng 16 ca so với tuần trước.