Cần tăng mức xử phạt vi phạm trong lĩnh vực an ninh mạng để răn đe

Pháp luật số Thanh Hà
Thời gian gần đây, nhiều đối tượng xấu đã lợi dụng mạng xã hội để đăng tải thông tin sai sự thật, thông tin chưa được kiểm chứng về tình hình dịch bệnh, an ninh trật tự... gây hoang mang trong dư luận xã hội. Trước tình trạng đó, Bộ Công an đang đề xuất nâng cao mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng để răn đe.

Cảnh giác với tin giả giữa mùa dịch

Làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư đang diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước, thời gian qua, cùng với các bộ, ngành, địa phương, thành phố Hà Nội đang triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 với quyết tâm cao nhằm đẩy lùi dịch bệnh; Đồng thời, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng và an sinh xã hội. Chính vì vậy, những thông tin chỉ đạo, điều hành từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế, thành phố Hà Nội về dịch bệnh luôn được người dân đặc biệt quan tâm.

Cùng với sự vào cuộc kịp thời của hệ thống các cơ quan thông tấn, báo chí, trên không gian mạng cũng có nhiều bài viết hay, những phân tích, góc nhìn bổ ích phần nào giúp người dân có góc nhìn khách quan và biết cách phòng tránh bệnh dịch; Bên cạnh đó vẫn còn vô số bài viết chỉ nhằm mục đích câu khách (view, like).

Cần tăng mức xử phạt vi phạm trong lĩnh vực an ninh mạng để răn đe
Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp có hành vi "cung cấp thông tin sai sự thật"

Khắp các diễn đàn, mạng xã hội như: Zalo, Facebook, YouTube... đâu đó vẫn còn những video clip bị cắt xén, lồng ghép vào là những giọng điệu hù doạ, làm hoang mang dư luận nhưng lại thu hút được nhiều người quan tâm và chia sẻ. Nguy hiểm hơn, hiện nay nhiều status, comment, chia sẻ của các tài khoản mạng xã hội Facebook đã thông tin sai sự thật gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch.

Điển hình, có những cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố vẫn còn chưa xong, chưa có kết luận hay thông báo chính thức nhưng trên không gian mạng đã xuất hiện các thông tin "giả" về cuộc họp. Những thông tin giả, thông tin không chính thống này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác phòng, chống dịch của thành phố.

Ngoài ra, theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, gần đây trên mạng xã hội xuất hiện một số trang, nhóm sử dụng tên, logo “Hà Nội” đăng tải thông tin không chính thống của chính quyền thành phố, gây hoang mang dư luận; Đơn vị đang xem xét, xử lý nghiêm các trường hợp này. Cụ thể, hiện nay trên mạng xã hội có nhiều trang, nhóm có sử dụng tên “Hà Nội”, “Hà Nội News”... thậm chí sử dụng hình ảnh Khuê Văn Các tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, biểu tượng Thủ đô Hà Nội đã được quy định tại Luật Thủ đô.

Cần tăng mức xử phạt vi phạm trong lĩnh vực an ninh mạng để răn đe
Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trần Văn Duy - chủ tài khoản Facebook có tên "Hà Nội Phố" do có hành vi "cung cấp thông tin sai sự thật"

Các trang trên đăng tải, chia sẻ nhiều thông tin không chính thống, thiếu chính xác về hoạt động của thành phố Hà Nội. Đặc biệt, trong thời gian tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, việc đăng tải các thông tin không chính xác gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch của thành phố.

Cần xử lý nghiêm để răn đe

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện nay Bộ đã cấp giấy phép hoạt động cho 455 mạng xã hội trong nước. Đáng nói, một số mạng xã hội bộc lộ nhiều hạn chế trong quản lý, bảo mật, kiểm duyệt, kiểm soát thông tin công cộng, để cho người dùng đăng tải thông tin có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Hiện có khoảng 200 trang thông tin điện tử không phép, đăng ký “ẩn danh”, máy chủ đặt tại nước ngoài hoạt động như tờ báo tư nhân trá hình, mạo danh các cơ quan, tổ chức trong nước đăng tải thông tin không chính thống từ nhiều nguồn, tin giả, tin sai sự thật.

Bên cạnh đó, nhiều hội, nhóm trên mạng xã hội có lượng thành viên lớn, đăng các bài viết bịa đặt, bình luận tiêu cực về các vấn đề chính trị, xã hội, sự kiện “nóng” trong nước, vi phạm thuần phong mỹ tục hoặc tin tức “giật gân”. Trong khi đó, hoạt động tán phát thông tin xấu, độc, vi phạm pháp luật vẫn diễn ra thường xuyên trên các nền tảng dịch vụ của Facebook, YouTube...

Cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với những trường hợp vi phạm trong lĩnh vực an ninh mạng để răn đe
Cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với những trường hợp vi phạm trong lĩnh vực an ninh mạng để răn đe

Theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP, các hành vi: “Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân” có mức phạt 10-20 triệu đồng.

Trong Dự thảo Nghị định mới đây của Bộ Công an đề xuất tăng nặng hơn, cụ thể phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với một trong những hành vi: Phát tán, tàng trữ thông tin sai sự thật, gây hoang mang trong Nhân dân, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; Phát tán, tàng trữ thông tin có nội dung phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; Phát tán, tàng trữ thông tin có nội dung xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.

Mức phạt trên cũng được áp dụng cho các hành vi phát tán, tàng trữ thông tin có nội dung xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; Phát tán, tàng trữ thông tin có nội dung thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; Phát tán, tàng trữ thông tin xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; Giả mạo trang thông tin điện tử, mạng xã hội của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Dự thảo cũng quy định hành vi “thiết lập các trang thông tin điện tử, mạng xã hội hoặc tài khoản, chuyên trang trên mạng xã hội, diễn đàn điện tử để đăng tải, hướng dẫn thực hiện việc làm ra, đăng tải thông tin có nội dung sai sự thật, xuyên tạc, xúc phạm, làm nhục, vu khống, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” với khung phạt từ 40-60 triệu đồng.

Dù với bất kỳ hình thức nào, việc đăng những thông tin sai sự thật cũng gây hoang mang, tạo dư luận không tốt trong xã hội. Do đó, người dân không đăng tải, bình luận, chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng, thông tin giả mạo, sai sự thật nói chung, đặc biệt là các thông tin sai sự thật liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 của thành phố. Đối với những trường hợp vi phạm, cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Tình trạng thi hộ, học hộ, gian lận bằng công nghệ cao lại “nóng”

Tình trạng thi hộ, học hộ, gian lận bằng công nghệ cao lại “nóng”

Mặc dù pháp luật đã quy định mức phạt cụ thể về các hành vi học hộ, thi hộ, sử dụng công nghệ cao để gian lận trong thi cử nhưng vì nhiều lý do khác nhau, nhiều người vẫn bất chấp vi phạm. Việc thuê người học hộ, thi hộ, gian lận có khả năng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ vi phạm.
Tăng cường đấu tranh chống thông tin xấu, độc trên mạng xã hội

Tăng cường đấu tranh chống thông tin xấu, độc trên mạng xã hội

Ngày nay, với sự phát triển của mạng xã hội, người dân có thể dễ dàng, nhanh chóng tiếp cận được với nhiều thông tin. Tuy nhiên, trong hàng vạn thông tin trên mạng xã hội, có không ít thông tin không chính xác, xấu, độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và cả cơ quan nhà nước, gây mất trật tự xã hội, hoang mang trong dư luận. Đặc biệt, những loại thông tin này khó ngăn chặn từ đầu mà các cơ quan chức năng chỉ có thể hậu kiểm, xử lý hậu quả.
Triệt phá đường dây tổ chức đánh bạc qua sàn SFX Capital, với số tiền lên tới 90 triệu USD

Triệt phá đường dây tổ chức đánh bạc qua sàn SFX Capital, với số tiền lên tới 90 triệu USD

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an vừa phối hợp với Công an các tỉnh, thành triệt phá đường dây tổ chức đánh bạc và đánh bạc qua sàn SFX Capital, với số tiền lên tới 90 triệu USD; Triệu tập 32 đối tượng, thu giữ 5 xe ô tô hạng sang và nhiều phương tiện, tài sản có giá trị liên quan tới vụ án.
Bảo đảm an ninh mạng, ngăn chặn hoạt động quảng cáo cá độ bóng đá, mại dâm

Bảo đảm an ninh mạng, ngăn chặn hoạt động quảng cáo cá độ bóng đá, mại dâm

Qua rà soát trên không gian mạng cho thấy, hàng trăm trang thông tin điện tử thuộc quản lý của cơ quan nhà nước (có tên miền .gov.vn) bị chèn hàng nghìn liên kết chứa nội dung quảng cáo, kèm theo đường dẫn tới các website cá độ, đánh bạc trực tuyến, mại dâm... Do đó, cơ quan chức năng cần tăng cường ngăn chặn hoạt động quảng cáo cá độ, đánh bạc trên các trang thông tin điện tử.
Khởi tố vụ án “Thao túng thị trường chứng khoán" tại Công ty Trí Việt và Louis Holdings

Khởi tố vụ án “Thao túng thị trường chứng khoán" tại Công ty Trí Việt và Louis Holdings

Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa ra Quyết định khởi tố vụ án “Thao túng thị trường chứng khoán" xảy ra tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Trí Việt, Công ty Cổ phần Louis Holdings, Công ty Cổ phần Louis Capital, Công ty Cổ phần Louis Land và các đơn vị liên quan; Đồng thời, ra Quyết định khởi tố, bắt giam 4 bị can liên quan.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Bí kíp học tiếng Anh hiệu quả

Bí kíp học tiếng Anh hiệu quả
Việc học một ngôn ngữ mới như tiếng Anh có thể sẽ là điều khó khăn với nhiều bạn học sinh, sinh viên. Phổ biến nhất là việc chỉ vừa thi xong, toàn bộ kiến thức bị trôi tuột khỏi đầu các cô, cậu Gen Z, Alphas... quá nửa.

Bí kíp học tiếng Anh hiệu quả

Bí kíp học tiếng Anh hiệu quả
Việc học một ngôn ngữ mới như tiếng Anh có thể sẽ là điều khó khăn với nhiều bạn học sinh, sinh viên. Phổ biến nhất là việc chỉ vừa thi xong, toàn bộ kiến thức bị trôi tuột khỏi đầu các cô, cậu Gen Z, Alphas... quá nửa.