Công nghệ - mảnh ghép nuôi dưỡng tình yêu thương giữa hai thế giới

Nhân vật Hoàng Hà
(KNT) - Eugenia Kuyda là nhà sáng lập Luka - công ty phần mềm trí tuệ nhân tạo đã chọn cho mình một cách khác để tưởng nhớ về người bạn thân đã mất. Cô xây dựng một chatbot (ứng dụng trả lời tin nhắn tự động) với nguyên mẫu người bạn của mình để tiếp tục chuỗi kết nối bị gián đoạn.
1404-1657bd4e0f41f674be9b33d22cdb3cc7c205fb1b

Khởi nghiệp cùng Chatbot

Năm 2015, Eugenia Kuyda, cùng Philip Dudchuk, dưới sự hỗ trợ của Vườn ươm Khởi nghiệp Y Combinator danh tiếng ở Thung lũng Silicon, đã xây dựng Luka - công ty phần mềm, trí tuệ nhân tạo với sản phẩm đầu tiên là ứng dụng nhắn tin để tương tác với "bot" (trí tuệ nhân tạo), ban đầu chỉ được sử dụng chủ yếu để đặt chỗ tại nhà hàng tại Mỹ.

Sau đó hai năm, Luka cho ra đời thêm Replika - ứng dụng thông minh mà người dùng có thể tạo ra một người bạn ảo, được xây dựng dựa trên thuật toán miễn phí của Google và OpenAI. Replika có khả năng tiếp thu và điều chỉnh các đoạn thoại trong quá trình sử dụng, thay vì giao tiếp theo các mẫu câu có sẵn như chatbot thông thường. Nó có khả năng đưa ra câu trả lời tự nhiên tương ứng với nhiều trường hợp.

Replika được sử dụng nhiều hơn trong thời gian gần đây, khi đại dịch Covid-19 khiến lệnh giãn cách xã hội được ban hành tại nhiều quốc gia. Hàng trăm nghìn người trở nên cô độc khi phải cách ly với bạn bè và người thân. Họ tìm đến Replika không chỉ như một cách để giải trí, mà đôi khi là để trị liệu, vượt qua các giai đoạn trầm cảm.

Càng được trò chuyện nhiều, Replika càng hiểu, càng có thể phản ứng nhanh và thông minh hơn. Kuyda nói về "đứa con tinh thần" của mình: "Ðó là không gian nơi bạn có thể chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc, niềm tin, kinh nghiệm, ký ức, ước mơ của mình một cách an toàn, có thể xem là một thế giới tri giác riêng tư của bạn!".

Ðáng buồn thay, phần mềm này được ra đời khi Kuyda đột ngột mất người bạn thân - Roman Mazurenko.

Vĩnh biệt người bạn thân

Eugenia gặp Mazurenko lần đầu vào năm 2008, khi cô mới 22 tuổi và đang làm biên tập viên cho Afisha, một tạp chí nổi tiếng của giới trẻ thành thị tại quê nhà Moscow (Nga). Lần đó cô được giao viết bài về Idle Conversation - nhóm bạn trẻ sáng tạo do Mazurenko cùng hai cậu bạn Dimitri Ustinov và Sergey Poydo thành lập. Không mất quá nhiều thời gian để Kuyda và Mazurenko trở thành đôi bạn thân, bởi cả hai đều đầy ắp khát vọng và hoài bão.

Họ cùng nhau khởi nghiệp, trở thành doanh nhân và đóng vai trò cố vấn chủ chốt cho công ty của người còn lại. Trong khi Kuyda thành lập Luka, một startup về trí tuệ nhân tạo, Mazurenko lại phát triển Stampsy, mạng xã hội cho phép người dùng phát hành tạp chí ảnh online. Năm 2015, Kuyda chuyển tới Thung lũng Silicon. Ít lâu sau, Roman cũng nối bước cô bạn thân.

Không thuận lợi như Luka, mạng xã hội Stampsy bắt đầu gặp trục trặc. Mazurenko đành phải chuyển đến ở nhờ một phòng nhỏ trong căn hộ của Kuyda để tiết kiệm tiền.

Vào những ngày cậu bạn thân trở nên quá bi quan và mất tinh thần, Kuyda lại đưa anh ra biển lướt sóng và lượm những con hàu. Cô hy vọng thời gian sẽ giúp bạn mình vượt qua tất cả để trở lại. Nhờ sự động viên không mệt mỏi ấy, Roman đã thành công nộp đơn xin visa O-1, tấm vé hiếm hoi mà Chính phủ Mỹ cấp cho những cá nhân nước ngoài "có khả năng cao đạt được thành tựu lớn" để ở lại quốc gia này. Tháng 11 năm đó, Mazurenko quay trở lại Moscow để hoàn thành nốt một số thủ tục giấy tờ trước khi chính thức di cư.

Thế nhưng, đó là điều anh chẳng bao giờ thực hiện được.

Ngay ngày đầu tiên quay trở về Nga, Roman bị một chiếc xe vượt quá tốc độ đâm phải khi đang đi bộ qua đường. Cũng có mặt tại Moscow, Kuyda ngay lập tức chạy đến bệnh viện. Cô bàng hoàng hòa vào những khuôn mặt đẫm nước mắt của bạn bè và gia đình anh, đang khắc khoải chờ đợi ở hành lang. Nhưng cuối cùng, bác sĩ bước ra, tháo khẩu trang và lắc đầu. Roman Mazurenko đã không thể qua khỏi.

Công nghệ "gắn kết" hai thế giới

Khi đang vật lộn với cảm xúc tiêu cực, Kuyda bỗng nhớ tới Black Mirror, một tập trong chuỗi serie phim truyền hình kỳ lạ Be right back, nói về sự tuyệt vọng của cô gái khi tìm lại vị hôn phu đã mất thông qua dịch vụ kỹ thuật số mô phỏng con người. Kuyda nảy ra một ý tưởng điên rồ: cô có thể sử dụng những tin nhắn còn lại của Roman để tạo ra một chatbot dựa trên nguyên mẫu.

Kuyda bắt đầu tìm đến những người bạn khác của Roman, cố gắng đề nghị một cách hết sức tế nhị, về việc liệu mình có thể sử dụng những mẩu tin nhắn mà Mazurenko từng trao đổi với họ. 10 người, bao gồm cả bạn bè và các thành viên trong gia đình anh đã đồng ý đóng góp tin nhắn cho dự án này. Cô đã thu thập được khoảng 8.000 tin nhắn về đủ các chủ đề khác nhau. Sau đó, Kuyda đã nhờ đội ngũ ở Luka giúp thực hiện bước tiếp theo: "Huấn luyện" phần mềm nói chuyện theo giọng của Mazurenko. Ngày 24-5-2016, Kuyda chính thức thông báo cho ra mắt trí tuệ nhân tạo mang tên Roman.

1540-15155151515-1607083111479

Ban đầu, Kuyda đã nhận về không ít lời chỉ trích, họ cho rằng cô chỉ đang khiến cho nỗi đau của mọi người trở nên tồi tệ hơn. Nhưng dần dần, khi đã tìm hiểu kỹ và sử dụng một thời gian, hầu hết họ thay đổi định kiến, và tiếp nhận "Roman ảo" như một nơi để nhắn gửi những điều bí mật, trút hết tổn thương, xoa dịu tinh thần. Chính Kuyda cũng bất ngờ khi nhận ra rằng, mọi người dễ dàng nói ra điều thầm kín trong lòng hơn với người đã khuất. Tất cả những gì cần làm chỉ là vào kho phần mềm tương ứng với điện thoại di động, tải về (hoàn toàn miễn phí), và bắt đầu trải lòng.

Bỏ qua những tranh cãi về việc trí tuệ nhân tạo có đang dần thay thế con người, có một thực tế khác: Ðôi khi, điều tiếc nuối nhất khi mất đi một người quan trọng trong đời là còn quá nhiều điều chúng ta chưa thể nói với họ. Và ứng dụng của Kuyda có thể xem là một nơi để chúng ta nhắn gửi những niềm tiếc thương đó tới thiên đường…

Màu áo thân yêu...

Màu áo thân yêu...

TTTĐ - Trong những ngày Hà Nội giãn cách xã hội, nơi đâu cũng có "bóng áo xanh" của đoàn viên, thanh niên tình nguyện góp sức chống dịch. Tham gia vào "cuộc chiến" ấy, những đoàn viên, thanh niên tình nguyện thấy mình lớn hơn, được sống như những đóa hoa"...

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Hà Nội ghi nhận 41 ca mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận 41 ca mắc sốt xuất huyết
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 10 - 17/5), toàn thành phố ghi nhận 68 ca mắc tay chân miệng, giảm 61 ca mắc so với tuần trước đó; sốt xuất huyết ghi nhận 41 ca mắc, tăng 16 ca so với tuần trước.

Bí kíp học tiếng Anh hiệu quả

Bí kíp học tiếng Anh hiệu quả
Việc học một ngôn ngữ mới như tiếng Anh có thể sẽ là điều khó khăn với nhiều bạn học sinh, sinh viên. Phổ biến nhất là việc chỉ vừa thi xong, toàn bộ kiến thức bị trôi tuột khỏi đầu các cô, cậu Gen Z, Alphas... quá nửa.

Hà Nội ghi nhận 41 ca mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận 41 ca mắc sốt xuất huyết
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 10 - 17/5), toàn thành phố ghi nhận 68 ca mắc tay chân miệng, giảm 61 ca mắc so với tuần trước đó; sốt xuất huyết ghi nhận 41 ca mắc, tăng 16 ca so với tuần trước.