Gia tăng trẻ mắc cúm A bị biến chứng viêm phổi nguy hiểm

Sức khỏe Phương Thu
Theo thông tin từ Hệ thống Y tế Medlatec, đơn vị này đã ghi nhận ba trường hợp nhiễm cúm A là ba chị em trong một gia đình. Trong đó, hai trẻ có diễn biến nặng với biến chứng viêm phổi và phải nhập viện để điều trị.
Những lưu ý khi tiêm vắc xin cúm mùa cho phụ nữ mang thai

Không chủ quan với cúm A

Cả ba bệnh nhi đến khám tại Medlatec với các triệu chứng như sốt cao, dùng thuốc hạ sốt không hiệu quả, ho khan nhiều, đau tức ngực trái, nhiều dịch mũi. Các triệu chứng xuất hiện đột ngột và diễn biến cấp tính, tăng dần.

Xét nghiệm test nhanh cúm cho kết quả dương tính với cúm A ở cả ba trẻ. Trong đó, hai bé gái có tình trạng nặng hơn và được chỉ định nhập viện do biến chứng viêm phổi, với các chỉ số viêm tăng cao, bao gồm bạch cầu (BC) và CRP cao. Chụp CT phổi cho thấy hình ảnh tổn thương viêm phổi.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Riêng bé trai, vì triệu chứng nhẹ hơn, được kê đơn thuốc điều trị và theo dõi tại nhà theo hướng dẫn của bác sỹ. Hai bệnh nhi nhập viện đã được điều trị tích cực theo phác đồ, bao gồm kháng sinh, thuốc hạ sốt, chăm sóc hỗ trợ hô hấp và theo dõi sát tình trạng viêm phổi.

Sau 7 ngày điều trị nội trú, tình trạng sức khỏe của các bé đã ổn định. Hình ảnh chụp CT phổi sau điều trị không còn thấy tổn thương, chức năng hô hấp cải thiện tốt, sức khỏe gần như hồi phục hoàn toàn.

Ths.Trần Thị Kim Ngọc, chuyên khoa Nhi, Phòng khám Đa khoa Medlatec số 2 cho biết: Cúm A là loại cúm mùa phổ biến nhất, chiếm đến 75% các trường hợp nhiễm cúm ở người.

Các chủng virus cúm A thường gặp bao gồm: H1N1, H3N2, H5N1, H7N9, trong đó H5N1 và H7N9 có thể lây từ gia cầm sang người, gây nguy cơ bùng phát thành đại dịch.

Virus cúm A có thể lây lan từ gia cầm mắc bệnh sang người khi tiếp xúc gần, nhưng chủ yếu là lây từ người sang người qua đường hô hấp.

Khi nói chuyện, hắt hơi hoặc ho, virus sẽ phát tán qua các giọt nước bọt và có thể lây ra phạm vi lên đến 2m. Người khỏe mạnh khi tiếp xúc gần với người bệnh sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh.

Ngoài ra, virus cúm A còn tồn tại lâu trên các bề mặt như tay nắm cửa, quần áo, điện thoại, bát đũa và các vật dụng hàng ngày.

Thói quen dùng tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Virus có thể sống sót trên các bề mặt này trong vòng 48 giờ, tạo cơ hội cho virus lây lan trong cộng đồng.

Người mắc cúm A sẽ có một số biểu hiện đặc trưng như: sốt cao, đau họng, viêm họng, ho kéo dài, ớn lạnh, khó thở, mệt mỏi và chảy nước mắt khi ra ngoài sáng. Trẻ em nhiễm cúm có thể gặp phải tình trạng nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Lưu ý phòng ngừa cúm A

Bác sỹ Kim Ngọc cảnh báo, phần lớn bệnh nhân mắc cúm A có thể hồi phục trong vòng 2-7 ngày. Tuy nhiên, nhóm người có nguy cơ cao (trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai và những người mắc bệnh nền) có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi nặng, viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng đường tiết niệu, phù não, tổn thương gan, thậm chí là sảy thai.

Nếu phụ nữ mang thai nhiễm cúm A trong ba tháng đầu, có thể gây dị tật thai nhi như sứt môi, hoặc các vấn đề về van tim. Một số trường hợp nặng có thể tiến triển nhanh với các triệu chứng sốt cao, khó thở, suy đa tạng và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Ba trẻ trong cùng một gia đình mắc cúm A, hai trường hợp biến chứng viêm phổi
Ths.Trần Thị Kim Ngọc, chuyên khoa Nhi, Phòng khám Đa khoa Medlatec số 2

Một yếu tố quan trọng trong việc đối phó với dịch cúm là chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Khi xuất hiện các triệu chứng cấp tính nghi ngờ nhiễm cúm, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám, xác định bệnh và can thiệp điều trị đúng cách. Đồng thời, cần theo dõi sát tình trạng bệnh để phát hiện sớm và xử lý kịp thời các biến chứng nguy hiểm.

Theo Bộ Y tế, năm 2024 ghi nhận 289.876 ca cúm mùa, 8 ca tử vong. Số ca mắc giảm 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca), nhưng số ca tử vong lại tăng thêm 5 ca.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo về sự gia tăng các ca bệnh hô hấp cấp do cúm mùa, RSV, hMPV, mycoplasma pneumoniae tại nhiều quốc gia Bắc bán cầu vào cuối năm.

Bác sỹ Ngọc khuyến cáo, trẻ nhỏ, người có bệnh nền, người cao tuổi và những người suy giảm miễn dịch cần đặc biệt cẩn trọng trước nguy cơ nhiễm cúm.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, để chủ động phòng chống cúm mùa nói chung và cúm A nói riêng, người dân thực hiện tốt các nội dung sau: Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.

Người dân nên đeo khẩu trang tại nơi tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi); không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết; tiêm vaccine cúm mùa phòng bệnh;

Mọi người thực hiện lối sống lành mạnh; ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm virus cúm; tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

Cục Y tế dự phòng lưu ý: Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời.

Cẩn trọng khi tự ý điều trị cúm bằng Tamiflu

Cẩn trọng khi tự ý điều trị cúm bằng Tamiflu

Tình hình dịch cúm đang diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Những ngày gần đây, nhiều người dân đã đi tiêm phòng vaccine và thậm chí còn tìm mua thuốc Tamiflu để tự điều trị.
Đảm bảo công tác cấp cứu, xử lý tai nạn giao thông dịp Tết

Đảm bảo công tác cấp cứu, xử lý tai nạn giao thông dịp Tết

Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, lượng người tham gia giao thông đi lại cũng tăng mạnh. Sở Y tế Hà Nội đã tăng cường lực lượng, phương tiện, vật tư y tế để bảo đảm khả năng cao nhất trong việc khám, chữa bệnh, nhất là cấp cứu, cứu chữa nạn nhân tai nạn giao thông.
Giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh từ cửa khẩu

Giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh từ cửa khẩu

Bộ Y tế có Chỉ thị tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trong đó yêu cầu đảm bảo công tác khám chữa bệnh, tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm, giám sát phát hiện sớm dịch bệnh từ cửa khẩu, không để thiếu thuốc, đẩy giá thuốc lên cao... dịp Tết Nguyên đán.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự ch
Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm
Thành phố Hồ Chí Minh, với nhịp sống hối hả và sôi động, ẩn chứa trong mình những mảnh đời kém may mắn, cần sự quan tâm và chia sẻ từ cộng đồng. Giữa lòng thành phố ấy, chị Đỗ Ngọc Hà - Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp Hoa Từ Tâm đã trở thành tấm gương sá

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết
Quay lại văn phòng sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, nhiều người trẻ thừa nhận chỉ làm cầm chừng, chưa lấy lại 100% năng suất. Dù "cháy túi", không ít người trong số họ vẫn hẹn bạn bè đi nhậu, cà phê đầu năm để không bỏ lỡ “tháng ăn chơi”.

Tết của những nhà báo gen Z

Tết của những nhà báo gen Z
Với những nhà báo thế hệ Z, bằng sức trẻ và tình yêu đặc biệt với nghề, họ vẫn không ngừng quan sát, cập nhập các thông tin, sẵn sàng tác nghiệp.

Nguồn lực nội sinh của Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình

Nguồn lực nội sinh của Hà Nội trong kỷ nguyên vươn mình
Thành phố Hà Nội đã và đang đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Thủ đô. Thời gian qua, với những giải pháp quyết liệt, hướng đi bài bản, Hà Nội đang chứng tỏ khả năng khai thác các nguồn lực để phát triển lĩnh vực này.

Người bệnh có thể yên tâm hơn

Người bệnh có thể yên tâm hơn
Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, được lên thẳng cấp chuyên môn cao tại dự thảo Luật sửa đổi.

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết
Quay lại văn phòng sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, nhiều người trẻ thừa nhận chỉ làm cầm chừng, chưa lấy lại 100% năng suất. Dù "cháy túi", không ít người trong số họ vẫn hẹn bạn bè đi nhậu, cà phê đầu năm để không bỏ lỡ “tháng ăn chơi”.

Tết của những nhà báo gen Z

Tết của những nhà báo gen Z
Với những nhà báo thế hệ Z, bằng sức trẻ và tình yêu đặc biệt với nghề, họ vẫn không ngừng quan sát, cập nhập các thông tin, sẵn sàng tác nghiệp.

Cẩn trọng khi tự ý điều trị cúm bằng Tamiflu

Cẩn trọng khi tự ý điều trị cúm bằng Tamiflu
Tình hình dịch cúm đang diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Những ngày gần đây, nhiều người dân đã đi tiêm phòng vaccine và thậm chí còn tìm mua thuốc Tamiflu để tự điều trị.