Ngoài vắc-xin thế giới còn cần "tấm khiên" ý thức

Quốc tế Tuệ Uyên
Đến nay, hơn 6 tỷ liều vắc-xin ngừa Covid-19 đã được tiêm cho người dân trên thế giới. Nhiều quốc gia đã nới lỏng quy định phòng dịch. Tuy nhiên, ý thức của mỗi người dân vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc mở cửa sống chung với dịch bệnh.
Số ca mắc Covid-19 tại xứ sở kim chi tăng cao kỷ lục sau kỳ nghỉ Tết Trung thu vừa qua (Ảnh: Reuters)
Số ca mắc Covid-19 tại xứ sở kim chi tăng cao kỷ lục sau kỳ nghỉ Tết Trung thu vừa qua (Ảnh: Reuters)

Riêng trong ngày 28/9, Hàn Quốc ghi nhận 2.885 ca mắc mới. Đây là mức cao thứ hai kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở nước này hồi tháng 1/2020 và là ngày thứ 4 liên tiếp số mắc mới vượt trên 2.000 ca/ngày.

Trước đó, số ca mắc mới cao nhất ở nước này ghi nhận vào ngày 25/9 với 3.272 ca do người dân di chuyển nhiều trong dịp nghỉ lễ Tết Trung thu (còn được coi là lễ Tạ ơn của người Hàn Quốc) kéo dài 3 ngày từ 20 - 22/9.

Ông Young-rae, người phát ngôn Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc cho rằng chính sự chủ quan, lơ là phòng dịch và việc người dân di chuyển nhiều như đi du lịch hay thăm họ hàng, người thân dịp nghỉ Tết Trung thu vừa qua là nguyên nhân chính, mặc dù nhà chức trách đã đưa ra những quy định hạn chế nhất định.

Theo đó, lệnh cấm tụ tập tại các sự kiện mang tính gia đình được nới lỏng trong lễ Chuseok. Người dân được gặp gỡ nhóm 8 người với điều kiện ít nhất 4 người trong nhóm đã tiêm vắc xin đầy đủ.

Để ứng phó với diễn biến dịch phức tạp, nhà chức trách Hàn Quốc đã phải siết chặt các quy định, hạn chế số người được tụ họp riêng tư không quá 6 người từ ngày 24/9.

Thủ tướng Hàn Quốc, Kim Boo-kyum nhấn mạnh: “Nếu không kiểm soát được dịch ổn định, chúng ta nên nhớ rằng việc từng bước quay lại cuộc sống bình thường, điều mà ai cũng hy vọng, chắc chắn bị trì hoãn”.

Mặc dù Singapore đã tiêm phòng đầy đủ 80% dân số, trở thành quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới song lần thứ hai nước này đã phải trì hoãn kế hoạch mở cửa trở lại vì diễn biến không tích cực của dịch bệnh.

Người dân Nhật Bản được khuyến cáo thực hiện triệt để các biện pháp phòng dịch cơ bản dù dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp (Ảnh: Kyodo)
Người dân Nhật Bản được khuyến cáo thực hiện triệt để các biện pháp phòng dịch cơ bản dù dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp (Ảnh: Kyodo)

Chiến lược mở cửa của Singapore bao gồm 4 giai đoạn. Giai đoạn 1 là “giai đoạn chuẩn bị”, được bắt đầu từ ngày 10/8 đến đầu tháng 9, ưu tiên nới lỏng hạn chế cho nhóm người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin, bao gồm cả lao động nhập cảnh.

Theo kế hoạch, Singapore sẽ bước vào “Giai đoạn chuyển tiếp A” (giai đoạn 2) khi 80% dân số được tiêm chủng. Đây là lúc nền kinh tế mở hơn nữa, thậm chí người dân có thể đi du lịch. Nếu tốt, Singapore sẽ chuyển sang giai đoạn chuyển tiếp B, trước bước cuối đạt được bình thường mới.

Tuy nhiên trong tuần qua, Singapore đều nghi nhận trên 1.000 ca nhiễm mỗi ngày. Riêng số ca mắc mới Covid-19 trong ngày 28/9 tại đảo quốc sư tử đã đạt mức kỷ lục mới với 2.236 ca. Đây là con số cao nhất theo ngày từ trước tới nay, nâng tổng số ca bệnh tại quốc gia này lên trên 91 nghìn ca. Bộ trưởng Y tế Ong Ye Kung cho biết Chính phủ bị bất ngờ khi số ca nhiễm tăng mạnh (dù đa phần đều ở thể nhẹ) kể từ khi nhiều lệnh hạn chế được dỡ bỏ.

Trong bối cảnh đó, các nhà chức trách Singapore đã quyết định thắt chặt các biện pháp giãn cách xã hội trong vòng 1 tháng nhằm ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm gia tăng làm quá tải hệ thống y tế.

Chính phủ Nhật Bản cũng đã quyết định dỡ bỏ hoàn toàn tình trạng khẩn cấp và các biện pháp phòng dịch trọng điểm vào ngày 30/9, đúng theo thời hạn dự kiến ban đầu.

Đây là lần đầu tiên kể từ ngày 4/4, toàn bộ 47 địa phương của Nhật Bản không còn duy trì các biện pháp chống Covid-19 nghiêm ngặt và từng bước chuyển sang giai đoạn bình thường mới.

Tuy nhiên, thủ tướng Suga nhấn mạnh sau khi tình trạng khẩn cấp được dỡ bỏ, người dân Nhật Bản vẫn phải nêu cao ý thức cảnh giác và thực hiện triệt để các biện pháp phòng dịch cơ bản như rửa tay sát khuẩn, đeo khẩu trang, không tụ tập đông người…

Từ nơi từng là ổ dịch lớn nhất thế giới, hiện nay Châu Âu đã đạt được những tiến bộ rõ rệt về phòng, chống dịch Covid-19 với tỷ lệ ca nhiễm giảm đáng kể ở phần lớn các quốc gia. Bên cạnh nỗ lực với hiệu quả cụ thể trong xử lý dịch bệnh, người dân Châu Âu cũng đã có những chuyển biến rõ nét trong nhận thức, ý thức và hành vi phòng, chống dịch Covid-19.

Thái độ chủ quan, xem nhẹ dịch bệnh hầu như đã không còn ở đại đa số người dân Châu Âu, thay vào đó là ý thức bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng tốt hơn. Tâm lý bài trừ vắc-xin đã giảm, thay vào đó số lượng nguời dân đi tiêm chủng tăng cao...

Sau gần hai năm chống dịch, các quốc gia đang dần thay đổi nhận thức về phòng, chống dịch. Cùng với vắc-xin, ý thức chính là chìa khóa để thế giới dần thoát khỏi cuộc khủng hoảng Covid-19. Bản thân mỗi người dân cần phải tự nâng cao ý thức cảnh giác, tuân thủ các quy định phòng dịch để bảo vệ bản thân, gia đình cũng như cộng đồng. Nếu lơ là, chủ quan, bất cứ quốc gia nào cũng có thể bị nhấn chìm trong dịch bệnh.
Ngoại trưởng Mỹ ấn tượng với ẩm thực Việt

Ngoại trưởng Mỹ ấn tượng với ẩm thực Việt

“Bạn không thể thăm Việt Nam nếu không nếm thử các món ăn…” - đó là những gì ông Antony Blinken chia sẻ trong khuôn khổ chuyến công du Việt Nam đầu tiên trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ từ ngày 14 - 16/4.
F0, F1 các nước đi làm như thế nào?

F0, F1 các nước đi làm như thế nào?

Để sống chung với COVID-19, chấp nhận căn bệnh này là đặc hữu và không để dịch bệnh khiến các hoạt động xã hội đình trệ, nhiều quốc gia cho phép F0, F1 có thể làm việc trực tiếp hoặc online tại nhà.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Hà Nội ghi nhận 41 ca mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận 41 ca mắc sốt xuất huyết
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 10 - 17/5), toàn thành phố ghi nhận 68 ca mắc tay chân miệng, giảm 61 ca mắc so với tuần trước đó; sốt xuất huyết ghi nhận 41 ca mắc, tăng 16 ca so với tuần trước.

Bí kíp học tiếng Anh hiệu quả

Bí kíp học tiếng Anh hiệu quả
Việc học một ngôn ngữ mới như tiếng Anh có thể sẽ là điều khó khăn với nhiều bạn học sinh, sinh viên. Phổ biến nhất là việc chỉ vừa thi xong, toàn bộ kiến thức bị trôi tuột khỏi đầu các cô, cậu Gen Z, Alphas... quá nửa.

Hà Nội ghi nhận 41 ca mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận 41 ca mắc sốt xuất huyết
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 10 - 17/5), toàn thành phố ghi nhận 68 ca mắc tay chân miệng, giảm 61 ca mắc so với tuần trước đó; sốt xuất huyết ghi nhận 41 ca mắc, tăng 16 ca so với tuần trước.