Lao động trẻ đối mặt với “khủng hoảng sự nghiệp”

Tuổi trẻ Phạm Thành
Nhiều nhân sự trẻ đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng sự nghiệp khi làn sóng cắt giảm và sự đổ bộ của AI ngày một mạnh mẽ hơn.
Những ngành nghề mà AI không thể thay thế

Thời kỳ sóng gió của nhân sự Gen Z

Lực lượng lao động sinh sau năm 1997 (Gen Z) đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn khi “chân ướt chân ráo” bước vào thị trường lao động. Đại dịch COVID-19, làn sóng cắt giảm, tinh gọn hay sự đổ bộ của công nghệ tiên tiến khiến người lao động trẻ rơi vào cảnh thất nghiệp và chuyển đổi công việc liên tục trong những năm gần đây.

Hồng Hạnh (28 tuổi, sống tại quận Thanh Xuân, Hà Nội) là một ví dụ điển hình. Tốt nghiệp đại học vào năm 2019, cô gái trẻ bước vào thị trường lao động khi dịch bệnh hoành hành. Công việc chính thức đầu tiên của cô phải áp dụng mô hình làm việc tại nhà.

Lao động trẻ đối mặt với “khủng hoảng sự nghiệp”
Hồng Hạnh đang chờ đợi cơ hội để thay đổi công việc mình mong muốn

Mặc dù đặc biệt yêu thích hình thức làm việc online, Hạnh nhận ra công việc từ xa không đem lại nhiều cơ hội thăng tiến, vì thế đưa ra quyết định trở lại cuộc sống văn phòng, ứng tuyển vào một vị trí mới sau đại dịch.

Sau gần một năm công tác ở doanh nghiệp trong lĩnh vực may mặc này, Hồng Hạnh đón làn sóng cắt giảm đầu tiên. Trong đợt tinh gọn bộ máy đó, cô may mắn không bị sa thải, song phải chuyển bộ phận, chấp nhận công việc trái chuyên môn để giữ vị trí nhân viên chính thức.

Năm ngoái, cô tiếp tục đối mặt với đợt cắt giảm thứ 2 của công ty. Phòng ban của cô chỉ giữ lại 40% nhân sự, khiến khối lượng công việc của những người ở lại tăng cao.

“Mình phải làm việc của 3 người, nhưng lương thưởng vẫn thế. Chỉ cần có cơ hội, mình sẽ nhảy việc. Mặc dù vậy, thị trường lao động hiện nay thực sự đang đầy biến động, tiềm ẩn rủi ro lớn”, Hạnh nói.

Không chỉ Hồng Hạnh, nhiều nhân sự trẻ khác cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Chính thức bước vào thị trường lao động từ 3 năm trước, Khánh Linh (25 tuổi, sống tại quận Đống Đa, Hà Nội) đã chuyển đến công ty thứ 3, chưa gắn bó với doanh nghiệp nào hơn một năm.

Với công ty về y tế đầu tiên, Khánh Linh làm việc ở vị trí cộng tác viên marketing. Ban đầu, cô chấp nhận vị trí này vì hiểu rằng bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm và tin tưởng vào lời hứa hẹn ký hợp đồng lao động chính thức sau 3 - 6 tháng của ban lãnh đạo.

Tuy nhiên, gần một năm sau, Khánh Linh vẫn phải làm việc với hợp đồng dịch vụ, không có bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các phúc lợi khác. Công ty cũ của cô tiến hành tối ưu hoá bộ máy, cắt giảm nhiều vị trí, không đưa cộng tác viên lên vị trí nhân viên chính thức như đã hứa.

Lao động trẻ đối mặt với “khủng hoảng sự nghiệp”
Khánh Linh đã chuyển tới 3 công việc trong 3 năm kể từ khi ra trường

Nhận thấy công việc không mang lại sự an toàn tối thiểu, Khánh Linh quyết định nộp đơn xin nghỉ, rơi vào tình trạng thất nghiệp trong 2 tháng vì không tìm thấy công việc phù hợp.

Sau đó, cô gái trẻ trúng tuyển vào một doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực. Tưởng có thể ổn định và phát triển ở công ty này, cô lại đối mặt với làn sóng cắt giảm, bị cho thôi việc ngay trước Tết Nguyên đán 2025, một lần nữa rơi vào tình cảnh thất nghiệp.

Để sớm có việc làm, Khánh Linh chấp nhận công việc mới với mức lương thấp hơn, ở doanh nghiệp quy mô nhỏ hơn.

“Trong giai đoạn này, có việc làm đã là may mắn. Mình không dám ‘kén cá chọn canh’, cần thu nhập đều đặn để trang trải sinh hoạt phí”, Khánh Linh tâm sự.

Thay đổi để bám trụ

Gần 6 năm kể từ khi ra trường, Ngọc Long (27 tuổi, sống tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã chứng kiến nhiều biến động trên thị trường lao động từ khi tốt nghiệp, phải đối mặt với khó khăn về công việc ở thời điểm hiện tại.

Khi mới bước chân vào thị trường lao động, Long nhận thấy sự nghiệp thiết kế hình ảnh tương đối rộng mở, mang lại nhiều cơ hội việc làm. Chàng trai trẻ cũng nhận được sự trọng dụng khi làm việc cho các doanh nghiệp truyền thông, marketing.

Tuy nhiên, thời thế thay đổi trong thời gian ngắn. Sự đổ bộ của AI khiến nhân sự thiết kế này nhanh chóng “mất giá” trên thị trường lao động.

Lao động trẻ đối mặt với “khủng hoảng sự nghiệp”
Với Ngọc Long, sự đổ bộ của AI khiến nhân sự ngành thiết kế nhanh chóng “mất giá” trên thị trường lao động

Theo Long, các công cụ trí tuệ nhân tạo như MidJourney hay Copilot có thể xử lý một số tác vụ hàng ngày của nhân sự thiết kế như anh. Đặc biệt, sự cải tiến, nâng cấp của AI diễn ra tương đối nhanh chóng, khiến Long và nhiều đồng nghiệp khó bắt kịp.

“Ban đầu, hình ảnh do AI sáng tạo còn nhiều khuyết điểm, chưa thể ứng dụng. Nhưng hiện nay, các thiết kế ngày càng chân thực hơn, được khách hàng chấp nhận. Công ty vì thế không còn cần đến chúng mình”, Ngọc Long nói.

Cuối năm ngoái, chàng trai 27 tuổi nằm trong danh sách điều chuyển vị trí công tác của doanh nghiệp. Không muốn từ bỏ sự nghiệp thiết kế hình ảnh, anh quyết định xin nghỉ.

Rời khỏi công ty cũ, Long phải thay đổi chiến lược phát triển sự nghiệp để thích ứng với thời cuộc. Thay vì vội vàng ứng tuyển vào công ty mới, anh dự định dành thời gian để tham gia các khóa học, cập nhật kiến thức về AI trong lĩnh vực thiết kế hình ảnh.

Trong thời gian đó, Long cũng nhận các dự án cá nhân, làm việc với vai trò freelancer (người lao động tự do). Đây là cách giúp Long vừa có thời gian học vừa duy trì một nguồn thu nhập đủ để trang trải sinh hoạt phí cơ bản.

“Không ai muốn trở thành freelancer tự do nhưng tự lo ở độ tuổi này. Tuy nhiên, mình không còn lựa chọn khác. Đây là kế hoạch ‘lùi 1 bước để tiến 2 bước’, giúp mình vững vàng hơn khi trở lại thị trường lao động, giảm nguy cơ bị cắt giảm đột ngột”, Ngọc Long chia sẻ.

Trong khi đó, Hải Đường (26 tuổi, sống tại Đông Anh, Hà Nội) cũng cho biết chấp nhận công việc lương thấp, ở doanh nghiệp nhỏ vì nhận thấy cơ hội nâng cao trình độ, học hỏi nhiều kỹ năng mới. Công ty có quy mô nhỏ thường đòi hỏi nhân sự kiêm nhiệm nhiều vị trí, đảm nhận số lượng lớn đầu việc, tác vụ.

Với vai trò chuyên viên marketing nội bộ, Hải Đường nhận thấy có cơ hội tham gia tổ chức sự kiện doanh nghiệp, tuyển dụng, đào tạo và làm việc trực tiếp với con người. Theo cô gái trẻ, đây là những kỹ năng cần học hỏi, bổ trợ cho nhiều vị trí công việc, gia tăng giá trị của cô trên thị trường lao động.

“Sau nhiều biến động, mình nhận thấy không thể phụ thuộc vào một công ty. Mình phải nhanh chóng trang bị bộ kỹ năng dày dặn, bù đắp cho kinh nghiệm "vụn", trải rộng ở nhiều doanh nghiệp”, nhân sự 25 tuổi nói.

Hải Đường cũng cho rằng công việc liên quan trực tiếp đến con người tạm thời chưa bị AI thay thế. Việc cấp tốc trang bị các kỹ năng này giúp cô gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường tuyển dụng.

Theo chuyên gia tư vấn luật và các vấn đề kinh tế Bùi Vũ Nghĩa (Đoàn luật sư Vũ Gia), trong giai đoạn đầy biến động này, doanh nghiệp có xu hướng ưu tiên những nhân sự linh hoạt, có khả năng thích nghi với thay đổi và mang lại giá trị rõ ràng. Điều này đồng nghĩa với việc một số vị trí hoặc kỹ năng nhất định có thể không còn phù hợp.

Lao động trẻ đối mặt với “khủng hoảng sự nghiệp”
Các nhân sự trẻ cần trang bị các kỹ năng làm việc mới, thành tạo ngoại ngữ, hiểu biết và phát triển khả năng sử dụng AI cũng như xây dựng thương hiệu cá nhân chuyên nghiệp để gia tăng lợi thế cạnh tranh khi tham gia vào thị trường lao động

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ và yêu cầu tối ưu hóa nguồn lực ngày càng được chú trọng trong mỗi công ty khiến người tìm việc phải đối mặt với nhiều thách thức. Nhiều người lao động bị cắt giảm hoặc chịu ảnh hưởng bởi các đợt tái cấu trúc sẽ cùng tham gia thị trường tìm việc làm số lượng ứng viên cho mỗi vị trí tuyển dụng gia tăng.

Nhà tuyển dụng có nhiều lựa chọn hơn nên yêu cầu đối với ứng viên cũng trở nên khắt khe. Doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng những ứng viên có kinh nghiệm, đa nhiệm và có khả năng tạo ra giá trị ngay lập tức.

"Giải pháp để thích nghi trong bối cảnh hiện tại là luôn trau dồi những kỹ năng mới, tư duy linh hoạt, không nên giới hạn bản thân trong một ngành nghề hay mô hình làm việc; đồng thời cần chủ động kết nối với các nhà tuyển dụng để kịp thời nắm bắt cơ hội việc làm.

Các nhân sự trẻ cần trang bị các kỹ năng làm việc mới, thành tạo ngoại ngữ, hiểu biết và phát triển khả năng sử dụng AI cũng như xây dựng thương hiệu cá nhân chuyên nghiệp để gia tăng lợi thế cạnh tranh khi tham gia vào thị trường lao động", chuyên gia Bùi Vũ Nghĩa chia sẻ.

Hòa Minzy và 443 thanh niên được tuyên dương làm theo lời Bác

Hòa Minzy và 443 thanh niên được tuyên dương làm theo lời Bác

Ca sỹ Hòa Minzy cùng 443 đại biểu ưu tú sẽ tham dự Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc năm 2025. Họ mang đến 444 câu chuyện khác nhau nhưng cùng chung niềm tự hào, nhiệt huyết, sáng tạo của tuổi trẻ; lấy lời Bác dạy là kim chỉ nam cho mọi hành động; không ngại khó, ngại khổ, quyết tâm chinh phục đỉnh cao trên mọi lĩnh vực, trong học tập, lao động, công tác và cuộc sống.
Lan tỏa những việc làm theo Bác

Lan tỏa những việc làm theo Bác

Nhiều năm qua, lực lượng Cảnh sát cơ động, Công an thành phố Hà Nội luôn được người dân tin yêu, tự hào bởi những chiến công mà cán bộ, chiến sỹ đem lại trong việc gìn giữ, bảo vệ cuộc sống bình yên cho Nhân dân. Có được những chiến công làm nức lòng Nhân dân là bởi cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát cơ động đã triển khai thực hiện nghiêm túc và hiệu quả sáu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tô thắm Thủ đô bằng "Màu cờ tôi yêu"

Tô thắm Thủ đô bằng "Màu cờ tôi yêu"

Hòa cùng không khí tưng bừng của cả nước chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), tinh thần yêu nước được tuổi trẻ Thủ đô lan tỏa trên mạng xã hội nhờ những trào lưu tích cực, truyền cảm hứng.
“Ba tiên phong, sáu trọng tâm” của thanh niên Việt Nam thời đại mới

“Ba tiên phong, sáu trọng tâm” của thanh niên Việt Nam thời đại mới

Tối 23/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Lễ trao Giải thưởng "Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024" với chủ đề “Sứ mệnh vinh quang”. Tại đây, Thủ tướng nhấn mạnh nhiệm vụ của thanh niên Việt Nam thời kỳ mới, bao gồm: "Ba tiên phong, sáu trọng tâm".

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Lan tỏa những việc làm theo Bác

Lan tỏa những việc làm theo Bác

Nhiều năm qua, lực lượng Cảnh sát cơ động, Công an thành phố Hà Nội luôn được người dân tin yêu, tự hào bởi những chiến công mà cán bộ, chiến sỹ đem lại trong việc gìn giữ, bảo vệ cuộc sống bình yên cho Nhân dân.
Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

Trong kỷ nguyên số, xu hướng làm việc hiện đại đang thay đổi cách người trẻ tiếp cận công việc, từ việc kết hợp AI đến làm việc tự do và làm việc từ xa để đạt hiệu quả tối ưu mà vẫn duy trì cân bằng cuộc sống.
Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới
Từ tình yêu với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm bằng cói của quê hương, chị Trần Thùy Nhi (xã Quang Thiện, Kim Sơn, Ninh Bình) quyết tâm khởi nghiệp. Vừa dạy học vừa chèo lái vượt qua khó khăn trên con đường khởi nghiệp, mô hình của chị không chỉ mang v

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui
TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá
Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự ch

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới
Từ tình yêu với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm bằng cói của quê hương, chị Trần Thùy Nhi (xã Quang Thiện, Kim Sơn, Ninh Bình) quyết tâm khởi nghiệp. Vừa dạy học vừa chèo lái vượt qua khó khăn trên con đường khởi nghiệp, mô hình của chị không chỉ mang v

Người bệnh có thể yên tâm hơn

Người bệnh có thể yên tâm hơn
Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, được lên thẳng cấp chuyên môn cao tại dự thảo Luật sửa đổi.

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z
Trong kỷ nguyên số, xu hướng làm việc hiện đại đang thay đổi cách người trẻ tiếp cận công việc, từ việc kết hợp AI đến làm việc tự do và làm việc từ xa để đạt hiệu quả tối ưu mà vẫn duy trì cân bằng cuộc sống.