Gọi vốn hay không gọi vốn - cuộc chơi sòng phẳng cho Co-Founder Amanotes

Khởi nghiệp Hoàng Hà
KNT - Có rất nhiều nguyên do khiến Amanotes không vội vàng gọi vốn mà vẫn sống tốt. Tuy nhiên, trong giai đoạn sắp tới khi chính thức tham dự cuộc chơi kêu gọi vốn, sẽ rất nhiều điều chờ đợi Amanotes ở phía trước.

Trong tình cảnh “xám xịt” của giới khởi nghiệp năm 2020 với rất nhiều “cái chết tức tưởi”, Amanotes là một điểm sáng hiếm hoi được nhiều người nhắc đến. Amanotes hiện có 1,3 tỷ download trên các nền tảng khác nhau, đồng thời lọt vào top 20 nhà sản xuất app được tải về nhiều nhất trên cả iOS lẫn Android; song chưa một lần tiến hành gọi vốn.

Chia sẻ trong một buổi hội thảo về khởi nghiệp gần đây, anh Nguyễn Tuấn Cường – Co-Founder kiêm CPO Amanotes cho rằng, sở dĩ Amanotes chưa kêu gọi vốn song vẫn sống tốt – sống khỏe kể từ khi thành lập, là bởi đặc thù ngành nghề, mục tiêu cuối cùng của các founder là đi đường xa chứ không làm ra startup để bán và cuối cùng mô hình ‘Sự phát triển khách hàng – Customer Development’ của Steve Blank mà họ đang theo đuổi sắp tới mới đến giai đoạn gọi vốn.

Vì sao Amanotes vẫn sống tốt dù chưa gọi bất cứ đồng vốn nào?

Điều kiện tiên quyết để mô hình kinh doanh như Grab thành công là phải nhanh. Phương Trang có thể scale-up nhưng ưu tiên của họ khác Grab, bởi họ là vận tải đường dài, thời gian cố định và địa điểm nhất định, không phụ thuộc vào việc tốc độ là phải mở rộng thật nhanh. Với mô hình kinh doanh như của Grab, nếu không mở rộng và phát triển nhanh hơn người khác, sẽ bị đối thủ ‘ăn’ mất. Thế nên, Grab cần gọi vốn để scale thật nhanh.

Với Amanotes, trong 5 năm đầu tiên, thị trường âm nhạc chưa có kẻ chiến thắng, bởi hầu hết người dùng sử dụng dạng game này một thời gian nhất định sẽ ngừng dùng, khi họ cảm thấy chán hoặc có game khác hấp dẫn hơn. Chưa có ai là kẻ chiến thắng cuối cùng. Amanotes không cần phải gấp“, Nguyễn Tuấn Cường phân tích.

Bên cạnh đó, chúng ta cần xác định rõ founder xây dựng công ty để bán hay đi đường xa? Nếu để bán, chúng ta cần chạy theo giá trị, tối ưu hóa giá trị bằng cách đi càng nhanh càng tốt. Nếu chúng ta có mục tiêu lớn cần đi đường xa, lúc đó, giá trị doanh nghiệp quan trọng nhưng không cần phải tăng giá trị bằng mọi giá. Founder có thể cân nhắc nhiều thứ bên cạnh giá trị như sự bền vững, cân đối dòng tiền…

Ở Amanotes, động lực hay mục tiêu của các founder là muốn mang âm nhạc tới tất cả mọi người thông qua công nghệ, nên họ không cần phụ thuộc vào chuyện gọi vốn. Trong một lần trả lời phỏng vấn của chúng tôi, Co-Founder Võ Tuấn Bình có chia sẻ, Amanotes muốn tạo ra một platform âm nhạc tương tác đầu tiên trên thế giới.

Vậy làm sao để làm mọi thứ thật hiệu quả?

Gọi vốn hay không gọi vốn - cuộc chơi sòng phẳng cho Co-Founder Amanotes
Mô hình Customer Development mà Amanotes đang theo đuổi.

Chúng ta cần làm đúng việc, đúng thời gian và đúng cách. Hầu hết startup không có kinh nghiệm để nhận định cái gì là đúng. Họ sẽ nhận được nhiều lời khuyên, thậm chí bây giờ lên Google tìm kiếm, cũng ra sẽ những bài kiểu như startup nên làm gì và không làm gì. Chưa nói, startup còn có rất nhiều việc cần phải giải quyết. Do đó, nếu không cẩn thận, các founder dễ lạc vào ma trận những công việc cần và phải làm

Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, thì quyết định không nên làm cái gì cũng quan trọng không kém. Chúng ta nên có bảng mô tả những công việc – framework cụ thể, để định vị xem mình cần và không cần làm gì trong những giai đoạn cụ thể trong tiến trình phát triển của một startup“, anh Nguyễn Tuấn Cường tiếp.

Amanotes chọn mô hình Customer Development của Steve Blank, như kim chỉ nam cho chiến lược phát triển của bản thân họ. Ví dụ: trong thời gian đầu, Amanotes sẽ không xây dựng văn hóa doanh nghiệp vì nó không cần thiết. Lúc đó, ưu tiên của startup là giữ cho doanh nghiệp tồn tại, vì nếu doanh nghiệp chết đi rồi thì xây dựng văn hóa làm gì?!

Có thể nói, dựa vào bảng này, chúng tôi sẽ biết mình nên làm cái gì trước và cái gì sau. Lúc nào chúng tôi cần gọi vốn, những bước nào cần tiền như thế nào, nhiều hay ít. Trong 3 bước đầu tiên, Amanotes không cần gọi vốn, đến giai đoạn cuối cùng mới cần làm điều đó. Bảng framework này giúp chúng tôi ra quyết định đúng, hiểu mình cần và nên làm gì ở mỗi giai đoạn phát triển“, anh Võ Tuấn Cường khẳng định.

Thế nên, sắp tới, Amanotes có kế hoạch gọi vốn vòng đầu tiên, cũng như kế hoạch bảo trợ các startup khác trong hệ sinh thái của mình và sẽ go-global nhanh hơn trước đây. Tuy nhiên, hiện tại họ chưa suy nghĩ đến chuyện IPO, do không có các quỹ đầu tư đầu tư vào doanh nghiệp nên không ai cần exit, họ không có áp lực lên sàn.

Ở khía cạnh khác, Covid-19, với Amanotes chỉ là một khó khăn như rất nhiều khó khăn khác trong bước đường khởi nghiệp.

Khi Covid-19 đến, các startup nên có khả năng phân tích chúng sẽ ảnh hưởng đến mình như thế nào? Những khó khăn và thuận lợi? Khủng hoảng có thể mang lại nhiều điều tốt, nếu chúng ta biết phát huy và tận dụng cơ hội mà thị trường mang lại. Ngoài ra, startup phải biết thích nghi, phải thay đổi, nếu không sẽ bị thị trường đào thải.

Startup chính là những chiến binh, nếu thị trường có nhiều thay đổi và thiếu thông tin, chúng ta hãy cố gắng phân tích và thích nghi theo tinh thần chiến binh.

Startup hãy biết nắm lấy cơ hội, xem nhân sự nào muốn gắn bó với công ty, người nào đang nhấp nhổm muốn ra đi, chúng ta sẽ test được lòng trung thành. Founder cần có khả năng quy tụ, hiểu mỗi nhân sự cần gì, muốn gì. Nếu một người làm việc chỉ vì tiền, đó không phải là những nhân sự mà các founder nên tìm kiếm“, Nguyễn Tuấn Cường kết luận.

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới

Từ tình yêu với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm bằng cói của quê hương, chị Trần Thùy Nhi (xã Quang Thiện, Kim Sơn, Ninh Bình) quyết tâm khởi nghiệp. Vừa dạy học vừa chèo lái vượt qua khó khăn trên con đường khởi nghiệp, mô hình của chị không chỉ mang về doanh thu 30 tỉ đồng mỗi năm mà còn đưa cói Việt ra thế giới.
Mang chè Shan tuyết Tủa Chùa ra thế giới

Mang chè Shan tuyết Tủa Chùa ra thế giới

Tốt nghiệp đại học, thay vì tìm một công việc và bám trụ lại Thủ đô, Nguyễn Mỹ Linh quyết định về quê khởi nghiệp với cây chè Shan tuyết ở huyện Tủa Chùa (Điện Biên) - một trong những huyện miền núi nghèo nhất cả nước. Bằng sự kiên cường, Linh giúp sản phẩm trà Shan tuyết Tủa Chùa không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn từng bước tiếp cận thị trường quốc tế.
Thúc đẩy phụ nữ ứng dụng công nghệ trong phát triển sản xuất

Thúc đẩy phụ nữ ứng dụng công nghệ trong phát triển sản xuất

Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là nền tảng, nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước và Thủ đô Hà Nội. Việc tạo cơ hội và phát huy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ trong thực hiện các mục tiêu phát triển khoa học công nghệ sẽ góp phần tạo ra nhiều giá trị mới cho xã hội.
Sáng chế khoa học giúp phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam

Sáng chế khoa học giúp phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam

Nhằm khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên, đồng thời tôn vinh các nhà khoa học, chiều nay (22/6), Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức Triển lãm Khoa học và Công nghệ dành cho sinh viên Học viện.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

Trong kỷ nguyên số, xu hướng làm việc hiện đại đang thay đổi cách người trẻ tiếp cận công việc, từ việc kết hợp AI đến làm việc tự do và làm việc từ xa để đạt hiệu quả tối ưu mà vẫn duy trì cân bằng cuộc sống.
Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

Trong kỷ nguyên số, xu hướng làm việc hiện đại đang thay đổi cách người trẻ tiếp cận công việc, từ việc kết hợp AI đến làm việc tự do và làm việc từ xa để đạt hiệu quả tối ưu mà vẫn duy trì cân bằng cuộc sống.
Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

AI “soán ngôi": Sinh viên và cuộc đua kỹ năng để vượt sóng

AI “soán ngôi": Sinh viên và cuộc đua kỹ năng để vượt sóng
Trước làn sóng tự động hóa và sự trỗi dậy mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI), các ngành nghề đều đang chứng kiến những thay đổi sâu sắc, kéo theo nguy cơ cắt giảm nhân sự ở nhiều vị trí truyền thống. Để không bị bỏ lại phía sau, nhiều sinh viên đang phải đ

Tô thắm Thủ đô bằng "Màu cờ tôi yêu"

Tô thắm Thủ đô bằng "Màu cờ tôi yêu"
Hòa cùng không khí tưng bừng của cả nước chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), tinh thần yêu nước được tuổi trẻ Thủ đô lan tỏa trên mạng xã hội nhờ những trào lưu tích cực, truyền cảm hứng.

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui
TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá
Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự ch

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới
Từ tình yêu với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm bằng cói của quê hương, chị Trần Thùy Nhi (xã Quang Thiện, Kim Sơn, Ninh Bình) quyết tâm khởi nghiệp. Vừa dạy học vừa chèo lái vượt qua khó khăn trên con đường khởi nghiệp, mô hình của chị không chỉ mang v

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z
Trong kỷ nguyên số, xu hướng làm việc hiện đại đang thay đổi cách người trẻ tiếp cận công việc, từ việc kết hợp AI đến làm việc tự do và làm việc từ xa để đạt hiệu quả tối ưu mà vẫn duy trì cân bằng cuộc sống.