Mùa hè và nỗi lo đuối nước

Sống khỏe Hà Linh
Dù mới bước vào đầu hè, nhưng chỉ trong 3 ngày cuối tuần vừa qua, Bệnh viện Nhi Trung ương đã liên tục tiếp nhận 3 bệnh nhi đuối nước nghiêm trọng, nguy kịch tính mạng.
Quảng Ninh: Phát hiện thi thể người đàn ông nổi trên sông Trang bị kỹ năng bơi - giảm thiểu tai nạn đuối nước Đi tắm suối, 2 thiếu nữ đuối nước thương tâm

Liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước thương tâm ở trẻ em

Ngày 22/4, trong lúc mẹ bận làm việc, bé H.T (nam, 2 tuổi, ở Hà Nội) đã chạy sang nhà hàng xóm chơi và không may ngã xuống hồ cá Koi sâu 1,2 mét không có rào chắn xung quanh. Theo camera ghi nhận sau khoảng 8 phút ngã xuống bể cá, trẻ mới được phát hiện và đưa lên bờ trong tình trạng tím tái, ngừng tim, ngừng thở.

Ngay lập tức, gia đình đã hô hoán mọi người giúp đỡ và được các nhân viên y tế của trạm y tế gần nhà đến sơ cấp cứu tại chỗ. Sau 10 phút, H.T có tim trở lại và được đưa đến bệnh viện huyện cách đó 5km. Lúc này, trẻ có nhịp tim, nhịp thở nhưng không tỉnh, lơ mơ. Các bác sĩ tiến hành cấp cứu ban đầu, đặt nội khí quản kiểm soát đường hô hấp và chuyển trẻ đến Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng hôn mê sau ngừng tuần hoàn.

Bé H.T đang được các bác sĩ điều trị tích cực, tuy nhiên tiên lượng vẫn rất xấu
Bé H.T đang được các bác sĩ điều trị tích cực, tuy nhiên tiên lượng vẫn rất xấu

Hai trường hợp tiếp theo được Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận là bé N.K (nữ, 12 tuổi, ở Hà Nội) và bé A.T (nam 11 tuổi, ở Mộc Châu). Hoàn cảnh gặp nạn của 2 trẻ khá giống nhau, qua khai thác bệnh sử, gia đình cho biết trong lúc trẻ đi tắm ở ao, suối cùng các bạn thì bị đuối nước. Trẻ được mọi người xung quanh đưa lên bờ trong tình trạng ngừng tim, ngừng thở và được cấp cứu ngừng tuần hoàn. Cả hai trẻ đều được người dân dốc ngược và chạy khoảng 2 vòng nhỏ theo thói quen dân gian. Sau 15 phút cấp cứu ngừng tim ngừng thở, trẻ có tim và nhịp thở trở lại, trẻ được đưa vào viện địa phương xử trí ban đầu và chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương, vẫn trong tình trạng đồng tử giãn, hôn mê sâu.

Theo ThS.BS Lê Nhật Cường – Khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương: Các bệnh nhi đuối nước nhập viện thường trong 2 tình trạng chính là suy đa cơ quan do hậu quả sau ngừng tim hoặc tổn thương phổi nặng – hội chứng suy hô hấp cấp do tổn thương hít. Cả 3 bệnh nhi này đều vào viện với bệnh cảnh suy đa tạng do hậu quả của quá trình ngừng tuần hoàn và được áp dụng các biện pháp điều trị như: hỗ trợ chức nặng đa tạng, lọc máu liên tục khi có suy thận, hỗ trợ hô hấp bằng thở máy, sử dụng các thuốc trợ tim, hạ thận nhiệt bảo vệ não. Tùy vào bệnh cảnh lâm sàng của mỗi bệnh nhi mà các biện pháp được áp dụng linh hoạt, cá thể hóa…

Nguyên tắc cấp cứu tại chỗ khi bị ngạt nước, đuối nước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đuối nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em từ 5 đến 14 tuổi. Tại Việt Nam, theo số liệu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hiện có gần 2.000 trẻ dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước mỗi năm. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong những năm qua cũng đã tiếp nhận hàng trăm bệnh nhi nặng, nguy kịch vì tai nạn này.

Do đó các biện pháp cấp cứu tại chỗ khi bị đuối nước vô cùng quan trọng.

Bệnh nhi may mắn được cứu sống sau 3 ngày hôn mê vì đuối nước (Ảnh: BVCC)
Bệnh nhi may mắn được cứu sống sau 3 ngày hôn mê vì đuối nước (Ảnh: BVCC)

Việc làm đầu tiên: Cần đưa nạn nhân ra khỏi nước. Nếu người cứu biết bơi và có kỹ năng cứu hộ thì có thể xuống nước để đưa nạn nhân lên bờ. Khi cấp cứu nạn nhân ngay ở dưới nước cần phải nâng đầu nạn nhân nhô lên khỏi mặt nước, có động tác để giúp cho nạn nhân trấn tĩnh và thở. Nếu người cứu không biết bơi hoặc chưa thuần thục bơi lội, tuyệt đối không nhảy xuống nước, bởi nạn nhân lúc này đang trong tình trạng hoảng loạn, giãy giụa, dễ níu chặt lấy bất cứ thứ gì với được, kể cả người cứu nạn. Trong trường hợp này, cần tìm khúc gỗ, phao, dây… ném xuống cho họ bám vào để lên bờ hoặc chạy ngay đi tìm người có khả năng đến cứu.

Sau khi đưa người bị nạn lên bờ, sẽ xảy ra các tình huống: Có người không sao do chỉ uống vài ngụm nước; có người thì ho sặc – hơi khó thở; có trường hợp thì bất tỉnh. Và việc sơ cứu khẩn cấp chủ yếu đặt ra với người bị bất tỉnh là chính. Cần tiến hành cấp cứu tại chỗ, khẩn trương, bởi đây là giai đoạn quyết định mạng sống của nạn nhân.

Lưu ý khi cấp cứu cho người bị ngạt nước, đuối nước

Không được chậm trễ trong cấp cứu người bị đuối nước, bằng mọi cách và khả năng hiểu biết cấp cứu nạn nhân ngay lập tức, ngay tại chỗ khi đưa được nạn nhân lên bờ.

Không nên cố tìm cách cho nước trong phổi nạn nhân chảy hết ra ngoài bằng cách xốc nước (vác nạn nhân chạy vòng vòng cho nước chảy ra) vì như thế sẽ bỏ lỡ thời gian vàng cho việc làm hồi sức cấp cứu tim phổi, chỉ cần chậm trễ 4 phút thôi là não có nguy cơ bị chết.

Trong quá trình hồi sức cấp cứu tim phổi, nước trong phổi sẽ tự động thoát ra ngoài. Nếu là nước sông, hồ thì nước sẽ thấm vào hệ tuần hoàn rất nhanh do hiện tượng thẩm thấu (nước sông có nồng độ loãng hơn máu).

Khi làm xoa bóp tim ngoài lồng ngực, cần chú ý không quá mạnh vì có thể làm gãy xương sườn của nạn nhân, nhất là ở trẻ nhỏ.

Với ngạt nước thì sơ cứu tại chỗ đúng kỹ thuật là những yếu tố quan trọng nhất, điều này quyết định đến sự sống còn và khả năng di chứng não của người bị nạn.

Hai học sinh lớp 11 ở Hà Nội bị đuối nước khi bơi sông Hồng
Bắc Giang: Một bé trai đuối nước trên sông Thương Chiều 23/8, một bé trai ở phường Thọ Xương, TP Bắc Giang (Bắc Giang) bị đuối nước trên sông Thương đoạn chảy qua cầu Bến ...
phapluat.tuoitrethudo.vn
Tiếp tục nâng cao kiến thức về phòng chống tác hại của thuốc lá

Tiếp tục nâng cao kiến thức về phòng chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống tác hại thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2024, Sở Y tế đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.
Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.
Người bệnh có thể yên tâm hơn

Người bệnh có thể yên tâm hơn

Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, được lên thẳng cấp chuyên môn cao tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, được đại biểu Quốc hội đánh giá cao khi làm giảm thủ tục, tạo thuận lợi, giảm chi tiền túi cho người dân.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

Trong kỷ nguyên số, xu hướng làm việc hiện đại đang thay đổi cách người trẻ tiếp cận công việc, từ việc kết hợp AI đến làm việc tự do và làm việc từ xa để đạt hiệu quả tối ưu mà vẫn duy trì cân bằng cuộc sống.
Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

Trong kỷ nguyên số, xu hướng làm việc hiện đại đang thay đổi cách người trẻ tiếp cận công việc, từ việc kết hợp AI đến làm việc tự do và làm việc từ xa để đạt hiệu quả tối ưu mà vẫn duy trì cân bằng cuộc sống.
Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

AI “soán ngôi": Sinh viên và cuộc đua kỹ năng để vượt sóng

AI “soán ngôi": Sinh viên và cuộc đua kỹ năng để vượt sóng
Trước làn sóng tự động hóa và sự trỗi dậy mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI), các ngành nghề đều đang chứng kiến những thay đổi sâu sắc, kéo theo nguy cơ cắt giảm nhân sự ở nhiều vị trí truyền thống. Để không bị bỏ lại phía sau, nhiều sinh viên đang phải đ

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới
Từ tình yêu với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm bằng cói của quê hương, chị Trần Thùy Nhi (xã Quang Thiện, Kim Sơn, Ninh Bình) quyết tâm khởi nghiệp. Vừa dạy học vừa chèo lái vượt qua khó khăn trên con đường khởi nghiệp, mô hình của chị không chỉ mang v

Tô thắm Thủ đô bằng "Màu cờ tôi yêu"

Tô thắm Thủ đô bằng "Màu cờ tôi yêu"
Hòa cùng không khí tưng bừng của cả nước chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), tinh thần yêu nước được tuổi trẻ Thủ đô lan tỏa trên mạng xã hội nhờ những trào lưu tích cực, truyền cảm hứng.

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui
TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới
Từ tình yêu với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm bằng cói của quê hương, chị Trần Thùy Nhi (xã Quang Thiện, Kim Sơn, Ninh Bình) quyết tâm khởi nghiệp. Vừa dạy học vừa chèo lái vượt qua khó khăn trên con đường khởi nghiệp, mô hình của chị không chỉ mang v

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z
Trong kỷ nguyên số, xu hướng làm việc hiện đại đang thay đổi cách người trẻ tiếp cận công việc, từ việc kết hợp AI đến làm việc tự do và làm việc từ xa để đạt hiệu quả tối ưu mà vẫn duy trì cân bằng cuộc sống.