Nữ y tá gốc Việt tại Mỹ: Đại dịch đã khiến tôi trở thành người kiên cường

Quốc tế Tuệ Uyên
Nhi Duong, nữ y tá gốc Việt bắt đầu ca trực tại Bệnh viện O’Connor, San Jose, bang California (Mỹ) như thường lệ vào một ngày tháng 4/2020. Cô không biết rằng đó sẽ là một trong những ngày căng thẳng nhất trong sự nghiệp 16 năm của mình.
Y tá Nhi Duong tại bệnh viện O’Connor hồi tháng 7/2021 (Ảnh: (Jasmine Nguyen/Mosaic)
Y tá Nhi Duong tại bệnh viện O’Connor hồi tháng 7/2021 (Ảnh: (Jasmine Nguyen/Mosaic)

Tuy nhiên, lần này thì khác, cô gặp trường hợp một sản phụ bị nhiễm Covid-19 và trong tình trạng khó thở. Như thường lệ, việc hỗ trợ cho nữ bệnh nhân hơn 30 tuổi đang mang thai 31 tuần nhập viện là công việc hàng ngày của Duong.

Sau khi kiểm tra các máy theo dõi dấu hiệu sinh tồn, cô đã lập tức báo động mã màu xanh để yêu cầu thêm sự trợ giúp. Y tá Duong cũng bắt đầu thực hiện bóp tim ngoài lồng ngực để giữ sự sống cho hai mẹ con trước khi bác sĩ đến.

“Tôi ép lồng ngực và cầu nguyện cho cô ấy tỉnh lại, còn chuyên viên hô hấp thì cung cấp ô xy”, y tá Duong kể lại.

Do các quy định về an toàn dịch Covid-19 nên chỉ có 3 nhân viên y tế, ít hơn nhiều so với 20 nhân viên thông thường, được phép vào phòng điều trị cho bệnh nhân.

Ngay khi sản phụ có lại nhịp tim, các bác sĩ nhận thấy tính mạng của em bé đang gặp nguy hiểm nên nhanh chóng đưa bệnh nhân đến phòng chăm sóc đặc biệt để mổ lấy thai khẩn cấp.

“Khi biết cô ấy phải mổ cấp cứu, tôi đã khóc vì không muốn cô ấy sinh non. Tất cả chúng tôi đã khóc”, nữ y tá chia sẻ.

Bệnh viện O’Connor thường xuyên trong tình trạng khủng hoảng thiếu nhân viên và hoạt động với công suất tối đa. Bệnh viện từng có 24 y tá, nay có lúc giảm xuống còn 14 người, dù số bệnh nhân cần chăm sóc nhiều lúc lên đến gần 50 người.

Nhi Duong chỉ là một trong hàng chục triệu nhân viên y tế trên thế giới trong đó có Việt Nam đang đóng góp một phần không nhỏ trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 (Ảnh: AP)
Nhi Duong chỉ là một trong hàng chục triệu nhân viên y tế trên thế giới trong đó có Việt Nam đang đóng góp một phần không nhỏ trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 (Ảnh: AP)

Vào đỉnh điểm của đại dịch khi số lượng bệnh nhân tăng cao, thời điểm mà thông tin về virus và cách thức lây lan của nó vẫn còn chưa rõ ràng, Duong từng có những trăn trở khi làm việc nơi tuyến đầu. Thậm chí có lúc cô đặt câu hỏi liệu mình có đáng phải mạo hiểm hay không.

“Bạn đang bước vào một căn phòng mà biết chắc chắn những bệnh nhân này đã mắc Covid-19 vì đã được xét nghiệm. Tại sao tôi làm công việc này khi nó là công việc nguy hiểm nhất hiện tại?”, cô nhớ lại lúc tự hỏi bản thân.

Không những làm việc trong môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao, sự lo lắng của cô và các đồng nghiệp ngày càng tăng do bệnh viện thiếu nhân viên. Điều này gây khó khăn cho việc kiểm soát những bệnh nhân nhiễm Covid-19.

“Là những nhân viên y tế chăm sóc cho bệnh nhân nhưng chúng tôi không được hỗ trợ. Tại sao họ không tuyển thêm người?”, cô ấy nói và nghĩ lại cảm giác của mình trong thời điểm đỉnh dịch của Mỹ vào năm ngoái.

Tuy nhiên, y tá Duong cũng biết rằng bệnh viện cũng đang cố gắng hết sức. Không có nhân viên nào được tìm thấy, bởi vì mọi tiểu bang, thành phố đều đang cần y tá.

Nữ y tá Duong chia sẻ bất chấp vô số thách thức mà nhân viên y tế phải đối mặt trong đại dịch, một điều luôn giúp họ giữ vững tinh thần. Đó là sự hỗ trợ của cộng đồng.

Pho Ha Noi, một nhà hàng Việt Nam ở Đông San Jose, đã tặng 300 đến 400 suất ăn mỗi ngày cho các bác sĩ, nhân viên y tế của bệnh viên O’Connor, cùng với hàng nghìn chiếc khẩu trang.

Một buổi sáng khác khi đi làm, cô và các đồng nghiệp đã bất ngờ khi nhận được sự cổ vũ của hàng chục cảnh sát và những nhân viên dịch vụ khẩn cấp khi họ bước vào bệnh viện. Họ cùng nhau hoan hô và vỗ tay động viên.

“Điều đó thực sự xúc động vì tưởng chừng như trong đại dịch bạn là người duy nhất đối đầu với Covid-19 nhưng đằng sau có rất nhiều người đang hỗ trợ bạn. Đại dịch đã thay đổi tôi. Nó khiến tôi trở thành một người rất kiên cường; Không có gì có thể làm tôi sợ hãi. Tôi cảm thấy mình có thể làm được rất nhiều thứ, bởi vì những trải nghiệm thực tế đã dạy tôi rất nhiều”, y tá Duong tâm sự.

Ngoại trưởng Mỹ ấn tượng với ẩm thực Việt

Ngoại trưởng Mỹ ấn tượng với ẩm thực Việt

“Bạn không thể thăm Việt Nam nếu không nếm thử các món ăn…” - đó là những gì ông Antony Blinken chia sẻ trong khuôn khổ chuyến công du Việt Nam đầu tiên trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ từ ngày 14 - 16/4.
F0, F1 các nước đi làm như thế nào?

F0, F1 các nước đi làm như thế nào?

Để sống chung với COVID-19, chấp nhận căn bệnh này là đặc hữu và không để dịch bệnh khiến các hoạt động xã hội đình trệ, nhiều quốc gia cho phép F0, F1 có thể làm việc trực tiếp hoặc online tại nhà.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Hà Nội ghi nhận 41 ca mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận 41 ca mắc sốt xuất huyết
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 10 - 17/5), toàn thành phố ghi nhận 68 ca mắc tay chân miệng, giảm 61 ca mắc so với tuần trước đó; sốt xuất huyết ghi nhận 41 ca mắc, tăng 16 ca so với tuần trước.

Bí kíp học tiếng Anh hiệu quả

Bí kíp học tiếng Anh hiệu quả
Việc học một ngôn ngữ mới như tiếng Anh có thể sẽ là điều khó khăn với nhiều bạn học sinh, sinh viên. Phổ biến nhất là việc chỉ vừa thi xong, toàn bộ kiến thức bị trôi tuột khỏi đầu các cô, cậu Gen Z, Alphas... quá nửa.

Hà Nội ghi nhận 41 ca mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận 41 ca mắc sốt xuất huyết
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 10 - 17/5), toàn thành phố ghi nhận 68 ca mắc tay chân miệng, giảm 61 ca mắc so với tuần trước đó; sốt xuất huyết ghi nhận 41 ca mắc, tăng 16 ca so với tuần trước.