Dân đầu tư vẫn đổ tiền vào nhà cho thuê

Bất động sản
Dù giá thuê căn hộ dịch vụ giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư có nguồn tài chính vững chắc vẫn xem phân khúc này là nơi bảo toàn tài sản.

Trong khi dịch Covid-19 thời gian qua như cơn ác mộng đối với người kinh doanh nhà, phòng trọ cho thuê thì không ít nhà đầu tư lại đánh giá đây vẫn là cơ hội tốt.

Ngay từ khi dịch Covid-19 lần đầu bùng phát, công ty dịch vụ cho thuê nhà của chị NT. (32 tuổi) tại TP.HCM đã phải đối mặt với tình trạng khách trả phòng do tài chính khó khăn.

"Nhìn nhận được tình hình chung, chúng tôi buộc phải đưa ra giải pháp giảm giá thuê để thuyết phục khách ở lại. Do tập trung chủ yếu ở phân khúc dưới 10 triệu đồng, công ty quyết định giảm 15-30% giá thuê. Ví dụ một phòng giá 8 triệu đồng/tháng, nay giảm xuống còn 6 triệu", chị T. giải thích.

Chấp nhận giảm giá 50% để giữ khách

Sau hơn nửa năm duy trì phương án này, hiện tại gần 80% trên tổng số hơn 300 căn do công ty chị quản lý đã có khách thuê ổn định.

Tương tự, một số người đầu tư căn hộ cho thuê ở phân khúc 15-22 triệu đồng/tháng cũng buộc phải mạnh tay hạ giá đến 50% cho khách thuê, đặc biệt là nhóm khách nước ngoài đang sống và làm việc tại TP.HCM.

Dân đầu tư vẫn đổ tiền vào nhà cho thuê - Ảnh 1.

Một căn phòng gần 30 m2 có đầy đủ dịch vụ và tiện ích tại khu vực trung tâm TP HCM có giá trong dịch khoảng 6-7 triệu đồng/tháng. Ảnh: Hà Bùi.

"Đây là phân khúc cho thuê chủ yếu hướng đến khách nước ngoài có thu nhập cao tại thành phố. Một bộ phận khách thuê đã thủ động thanh lý hợp đồng và về nước tránh dịch, những khách còn lại chủ yếu là giáo viên dạy tiếng Anh với thu nhập sụt giảm đáng kể. Chính vì vậy, với những khách ở lại, tôi sẵn sàng giảm 50% tiền thuê tạm thời", một chủ nhà cho thuê khác cho biết.

Theo đánh giá của ông Lê Quốc Kiên, chuyên đầu tư và phát triển bất động sản cho thuê tại TP HCM, dịch Covid-19 đã sàng lọc thị trường một cách rõ rệt. Với những người có thể nắm bắt thị trường, đây là thời điểm tốt để mở rộng quy mô. Tuy nhiên, nhiều người kinh doanh tiềm lực không tốt đã phải rời bỏ cuộc chơi.

Chị HV. có 28 căn hộ cho thuê tại TP HCM, trong đó 26 căn là đi thuê lại và làm nội thất.

"Trong đợt dịch vừa qua, mỗi tháng trung bình trống 10-12 căn. Với 26 căn đi thuê, tôi đang cân nhắc đến việc tặng lại toàn bộ nội thất cho chủ nhà để xin lại 2 tháng tiền cọc và rút toàn bộ vốn về để tránh lỗ thêm", chị V. chia sẻ.

"Giai đoạn 2015-2018 là thời điểm bùng nổ các mô hình phòng trọ cho thuê. Không ít nhà đầu tư giai đoạn đó thực hiện mô hình thuê hoặc mua cả một căn nhà lớn và sang lại nguyên căn cho người đầu tư tiếp theo. Những người đi sau thường chỉ có thể duy trì trong 2-3 tháng do bị mua giá cao", ông Kiên phân tích.

Ngược lại, đối với những người có tài chính mạnh và mô hình tốt, đây lại là cơ hội lớn.

Chị NT. cho biết công ty mình đang phát triển thêm một tòa nhà 74 phòng tại quận 2 và sẽ đưa vào giao dịch cuối tháng 9 tới đây.

Dân đầu tư vẫn đổ tiền vào nhà cho thuê - Ảnh 2.
"Mặc dù thị trường chung khó khăn, những nhà đầu tư có sẵn tiền lại tranh thủ lúc giá tốt để thuê hoặc mua lại mặt bằng, mở rộng quy mô", chị T. giải thích.


Một nhà đầu tư khác cũng cho biết mới thuê lại căn nhà 17 phòng ngủ trên đường Bùi Viện, quận 1 với giá 60 triệu đồng/tháng.

Trước đó, căn nhà này được dùng để kinh doanh khách sạn cho khách du lịch nước ngoài, giá thuê nguyên căn hàng tháng là 98 triệu đồng. Tuy nhiên, do hoạt động ngành du lịch quá khó khăn, khách thuê cũ buộc phải trả lại mặt bằng khiến căn nhà bị bỏ trống hơn nửa năm nay.

"Hồi tháng 4, tôi đặt vấn đề với chủ để thuê lại căn nhà này là 80 triệu đồng/tháng và ký hợp đồng 10 năm, tuy nhiên chủ nhà không đồng ý do họ không có áp lực quá lớn về tài chính. Tuy nhiên, đến tháng 9, người này liên lạc lại hỏi tôi còn có nhu cầu thuê hay không", nhà đầu tư này kể.

"Lúc này, chủ nhà đã chấp nhận ra giá 50 triệu đồng/tháng cho 3 tháng đầu tiên, sau đó tăng dần lên 60 triệu đồng/tháng trong năm thứ nhất, 70 triệu/đồng năm thứ hai và 80 triệu đồng/tháng cho năm thứ 3", nhà đầu tư này cho biết.

Dân đầu tư tìm đến để "trú ẩn"

Chia sẻ với Zing, ông Lê Quốc Kiên cho rằng, không ít người đầu tư bất động sản "thắng trận" ở phân khúc đất nền tại TP HCM và khu vực vùng ven trong những năm gần đây đang xem căn hộ cho thuê là một kênh trú ẩn an toàn.

"Trước khi thị trường bất động sản đóng băng, họ đã kịp bán hết tài sản và tìm một kênh đầu tư mới để đảm bảo dòng tiền, tránh để tiền mất giá. Với tầm nhìn thị trường cần 3-5 năm để trở về trạng thái sôi động, các nhà đầu tư tìm đến kênh đầu tư này như một nơi trú ẩn an toàn trong vài năm", ông Kiên giải thích.

Vị này cũng cho biết khách thuê đang có sự thay đổi về nhu cầu nhà ở. Những người làm thuê tại TP HCM đều có thu nhập bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên muốn cắt giảm chi phí cho khoản thuê nhà.

Cụ thể, nhóm người trước đây thuê phòng 6 triệu/tháng nay giảm tiền thuê xuống còn 5 triệu/tháng, người thuê 5 triệu/tháng giảm xuống còn 4 triệu/tháng...

Tuy nhiên, phân khúc phòng trọ cho thuê giá 1,5-2 triệu đồng/tháng đang thiệt hại khá nặng nề do khách thuê chủ yếu là người lao động thu nhập thấp đã mất việc. Tương tự, nhóm phòng cho thuê mức giá trên 7 triệu đồng/tháng lại bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi loại hình căn hộ chung cư đã giảm giá.

"Chính vì vậy phân khúc phòng cho thuê 3-7 triệu đồng tỏ ra khá an toàn trong thời điểm dịch do nhu cầu thuê vẫn có", ông Kiên đánh giá.

Nhà đầu tư này cho biết, trung bình với một tòa nhà 15 phòng, người đầu tư mất khoảng 800 triệu để đầu tư lại trước khi cho thuê, tương đương 50 triệu đồng/phòng. Với thời gian đầu tư đủ dài và cân đối mức lợi nhuận kinh doanh khoảng 30%/năm thì đây là một kênh trú ẩn khá an toàn trong lúc thị trường bất động sản nói chung trầm lắng.


Ưu tiên nối dài metro số 1 đến Bình Dương, Đồng Nai

Ưu tiên nối dài metro số 1 đến Bình Dương, Đồng Nai

Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh vừa đề xuất UBND TP Hồ Chí Minh có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Dương và Đồng Nai liên quan đến việc triển khai các dự án nối dài metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Dự án dự kiến ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2024 - 2035.
Đảm bảo kết nối đồng bộ các dự án thành phần

Đảm bảo kết nối đồng bộ các dự án thành phần

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 251/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp Tổ công tác Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 (Dự án).
Xử lý vướng mắc cho các dự án nhà ở thương mại

Xử lý vướng mắc cho các dự án nhà ở thương mại

Ngày 27/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã nghe báo cáo, cho ý kiến dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở (dự án thí điểm).
Đà Nẵng: Kêu gọi đầu tư dự án nhà ở xã hội

Đà Nẵng: Kêu gọi đầu tư dự án nhà ở xã hội

Theo Sở Xây dựng Đà Nẵng, trong giai đoạn 2024 - 2025, thành phố sẽ tiếp tục kêu gọi đầu tư một số dự án phân bố đều khắp 7 quận, huyện. Thành phố đáp ứng được mục tiêu 20.000 nhà ở xã hội, đồng thời đáp ứng được chỉ tiêu 6.400 căn nhà ở xã hội mà Trung ương giao.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Chú trọng vấn đề an toàn thực phẩm dịp nghỉ lễ 2/9

Chú trọng vấn đề an toàn thực phẩm dịp nghỉ lễ 2/9
Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay kéo dài bốn ngày từ 31/8 đến 3/9, cũng là dịp để người dân tận hưởng những chuyến du lịch. Tuy nhiên, du khách cũng cần chú ý hơn đến vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm dịp nghỉ lễ Quốc khánh năm nay.

Đảm bảo an toàn thực phẩm bữa ăn bán trú đầu năm học mới

Đảm bảo an toàn thực phẩm bữa ăn bán trú đầu năm học mới
Một năm học mới lại bắt đầu, vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng dinh dưỡng từng bữa ăn ở trường của học sinh đang trở thành một vấn đề “nóng” hơn bao giờ hết, thu hút sự quan tâm đông đảo của nhà trường, phụ huynh cũng như toàn xã hội.

Phát hiện hơn 15.000 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Phát hiện hơn 15.000 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, 6 tháng năm 2024, toàn ngành y tế kiểm tra 232.702 cơ sở, phát hiện 15.046 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm, chiếm 6,46% cơ sở được kiểm tra, giảm so với cùng kỳ năm 2023.

Chú trọng vấn đề an toàn thực phẩm dịp nghỉ lễ 2/9

Chú trọng vấn đề an toàn thực phẩm dịp nghỉ lễ 2/9
Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay kéo dài bốn ngày từ 31/8 đến 3/9, cũng là dịp để người dân tận hưởng những chuyến du lịch. Tuy nhiên, du khách cũng cần chú ý hơn đến vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm dịp nghỉ lễ Quốc khánh năm nay.

Sinh viên chật vật vì giá nhà trọ tăng phi mã

Sinh viên chật vật vì giá nhà trọ tăng phi mã
Thời điểm sinh viên nhập học và trở lại trường sau kỳ nghỉ hè cũng là lúc phí dịch vụ, giá phòng thuê trọ tăng đột biến. Điều này khiến nhiều sinh viên tại Hà Nội trở nên khó khăn, chật vật hơn trong sinh hoạt...

Phát hiện hơn 15.000 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Phát hiện hơn 15.000 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, 6 tháng năm 2024, toàn ngành y tế kiểm tra 232.702 cơ sở, phát hiện 15.046 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm, chiếm 6,46% cơ sở được kiểm tra, giảm so với cùng kỳ năm 2023.