Thúc đẩy phụ nữ ứng dụng công nghệ trong phát triển sản xuất

Khởi nghiệp Trí Nhân
Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là nền tảng, nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước và Thủ đô Hà Nội. Việc tạo cơ hội và phát huy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ trong thực hiện các mục tiêu phát triển khoa học công nghệ sẽ góp phần tạo ra nhiều giá trị mới cho xã hội.
Tán thành các quy định vượt trội phát triển khoa học công nghệ

Kết hợp kỹ thuật truyền thống với xu hướng hiện đại

Chiếm 65% lao động trong 1.350 làng nghề Hà Nội, các nữ nghệ nhân làng nghề, phố nghề đã không ngừng đổi mới, sáng tạo, thiết kế nhiều mẫu mã mới, kết hợp kỹ thuật truyền thống với xu hướng hiện đại, tạo ra những sản phẩm làng nghề tinh tế có giá trị cao và truyền lửa bảo tồn và phát triển làng nghề cho cộng đồng.

Tại làng nghề lược sừng Thụy Ứng (huyện Thường Tín, Hà Nội), các nữ nghệ nhân cùng các thành viên trong làng không ngừng đổi mới, tạo ra các sản phẩm tinh tế, chất lượng.

Nghề làm lược sừng Thụy Ứng đã có từ hơn 400 năm trước. Trong những năm gần đây, nghề phát triển mạnh mẽ với nguyên liệu chủ yếu là sừng, trai, ốc... Hiện, các gia đình đều đầu tư máy móc trong sản xuất nên sản phẩm chất lượng hơn và số lượng lớn hơn.

Nghệ nhân Lê Thị Thuận
Nghệ nhân Lê Thị Thuận giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng

Phó Chủ tịch Hội làng nghề lược sừng Thụy Ứng, nghệ nhân Lê Thị Thuận tự hào cho biết, năm vừa qua, bà đã chủ động chọn sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng chương trình OCOP của thành phố. Từ khi sản phẩm được chứng nhận, doanh số bán hàng tăng hơn.

Theo bà Thuận, trước kia, làng sản xuất lược là chính. Những năm gần đây, người Thụy Ứng phát triển đa dạng với hơn 1 triệu sản phẩm, trong đó chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ, đồ trang sức. Từ nghề chế tác sừng, trai, ốc... đời sống của người dân Thụy Ứng ngày càng sung túc.

Trước sự tác động không nhỏ từ cách mạng công nghiệp 4.0, nghệ nhân Lê Thị Thuận cho hay, nếu không đổi mới để tồn tại và phát triển thì nghề truyền thống của cha ông rất dễ bị mai một.

Để vừa giữ nghề, vừa phát triển kinh tế, bà không ngần ngại đi khắp các triển lãm lớn nhỏ ở trong và ngoài nước, đầu tư trang thiết bị hiện đại, có những chiếc máy đến hàng trăm triệu đồng.

“Hiện nay, máy móc chiếm 70% năng suất làm việc của chúng tôi. Song song với sản xuất, chúng tôi tích cực quảng bá sản phẩm, liên tục cho ra các mẫu mã phù hợp với từng đối tượng, độ tuổi.

Tôi cũng nhận được rất nhiều sự hỗ trợ, quảng bá, tôn vinh từ các chương trình của Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội. Đây là dịp để sản phẩm của chúng tôi đến được gần nhất với người tiêu dùng”, bà Thuận cho biết.

Phải đổi mới, chuyển mình liên tục

Mang sản phẩm lụa Vạn Phúc đến trưng bày tại Festival "Phụ nữ Thủ đô vì hòa bình, phát triển" năm 2025, gian hàng của vợ chồng chị Bùi Thị Minh Ngọc, Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Đông Hương (phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) tấp nập người xem và mua hàng nhờ các mẫu mã hợp thời, đa dạng, nhiều màu sắc. Sản phẩm từ lụa của gia đình chị cũng đã được xuất khẩu tới nhiều nước trên thế giới.

Thúc đẩy phụ nữ ứng dụng công nghệ trong phát triển sản xuất
Các sản phẩm lụa của Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Đông Hương ngày càng đa dạng

Chị Minh Ngọc chia sẻ, gia đình chị có nghề làm lụa truyền thống được gần 20 năm. “Hiện nay, trong công ty, mẹ chồng tôi là người trực tiếp quản lý và sản xuất. Vợ chồng tôi vừa theo nghề mẹ dạy, vừa hỗ trợ kinh doanh, bán hàng”.

Nói về việc kinh doanh các sản phẩm truyền thống thời công nghệ số, chị Ngọc cho hay, có rất nhiều thách thức đòi hỏi người bán phải đổi mới, chuyển mình liên tục.

“Các mặt hàng lụa tơ tằm, nhất là các sản phẩm thủ công thì thường phải sờ, cảm nhận trực tiếp mới phân biệt được chất lượng lụa. Nghe quảng cáo thôi là chưa đủ.

Với sản phẩm thủ công, mình phải quảng bá theo cách khác như tham gia gian hàng trưng bày tại các hội chợ, triển lãm… Mẹ tôi còn dạy nghề miễn phí cho du khách tới tham quan, mua sắm ngay tại cửa hàng”, chị Ngọc nói.

Song song với việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nhiều phụ nữ vẫn cố gắng gìn giữ những nét tinh hoa của văn hóa truyền thống, trong đó có chị Nguyễn Thị Thu - người phụ nữ kiên trì theo đuổi và nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh.

Năm 2015, chị Thu quyết định mở lớp dạy tỉa hoa đu đủ ngay tại nhà với mong muốn truyền nghề cho thế hệ trẻ. Nhiều bạn trẻ tại Hà Nội và các tỉnh lân cận đã tìm đến chị để học nghề. Trong số đó, có những người đã thành công mở lớp dạy tỉa hoa hoặc kinh doanh dịch vụ trang trí mâm cỗ.

Theo chị Thu, quá trình chẻ cánh hoa đòi hỏi người nghệ nhân phải có kỹ năng và sự kiên nhẫn, vì công đoạn này yêu cầu sự tỉ mỉ và chính xác trong từng đường dao và khéo léo tạo hình những cánh hoa đu đủ sao cho đều để việc uốn cánh, tạo vân được đẹp và có hồn.

"Tôi không nhớ nổi mình đã tỉa bao nhiêu loại hoa nhưng mỗi bông hoa đều mang một câu chuyện riêng về cái duyên khi chinh phục được nó. Sau nhiều năm gắn bó với hoa đu đủ, tôi dần cải tiến về cách tỉa, uốn, nhuộm... Tôi đã chinh phục thêm nhiều loại hoa mới theo phương pháp hiện đại.

Điều đặc biệt là dù có dùng phương pháp mới nào thì hoa đu đủ chẻ cánh vẫn luôn gắn liền với con dao bổ cau huyền thoại xưa của bà, của mẹ, của những ký ức... Với tình yêu Hà Nội, tôi muốn giữ gìn những giá trị văn hóa của người Hà Thành", chị Thu chia sẻ.

Hiện, nữ chủ doanh nghiệp chiếm tỷ lệ gần 40% trong số các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bằng sự năng động, sáng tạo trong ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số và thương mại điện tử, họ đã nâng cao chất lượng, hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

Từ đó, họ không chỉ tạo ra giá trị kinh tế mà còn tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và sự phát triển bền vững của cộng đồng.

Mang chè Shan tuyết Tủa Chùa ra thế giới

Mang chè Shan tuyết Tủa Chùa ra thế giới

Tốt nghiệp đại học, thay vì tìm một công việc và bám trụ lại Thủ đô, Nguyễn Mỹ Linh quyết định về quê khởi nghiệp với cây chè Shan tuyết ở huyện Tủa Chùa (Điện Biên) - một trong những huyện miền núi nghèo nhất cả nước. Bằng sự kiên cường, Linh giúp sản phẩm trà Shan tuyết Tủa Chùa không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn từng bước tiếp cận thị trường quốc tế.
Thúc đẩy phụ nữ ứng dụng công nghệ trong phát triển sản xuất

Thúc đẩy phụ nữ ứng dụng công nghệ trong phát triển sản xuất

Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là nền tảng, nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước và Thủ đô Hà Nội. Việc tạo cơ hội và phát huy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ trong thực hiện các mục tiêu phát triển khoa học công nghệ sẽ góp phần tạo ra nhiều giá trị mới cho xã hội.
Sáng chế khoa học giúp phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam

Sáng chế khoa học giúp phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam

Nhằm khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên, đồng thời tôn vinh các nhà khoa học, chiều nay (22/6), Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức Triển lãm Khoa học và Công nghệ dành cho sinh viên Học viện.
Nâng tầm tư duy và nội lực cho doanh nghiệp

Nâng tầm tư duy và nội lực cho doanh nghiệp

Hội thảo “Vững nội lực, vượt khúc quanh - Nâng tầm tư duy và nội lực cho doanh nghiệp”, do JCI Đà Nẵng (chi hội của Liên đoàn Lãnh đạo và Doanh nhân trẻ thế giới) vừa tổ chức đã thu hút đông đảo các doanh nhân, nhà quản lý và chủ doanh nghiệp tham dự.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui
TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá
Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự ch

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm
Thành phố Hồ Chí Minh, với nhịp sống hối hả và sôi động, ẩn chứa trong mình những mảnh đời kém may mắn, cần sự quan tâm và chia sẻ từ cộng đồng. Giữa lòng thành phố ấy, chị Đỗ Ngọc Hà - Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp Hoa Từ Tâm đã trở thành tấm gương sá

Người bệnh có thể yên tâm hơn

Người bệnh có thể yên tâm hơn
Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, được lên thẳng cấp chuyên môn cao tại dự thảo Luật sửa đổi.

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết
Quay lại văn phòng sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, nhiều người trẻ thừa nhận chỉ làm cầm chừng, chưa lấy lại 100% năng suất. Dù "cháy túi", không ít người trong số họ vẫn hẹn bạn bè đi nhậu, cà phê đầu năm để không bỏ lỡ “tháng ăn chơi”.