Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Thời sự Lam Dương
Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự chủ cho các đơn vị, địa phương...
Xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, lan tỏa văn hoá
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã kiểm tra các dự án trọng điểm của thành phố
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã kiểm tra các dự án trọng điểm của thành phố

Tạo ra "làn gió" mới

Xuất phát từ mục tiêu đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC, TP Hà Nội đã quyết tâm triển khai xây dựng Đề án về đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền trên địa bàn TP.

Ngày 12/9/2022, HĐND TP Hà Nội ban hành Nghị quyết số 23/NQ-HĐND “Thông qua Đề án phân cấp quản lý nhà nước, ủy quyền trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Đề án thể hiện cách tiếp cận với tư duy đổi mới, đột phá, xác định phân cấp, ủy quyền là nội dung quan trọng gắn với cải cách hành chính, nhằm giải quyết nhanh gọn các vấn đề, phục vụ tốt hơn yêu cầu của tổ chức, người dân trên địa bàn thành phố. Việc phân cấp, phân quyền gắn chặt với cải cách thủ tục hành chính, giảm đầu mối, tầng nấc xử lý các nhiệm vụ, rút ngắn thời gian, thực hiện các quy trình thủ tục. Qua đó, giải quyết kịp thời và đáp ứng tốt hơn các yêu cầu chính đáng của người dân, doanh nghiệp.

Từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay, Thành ủy Hà Nội chỉ đạo đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trên tinh thần “nơi nào làm tốt thì giao cho nơi đó”. Thành phố ban hành hệ thống văn bản quy phạm về thực hiện phân cấp tương đối toàn diện ở các ngành, lĩnh vực. Thời gian qua, việc thực hiện phân cấp, phân quyền được thành phố thực hiện theo nguyên tắc những gì cấp dưới có thể thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn thì sẽ phân cấp cho cấp dưới thực hiện, không ôm đồm, giải quyết công việc nhanh chóng, hiệu quả; đồng thời, bảo đảm đúng pháp luật, khoa học, phù hợp với đặc thù của Thủ đô văn hiến và đô thị đặc biệt.

Theo đó, Hà Nội điều chỉnh bổ sung quy định phân cấp cho cấp huyện 9 lĩnh vực: Đầu tư, cải tạo, nâng cấp, mở rộng trường trung học phổ thông; đầu tư hệ thống nước sạch ở vùng sâu, vùng xa; công trình xử lý nước thải cục bộ không kết nối được với hệ thống thu gom nước, xử lý nước thải tập trung của thành phố; đầu tư chợ hạng 1; cấp điện chiếu sáng ngõ, ngách trên địa bàn các quận; quản lý tượng đài, tranh hoành tráng; di tích; bến, bãi đỗ xe; đèn tín hiệu giao thông. Các nội dung về phân cấp, phân quyền và nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian qua được thành phố xác định cụ thể dựa trên nhiều yếu tố, như tăng tính chủ động cho các quận, huyện, thị xã có nguồn lực tốt, có năng lực tổ chức triển khai; tăng cường phân quyền triệt để cho cấp huyện phát huy tính tự chủ triển khai nhiệm vụ.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà và lãnh đạo huyện Gia Lâm gắn biển công trình cấp thành phố Trường THPT Dương Xá
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà và lãnh đạo huyện Gia Lâm gắn biển công trình cấp thành phố Trường THPT Dương Xá

Sau hơn 2 năm thực hiện, Hà Nội đã tạo "bệ phóng" cho các địa phương có nguồn lực tốt, tăng tính chủ động, cải cách hành chính thực chất cho cấp huyện; đáp ứng mong muốn, đề xuất từ cơ sở.

Những năm trước đó, từng có câu chuyện dự án xây dựng trường trung học phổ thông làm thủ tục cả mấy năm mà không được duyệt, trong khi nhu cầu học tập của con em địa phương ngày càng cấp thiết. Nguyên do là trường trung học phổ thông do cấp thành phố quản lý nên việc đầu tư xây dựng trường được hiểu là phải do cấp thành phố làm chủ đầu tư; mà cấp thành phố thì đầu việc quá lớn, nhiều không thể triển khai được ngay.

Sự vướng mắc phân cấp này còn khiến không ít trường bị hỏng hóc, xuống cấp chỗ nọ, chỗ kia nhưng mãi không sửa được vì phải chờ thành phố. Sau khi xem xét kỹ về pháp lý và các vấn đề liên quan, lãnh đạo TP Hà Nội đã quyết định phân cấp nội dung “đầu tư, cải tạo, nâng cấp, mở rộng trường trung học phổ thông” cho các quận, huyện. Nhờ đó, tiến độ sửa chữa, xây dựng mới các trường trung học phổ thông tăng nhanh, nhiều trường mới đi vào hoạt động, mang lại niềm vui cho học sinh và thầy cô.

Bảo đảm thủ tục thông suốt, mang lại hiệu quả cho Nhân dân

Theo Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thành phố Hà Nội Hồ Vân Nga, thành phố đi đầu trong thực hiện phân cấp, ủy quyền, khi triển khai từ năm 2006. Khi đó, thành phố đã bắt đầu phân cấp trong một số lĩnh vực. Những năm sau đó, thành phố thường xuyên có chỉnh sửa, điều chỉnh quy định phân cấp ủy quyền để phù hợp với thực tiễn trong điều hành quản lý của bộ máy thành phố.

Đối với Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 12/9/2022 của HĐND thành phố Hà Nội về việc thông qua Đề án phân cấp quản lý nhà nước, ủy quyền trên địa bàn thành phố Hà Nội, sau 2 năm triển khai, tất cả 16 lĩnh vực được phân cấp, ủy quyền đều cho kết quả khả quan.

Đặc biệt, đối với lĩnh vực giáo dục, Nghị quyết số 23/NQ-HĐND có điều chỉnh phân cấp đầu tư xây dựng các trường trung học phổ thông từ nhiệm vụ của thành phố được chuyển giao cho các quận, huyện. Sau 2 năm thực hiện, thành phố đã hỗ trợ ngân sách cho các địa phương xây dựng, cải tạo trường học công lập để đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia 23.795 tỷ đồng.

Hà Nội đã triển khai Đề án đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, cải cách thủ tục hành chính một cách bài bản, khoa học.
Hà Nội đã triển khai Đề án đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, cải cách thủ tục hành chính một cách bài bản, khoa học. Ảnh minh họa

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chia sẻ, để làm được việc này thì kinh nghiệm của Hà Nội là “làm từ trên xuống”. Thành phố đã thành lập tổ công tác riêng, phân tích kỹ lưỡng, khoa học và áp dụng với tinh thần “vừa làm, vừa sửa”. "Đến thời điểm này, thực sự việc phân cấp, ủy quyền đã đi vào cuộc sống", đồng chí Trần Sỹ Thanh khẳng định.

Trên cơ sở phân cấp, ủy quyền, Hà Nội đã ban hành chức năng nhiệm vụ của các sở, ngành, các cơ quan tương đương, phù hợp với thực tiễn và phân cấp, ủy quyền. Thành phố cũng đã rà soát và xác định vị trí việc làm của toàn bộ các đơn vị với 2.687 đề án về vị trí việc làm đã được phê duyệt, ban hành. Cùng với việc Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực, trong năm 2025, Hà Nội sẽ xác định cụ thể tịnh biên biên chế phù hợp với quy mô, đặc thù của Thủ đô để nâng cao hiệu quả công việc, nguồn lực con người và tài chính, gắn với sắp xếp, tinh gọn tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, thành phố tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, đặc biệt là triển khai thi hành Luật Thủ đô năm 2024 để sớm hiện thực hóa những chính sách đặc thù, vượt trội nhằm thúc đẩy quá trình phát triển Thủ đô bền vững, cụ thể hóa mục tiêu tăng trưởng trên 8% trong năm 2025. Đặc biệt, một số nghị quyết cá biệt giao triển khai cụ thể Luật Thủ đô tới đây tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho cấp huyện. Thực tiễn tại Hà Nội đã chứng minh chủ trương phân cấp, phân quyền đang đi vào cuộc sống nhanh chóng và hiệu quả.

tuoitrethudo.vn
Xử lý nghiêm cá nhân nhũng nhiễu trong giải quyết thủ tục hành chính

Xử lý nghiêm cá nhân nhũng nhiễu trong giải quyết thủ tục hành chính

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các ban, sở, ngành; chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục tăng cường chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động rà soát, cập nhật thường xuyên và đầy đủ thông tin thủ tục hành chính (TTHC) thuộc phạm vi quản lý.
Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.
Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự chủ cho các đơn vị, địa phương...

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Tô thắm Thủ đô bằng "Màu cờ tôi yêu"

Tô thắm Thủ đô bằng "Màu cờ tôi yêu"

Hòa cùng không khí tưng bừng của cả nước chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), tinh thần yêu nước được tuổi trẻ Thủ đô lan tỏa trên mạng xã hội nhờ những trào lưu tích cực, truyền cảm hứng.
Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới
Từ tình yêu với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm bằng cói của quê hương, chị Trần Thùy Nhi (xã Quang Thiện, Kim Sơn, Ninh Bình) quyết tâm khởi nghiệp. Vừa dạy học vừa chèo lái vượt qua khó khăn trên con đường khởi nghiệp, mô hình của chị không chỉ mang v

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm
Thành phố Hồ Chí Minh, với nhịp sống hối hả và sôi động, ẩn chứa trong mình những mảnh đời kém may mắn, cần sự quan tâm và chia sẻ từ cộng đồng. Giữa lòng thành phố ấy, chị Đỗ Ngọc Hà - Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp Hoa Từ Tâm đã trở thành tấm gương sá

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới
Từ tình yêu với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm bằng cói của quê hương, chị Trần Thùy Nhi (xã Quang Thiện, Kim Sơn, Ninh Bình) quyết tâm khởi nghiệp. Vừa dạy học vừa chèo lái vượt qua khó khăn trên con đường khởi nghiệp, mô hình của chị không chỉ mang v

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết
Quay lại văn phòng sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, nhiều người trẻ thừa nhận chỉ làm cầm chừng, chưa lấy lại 100% năng suất. Dù "cháy túi", không ít người trong số họ vẫn hẹn bạn bè đi nhậu, cà phê đầu năm để không bỏ lỡ “tháng ăn chơi”.