Dấu ấn doanh nghiệp ngoài quốc doanh Hải Phòng trong sự phát triển thành phố cảng

Kinh tế Nguyễn Hiền - Phúc Thịnh
Cùng với khối doanh nghiệp (DN) FDI, khối DN ngoài quốc doanh (DNNQD) Hải Phòng đã góp phần thay đổi bộ mặt đô thị, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thành phố.
Cụm Nhà máy sản xuất ô tô Vinfast tại Cát Hải, Hải Phòng
Cụm Nhà máy sản xuất ô tô Vinfast tại Cát Hải, Hải Phòng

Đóng góp tới 1/3 ngân sách

Khối DNNQD Hải Phòng trong nhiều năm gần đây đã phát triển vượt bậc, gia tăng về số lượng, đa dạng về ngành nghề kinh doanh, như: Thương nghiệp, dịch vụ, sản xuất… Khối đã có đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước hàng năm.

Theo thống kê năm 2021, khối DNNQD tăng trưởng mạnh về số lượng, đạt 47.879 DN. Các sản phẩm, thương hiệu của các DNNQD không chỉ dừng lại ở Hải Phòng mà còn lan tỏa khắp cả nước và vươn ra thế giới.

Ông Hà Văn Trường, Cục trưởng Cục Thuế Hải Phòng cho biết: “Trên địa bàn thành phố Hải Phòng có 19.083 DNNQD đang hoạt động hiệu quả. Năm 2020, tổng số nộp ngân sách nội địa của khối này gần 8.202 tỷ; Năm 2021 ước nộp gần 9.216 tỷ đồng, trong đó 8 tháng năm 2021 nộp gần 6.242 tỷ đồng, tăng 76,2% so cùng kỳ”.

Dây chuyển sản xuất ô tô Vinfat tại Cát Hải
Dây chuyển sản xuất ô tô Vinfat tại Cát Hải

Theo báo cáo của Cục Thuế Hải Phòng, năm 2020, Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast nộp ngân sách gần 4.022 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy nộp ngân sách 1.251 tỷ đồng; Công ty CP Tập đoàn đầu tư Sao Đỏ nộp gần 4,3 tỷ đồng. Năm 2021, Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast ước nộp ngân sách 5.000 tỷ đồng, trong đó 8 tháng năm 2021 nộp 3.378 tỷ đồng…

Theo báo cáo của Hiệp hội DN cựu chiến binh Hải Phòng, doanh thu 7 tháng năm 2021 của các DN đạt trên 2.000 tỷ đồng, nộp ngân sách gần 50 tỷ đồng; Tạo việc làm cho hơn 10.000 lao động với mức lương bình quân từ 8 - 10 triệu đồng/người/tháng.

Thời gian qua, khối DNNQD trên địa bàn Hải Phòng ngày càng phát triển. Điều đó góp phần giải phóng sức sản xuất đầy tiềm năng của khu vực kinh tế dân doanh; Tạo việc làm và thu nhập cho người lao động; Tạo đà tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách cho Nhà nước; Đồng thời góp phần tạo sự ổn định về chính trị - xã hội.

Khối DNNQD có vị trí đặc biệt quan trọng là bộ phận chủ yếu tạo ra và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP). Vì vậy, vai trò của loại hình này ngày càng được khẳng định trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

Các sản phẩm ấn tượng làm thay đổi bộ mặt thành phố

Hơn 10 năm trước, diện mạo đô thị Hải Phòng chậm phát triển, chỉ tập trung tại 3 quận nội thành. Đứng trước nhu cầu phát triển đô thị, một số DN tư nhân đã mạnh dạn đầu tư phát triển các khu đô thị mới.

Đặc biệt, lực lượng DNNQD đã góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm thay đổi diện mạo thành phố, tạo dấu ấn, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; Hình thành nhiều thương hiệu có tính cạnh tranh khu vực và quốc tế.

Khu công nghiệp Nam Đình Vũ của Tập đoàn Sao Đỏ đang được đầu tư mở rộng để đón các DN lớn
Khu công nghiệp Nam Đình Vũ của Tập đoàn Sao Đỏ đang được đầu tư mở rộng để đón các DN lớn

Hai dự án bất động sản khu đô thị Anh Dũng 2 và Sao Đỏ 1 tại phường Anh Dũng, quận Dương Kinh và Dự án Khu đô thị Thành Tô của Công ty CP Tập đoàn Sao Đỏ đầu tư với quy mô gần 200.000m2 đã trở thành tâm điểm trong dự án phát triển đường 353, kết nối giữa trung tâm đô thị mới phía Nam Hải Phòng, hướng biển, cận kề với khu du lịch nổi tiếng Đồ Sơn.

Với hơn hơn 150 ngôi biệt thự đẹp kết hợp hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, các khu đô thị Sao Đỏ được đánh giá là dự án phát triển nhà tiêu biểu của thành phố và được Sở Khoa học và Công nghệ tặng Huy chương Vàng về quy hoạch xanh - sạch - đẹp; Huy chương Vàng kiến trúc nhà đẹp.

Ông Nguyễn Thành Phương, Tổng Giám đốc Tập đoàn Sao Đỏ chia sẻ: “Cùng với việc đầu tư kinh doanh bất động sản, gần đây chúng tôi đã đầu tư vào dự án KCN Nam Đình Vũ với diện tích 1.329ha, 4 phân khu chức năng liên hoàn, cơ sở hạ tầng đồng bộ. KCN đã thu hút 35 dự án và 311 triệu USD vốn đầu tư. Chúng tôi sẽ xây dựng nơi đây thành KCN, khu phi thuế quan kiểu mẫu với đầy đủ các tiện ích đồng bộ để đón các nhà đầu tư lớn từ các nước dịch chuyển chuỗi sản xuất về Việt Nam…”.

Công ty CP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy với 25 năm lớn mạnh cùng Hải Phòng, trong những năm gần đây đã tập trung vào các dự án cải tạo chung cư cũ U1, U2, U3 Lê Lợi và các khu nhà tập thể Đồng Quốc Bình. Các dự án HH1, HH2, HH3, HH4, khu đô thị Hoàng Huy Riverside, Hoàng Huy Mall, dự án Hoàng Huy Commerce, dự án Hoàng Huy Sở Dầu… đã và đang đầu tư xây dựng của Tập đoàn Hoàng Huy đã góp phần thay đổi bộ mặt đô thị Hải Phòng ngày một văn minh, hiện đại. Tập đoàn Hoàng Huy đã đứng trong tốp 500 DN lớn nhất Việt Nam với số vốn điều lệ gần 4.000 tỷ đồng.

Khu nhà chung cư HH3-HH4 do Tập đoàn Tài chính Hoàng Huy xây dựng tại phường Đồng Quốc Bình, Hải Phòng
Khu nhà chung cư HH3-HH4 do Tập đoàn Tài chính Hoàng Huy xây dựng tại phường Đồng Quốc Bình, Hải Phòng

Vùng đất Cát Hải của Hải Phòng vốn là vùng nước lợ ven biển, người dân sống chủ yếu với nghề nuôi trồng hải sản. Tuy nhiên, Cát Hải đã thay đổi nhanh chóng khi trở thành nơi đặt cụm nhà máy sản xuất ô tô Vinfast - thương hiệu ô tô Việt đầu tiên - với vốn đầu tư 4,2 tỷ USD.

Không chỉ sản xuất ô tô, Tập đoàn Vingroup còn đầu tư vào Hải Phòng những dự án bất động sản như Vinhomes Imperia và Vinhomes Cầu Rào Hải Phòng. Đây là những khu phức hợp đẳng cấp khép kín 5 sao đã khẳng định thị trường BĐS tiềm năng Hải Phòng. Vingroup đã đầu tư 1 tỷ USD vào dự án VinWonders Vũ Yên. Khi hoàn thành, dự án này là công viên chủ đề lớn nhất Việt Nam, mang tới trải nghiệm vui chơi giải trí hấp dẫn hàng đầu ngay giữa trung tâm thành phố cảng, góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ ngành du lịch Hải Phòng nói riêng và Việt Nam nói chung.

Chủ động hỗ trợ các DNNQD

Xác định DNNQD là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội thành phố phát triển bền vững, Hải Phòng đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ DN tháo gỡ khó khăn, phát triển ổn định, hướng đến tăng trưởng bền vững.

Để tháo gỡ khó khăn cho các DNNQD, thành phố Hải Phòng xây dựng các chủ trương, chính sách, tạo môi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng và thuận lợi cho DN và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Điều này được thể hiện rõ nét từ năm 2011 đến nay, kết quả chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hải Phòng đã cải thiện đáng kể qua các năm. Cụ thể, năm 2011, Hải Phòng đạt 57,07 điểm xếp thứ 45/63 tỉnh, thành phố, thì đến năm 2020 đạt 69,27 điểm, xếp vị trí thứ 7/63 tỉnh, thành phố, xếp vị trí thứ 2/11 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng. Trong thời gian qua, thành phố đã ba lần nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước và trong nhóm địa phương có chất lượng điều hành kinh tế tốt.

Thành phố triển khai xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến theo tiêu chuẩn TCVN/ISO 9001:2015 tại hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử.

Từ tháng 9/2016 đến nay, UBND thành phố đã tổ chức 36 kỳ hội nghị đối thoại DN, có 316/333 kiến nghị được giải quyết triệt để (chiếm 94,89%), 17/333 kiến nghị đang được UBND thành phố và các Sở, ngành, địa phương giải quyết. Bên cạnh đó, UBND thành phố Hải Phòng thường xuyên chỉ đạo người đại diện làm đầu mối phụ trách trả lời kiến nghị DN của các Sở, ngành, địa phương thực hiện đôn đốc trả lời đúng thời hạn. Vì vậy, kiến nghị của DN được đẩy nhanh tiến độ giải quyết, đồng thời tăng cường công tác phối hợp giải quyết giữa các Sở, ngành, địa phương.

Thành phố phối hợp hiệp hội DN, các hội ngành nghề tổ chức cho DN gặp gỡ lãnh đạo địa phương, các cơ quan thuế, hải quan, ngân hàng để chia sẻ và tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn trên từng lĩnh vực. Tạo điều kiện để DN hoạt động tốt hơn, tạo sự hài lòng của DN đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, góp phần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các DN.

Mức lương bình quân tăng đồng đều ở các loại hình doanh nghiệp

Mức lương bình quân tăng đồng đều ở các loại hình doanh nghiệp

Từ báo cáo của 4.420 doanh nghiệp (sử dụng 318.740 lao động) trên địa bàn thành phố, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội thông tin, mặt bằng chung, mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều hơn so với năm trước ở tất cả các loại hình doanh nghiệp.
Nông nghiệp Thủ đô giải bài toán phát triển bền vững

Nông nghiệp Thủ đô giải bài toán phát triển bền vững

Trong bối cảnh phát triển mới, ngành Nông nghiệp Thủ đô đang phải đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội mới, đặc biệt là yêu cầu về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Phát triển nông nghiệp gắn với đô thị, đẩy mạnh du lịch sinh thái được cho là những giải pháp hữu hiệu.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui
TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá
Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự ch

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm
Thành phố Hồ Chí Minh, với nhịp sống hối hả và sôi động, ẩn chứa trong mình những mảnh đời kém may mắn, cần sự quan tâm và chia sẻ từ cộng đồng. Giữa lòng thành phố ấy, chị Đỗ Ngọc Hà - Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp Hoa Từ Tâm đã trở thành tấm gương sá

Người bệnh có thể yên tâm hơn

Người bệnh có thể yên tâm hơn
Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, được lên thẳng cấp chuyên môn cao tại dự thảo Luật sửa đổi.

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết
Quay lại văn phòng sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, nhiều người trẻ thừa nhận chỉ làm cầm chừng, chưa lấy lại 100% năng suất. Dù "cháy túi", không ít người trong số họ vẫn hẹn bạn bè đi nhậu, cà phê đầu năm để không bỏ lỡ “tháng ăn chơi”.