Sử dụng thực phẩm thế nào cho an toàn khi tủ lạnh mất điện?

Sống khỏe Tuệ Uyên
Khi thời tiết nóng bức, việc bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, tủ đông là rất quan trọng để tránh vi khuẩn sinh sôi và gây ngộ độc. Tuy nhiên, thỉnh thoảng sẽ không tránh khỏi những lúc gia đình bạn bị mất điện do sự cố lưới điện hoặc do quá tải.
Xua tan nóng hè với bát nước canh sấu dầm chua dịu mát Nỗi lo ngộ độc thực phẩm: Thứ trưởng Bộ Y tế nói gì? Một công ty xuất nhập khẩu nông sản bị dừng làm thủ tục hải quan

Không nên tiếc của…

Tủ lạnh là thiết bị có chức năng lưu trữ thực phẩm trong môi trường nhiệt độ thấp, giúp bảo quản tốt hơn, lâu hơn, bao gồm: Thực phẩm tươi sống và đã chế biến, rau củ quả hay các loại đồ tráng miệng, bổ sung chất dinh dưỡng như sữa, sữa chua, các loại nước uống...

Việc mất điện khiến tủ lạnh bị gián đoạn hoạt động. Nếu thời gian mất điện ngắn, chất lượng thực phẩm đang bảo quản trong tủ lạnh sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Nếu thời gian mất điện dài, chất lượng thực phẩm sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, chúng có thể bị hư hỏng do không được cấp lạnh kịp thời.

Trong đợt nắng nóng năm ngoái, nhiều khu vực địa bàn Thủ đô Hà Nội hay nhiều tỉnh khác gặp phải tình trạng cắt điện luân phiên. Việc này có mục đích là giảm tải cho ngành điện, tiết kiệm điện trước tình hình khó khăn chung.

Chị Bích Nhung (ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội) kể, do không để ý lịch cắt điện nên như thường lệ sáng sớm hôm đó chị đi chợ sẵn để tủ lạnh rồi đi làm để kịp giờ nấu cơm tối. Chiều đi làm về mới tá hỏa khi thấy thịt gà trong tủ lạnh bị chảy nước.

“Lúc đấy mình chỉ nghĩ đơn giản, thịt mình mới mua tươi mới nên chắc không sao. Hơn nữa, mình cũng cẩn thẩn ngửi mùi nhưng không thấy gì nên vẫn chế biến cho cả gia đình ăn. Đến tối muộn, cả nhà chuẩn bị đi ngủ thì bắt đầu thấy đau bụng, có thành viên còn bị nôn mửa và đi ngoài. Đợt đấy cả nhà được chuyến “du lịch” bất đắc dĩ mấy ngày trong bệnh viện”, chị Nhung kể lại câu chuyện dở khóc, dở cười của gia đình mình.

Sử dụng thực phẩm thế nào cho an toàn khi tủ lạnh mất điện?
Hãy bỏ bất kỳ loại thực phẩm dễ hỏng nào như thịt cá, trứng ,thức ăn thừa nếu chúng đã ở trong nhiệt độ trên 5 độ C trong hai giờ hoặc lâu hơn.

Thường thì mọi người chỉ hay để ý đến thịt, rau, củ quả sau khi tủ lạnh mất điện xem còn đảm bảo để ăn được hay không. Chị Nguyễn Tích (ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cũng vậy.

Theo chị Tích, sau khi ăn cơm tối và đồ tráng miệng tại nhà, con gái chị bỗng có biểu hiện đau bụng dữ dội.

“Lúc đó tôi có cho cháu uống men tiêu hoá nhưng một lúc sau ko thấy đỡ mà còn thấy đau hơn và người có cảm giác ớn lạnh. Gia đình liền nhanh chóng đưa cháu đến bệnh viện để khám. Các bác sĩ cho biết cháu bị nhiễm vi khuẩn Listeria”, chị Tích kể.

Sau khi nói chuyện với bác sĩ chị mới biết nguyên nhân gây bệnh là từ sự thiếu hiểu biết của chính chị.

Chị Tích cho biết sáng hôm đó, khu vực nhà chị bị cắt điện mấy tiếng do sự cố. Sau khi có điện chị cẩn thận kiểm tra đồ ăn xem có gì bị hư hỏng không, đồ gì giữ lại dùng được. Trong đó, mấy hộp kem để trong tủ lạnh đã bị chảy nhưng chị nghĩ đơn giản hành động tái đông kem sau quá trình kem bị chảy nước sẽ không vấn đề gì.

Tuy nhiên, theo bác sĩ, việc để kem tan chảy sau đó cho vào tủ đá rồi lấy ra ăn sẽ gây nguy cơ ngộ độc rất cao, vì khi kem đã chảy ra thành hỗn hợp sữa đường, chất lỏng thì đây lại là điều kiện thuận lợi để cho vi khuẩn Listeria xâm nhập. Nếu nếm thử mà thấy kem có vị khác lạ thì nhất thiết là nên bỏ đi ngay.

Nếu mất điện, thực phẩm để trong tủ lạnh bảo quản được bao lâu?

Theo thông tin từ Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, nếu tình trạng mất điện chỉ xảy ra trong khoảng vài phút thì sẽ không ảnh hưởng chất lượng thực phẩm trong tủ lạnh hoặc trong ngăn đá. Tuy nhiên, nếu mất điện nhiều giờ hoặc vài ngày, thức ăn trong tủ sẽ ra sao?

Sử dụng thực phẩm thế nào cho an toàn khi tủ lạnh mất điện?
Không sử dụng bất kỳ loại thực phẩm nào có mùi, màu sắc, hình dạng khác thường hoặc có cảm giác ấm hơn khi chạm vào

Khi không có điện, tủ lạnh có khả năng vẫn giữ được nhiệt độ đủ an toàn cho thực phẩm trong khoảng 4 giờ nếu tủ luôn đóng. Thực phẩm trong ngăn đá sẽ giữ được độ lạnh 1 giờ nếu chỉ chứa đầy một nửa và có thể lên tới 2 giờ nếu ngăn đá chứa đầy thực phẩm (càng nhiều thực phẩm trong ngăn đá, hơi lạnh càng giữ được lâu).

Tuy nhiên, bạn không nên kiểm tra nhiệt độ thực phẩm thường xuyên vì việc mở tủ sẽ làm mất hơi lạnh và làm tăng nhiệt độ bên trong tủ, từ đó sẽ rút ngắn thời gian bảo quản thực phẩm trong tủ khi bị mất điện.

Trong điều kiện mất điện, thực phẩm có thể trữ đông trong tủ lạnh khoảng 4 giờ, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC) Mỹ.

Sử dụng thực phẩm thế nào cho an toàn khi tủ lạnh mất điện?
Hạn chế mở cửa tủ lạnh trong những ngày mất điện

Thời gian bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh nếu mất điện phụ thuộc vào độ đầy tủ lạnh. Càng có nhiều đồ đông lạnh, thực phẩm rã đông càng lâu.

Đối với tủ lạnh đầy và có điện, thời gian trữ đông lý tưởng 48 giờ. Khi tủ lạnh vơi một nửa, thời gian là 24 giờ. Nhiệt độ là yếu tố then chốt để giữ cho thực phẩm tươi ngon. Trong điều kiện không có điện, thực phẩm sẽ bị hỏng hoặc sinh ra vi khuẩn như E. coli hoặc salmonella nhanh chóng.

Theo CDC Mỹ, các loại thực phẩm dễ hỏng sau 4 giờ là thịt đỏ, thịt gia cầm, cá, trứng và phô mai mềm. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm tra từng loại, xem nhiệt độ của chúng có cao hơn 4 độ C hay không.

Để nhận biết sữa có bị hỏng hay không, các chuyên gia đề nghị kiểm tra mùi trước khi sử dụng. Sữa hạt cũng có thể bị hỏng, dấu hiệu nhận biết là vón cục và tách nước.

Đặc biệt, các chuyên gia khuyến cáo không nên nếm thử thực phẩm để xem độ tươi ngon. Chỉ lượng nhỏ vi khuẩn cũng có thể gây ra các bệnh về tiêu hóa, nhiễm khuẩn, ngộ độc.

Cục An toàn thực phẩm cảnh báo về sản phẩm Rokmen XZ Premium
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ: Điều trị u tuyến giáp không đau, không để lại sẹo, an toàn Người bệnh Hà Thị .T. (40 tuổi) ở huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái bị u tuyến giáp đã 2 năm vừa được các bác ...
phapluat.tuoitrethudo.vn
Tiếp tục nâng cao kiến thức về phòng chống tác hại của thuốc lá

Tiếp tục nâng cao kiến thức về phòng chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống tác hại thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2024, Sở Y tế đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.
Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.
Người bệnh có thể yên tâm hơn

Người bệnh có thể yên tâm hơn

Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, được lên thẳng cấp chuyên môn cao tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, được đại biểu Quốc hội đánh giá cao khi làm giảm thủ tục, tạo thuận lợi, giảm chi tiền túi cho người dân.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui
TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá
Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự ch

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm
Thành phố Hồ Chí Minh, với nhịp sống hối hả và sôi động, ẩn chứa trong mình những mảnh đời kém may mắn, cần sự quan tâm và chia sẻ từ cộng đồng. Giữa lòng thành phố ấy, chị Đỗ Ngọc Hà - Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp Hoa Từ Tâm đã trở thành tấm gương sá

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết
Quay lại văn phòng sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, nhiều người trẻ thừa nhận chỉ làm cầm chừng, chưa lấy lại 100% năng suất. Dù "cháy túi", không ít người trong số họ vẫn hẹn bạn bè đi nhậu, cà phê đầu năm để không bỏ lỡ “tháng ăn chơi”.