Hiếm như sao buổi sớm, bao nhiêu “kỳ lân công nghệ” Việt Nam xuất hiện trong năm 2021?

Khởi nghiệp Hoàng Hà
(KNT) - So sánh ngay cả trong khu vực ĐNA, con số Startup tại Việt Nam đạt giá trị thương hiệu trên 1 tỷ USD vẫn còn là một hiện tượng hiếm có. Năng lực tiềm ẩn sẽ làm thay đổi bộ mặt trong làng công nghệ số của Việt Nam như thế nào trong năm 2021?

Xướng danh “kì lân công nghệ” Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam theo thống kê có trên 3.000 doanh nghiệp startup, tuy nhiên cho tới thời điểm này chỉ mới có vỏn vẹn 2 doanh nghiệp startup được gọi là “kì lân” hoạt động trong lĩnh vực Internet, thanh toán trực tuyến liên quan đến công nghệ, hay thuộc phạm trù nền kinh tế số.

Kinh tế số Việt Nam: Vì sao chưa nhiều startup “kì lân công nghệ”?

“Kì lân công nghệ” đầu tiên tại Việt Nam là Công ty cổ phần VNG, thành lập năm 2004, ban đầu chuyên cung cấp dịch vụ game online, sau đó mở rộng sang lĩnh vực Internet. VNG mất đúng 10 năm, tức vào năm 2014, được định giá trên 1 tỉ USD.

Cuối năm 2020, theo Báo cáo kinh tế số E-Conomy SEA năm 2020, VNPay – một doanh nghiệp khởi nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thanh toán trực tuyến, đã chính thức trở thành kì lân công nghệ thứ 2 tại Việt Nam sau khi gọi vốn thành công từ Softbank Vision Fund (Nhật Bản) và quĩ đầu tư nhà nước GIC Pte (Singapore). Như vậy là phải mất từ 5-6 năm nền kinh tế Việt Nam mới có một “kì lân công nghệ” thứ hai.

“Kì lân công nghệ” thứ ba của Việt Nam sẽ gọi tên startup nào vẫn chưa thể có đáp số ngay thời điểm đầu năm 2021 này.

"Kỳ lân công nghệ" Việt Nam "rón rén" xuất hiện

Khu vực Đông Nam Á đến thời điểm này có hơn 10 startup “kì lân công nghệ”, trong đó Indonesia sở hữu nhiều nhất, tiếp theo là Singapore. Trên thực tế, Indonesia là “cường quốc kì lân công nghệ” không chỉ trong khu vực Đông Nam Á mà cả trên phạm vi Châu Á và Thế Giới.

Singapore ở vị trí thứ hai nhưng thực sự những “kì lân công nghệ” có gốc gác của Singapore lại không nhiều nếu không muốn nói là từ các quốc gia khác đến. Đơn cử Grab từ Malaysia đến Singapore mở đại bản doanh, SEA Group có nguồn vốn ngay từ ban đầu đến từ Trung Quốc, Lazada đã được Alibaba mua lại…

Malaysia trên danh nghĩa chưa có “kì lân công nghệ” nhưng về thực chất Grab có gốc từ quốc gia này, không chỉ là “kì lân” mà còn là một “siêu kì lân công nghệ” có giá trị lớn nhất khu vực Đông Nam Á, tiếp sau là GoJek của Indonesia, cùng được định giá từ 10 tỉ USD trở lên.

Việt Nam hiện có 2 “kì lân công nghệ”, với VNPay cán ngưỡng 1 tỉ USD, còn VNG được định giá từ 1,5-1,7 tỉ USD. Việt Nam vẫn xếp trên các quốc gia tốp dưới trong khu vực Đông Nam Á về số lượng “kì lân công nghệ”, tuy nhiên nếu so với tốp trên thì còn kém cả số lượng và qui mô, giá trị.

Nhà sáng lập Đinh Văn Hồng Vũ của ứng dụng dạy và học tiếng Anh Elsa Speak tại thung lũng Silicon (california, Mỹ) cho rằng, một startup muốn có hướng phát triển mạnh, mở rộng trước hết cần chọn được lĩnh vực có dung lượng người dùng lớn.

VNPay, kì lân công nghệ thứ hai của Việt Nam chuyên về thanh toán trực tuyến. Ảnh chụp màn hình: Thế Lâm.
VNPay, kì lân công nghệ thứ hai của Việt Nam chuyên về thanh toán trực tuyến. Ảnh chụp màn hình: Thế Lâm.

Còn theo thạc sĩ marketing Tuyết Mai đã và đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghệ cho rằng, Việt Nam với gần 100 triệu dân là một thị trường lớn tiềm năng về lượng người dùng và nhu cầu. Tuy nhiên, rất nhiều nhà sáng lập các startup công nghệ lại xây dựng và phát triển sản phẩm, dịch vụ từ tầm nhìn kĩ thuật công nghệ cho nên ít nhiều gặp giới hạn trong việc mở rộng phân khúc người dùng từ góc độ sở thích, trải nghiệm hay phát triển kinh doanh.

Thêm vào đó, nhiều startup hạn chế về khả năng quảng bá, tiếp thị và nguồn vốn để đẩy mạnh tiếp cận, giáo dục người dùng dẫn đến mất rất nhiều thời gian để gia tăng lượng người dùng cũng như giá trị.

Thứ ba, nhiều startup công nghệ tại Việt Nam có những nhạy bén nắm bắt xu hướng, sao chép mô hình từ nước ngoài nhưng khả năng cạnh tranh kém, gặp các doanh nghiệp cùng loại hình, ngành nghề từ nước ngoài vào thì rất dễ bị đánh bại khi chưa kịp lớn mạnh để trở thành “kì lân công nghệ”.

Mang chè Shan tuyết Tủa Chùa ra thế giới

Mang chè Shan tuyết Tủa Chùa ra thế giới

Tốt nghiệp đại học, thay vì tìm một công việc và bám trụ lại Thủ đô, Nguyễn Mỹ Linh quyết định về quê khởi nghiệp với cây chè Shan tuyết ở huyện Tủa Chùa (Điện Biên) - một trong những huyện miền núi nghèo nhất cả nước. Bằng sự kiên cường, Linh giúp sản phẩm trà Shan tuyết Tủa Chùa không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn từng bước tiếp cận thị trường quốc tế.
Thúc đẩy phụ nữ ứng dụng công nghệ trong phát triển sản xuất

Thúc đẩy phụ nữ ứng dụng công nghệ trong phát triển sản xuất

Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là nền tảng, nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước và Thủ đô Hà Nội. Việc tạo cơ hội và phát huy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ trong thực hiện các mục tiêu phát triển khoa học công nghệ sẽ góp phần tạo ra nhiều giá trị mới cho xã hội.
Sáng chế khoa học giúp phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam

Sáng chế khoa học giúp phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam

Nhằm khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên, đồng thời tôn vinh các nhà khoa học, chiều nay (22/6), Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức Triển lãm Khoa học và Công nghệ dành cho sinh viên Học viện.
Nâng tầm tư duy và nội lực cho doanh nghiệp

Nâng tầm tư duy và nội lực cho doanh nghiệp

Hội thảo “Vững nội lực, vượt khúc quanh - Nâng tầm tư duy và nội lực cho doanh nghiệp”, do JCI Đà Nẵng (chi hội của Liên đoàn Lãnh đạo và Doanh nhân trẻ thế giới) vừa tổ chức đã thu hút đông đảo các doanh nhân, nhà quản lý và chủ doanh nghiệp tham dự.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui
TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá
Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự ch

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm
Thành phố Hồ Chí Minh, với nhịp sống hối hả và sôi động, ẩn chứa trong mình những mảnh đời kém may mắn, cần sự quan tâm và chia sẻ từ cộng đồng. Giữa lòng thành phố ấy, chị Đỗ Ngọc Hà - Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp Hoa Từ Tâm đã trở thành tấm gương sá

Người bệnh có thể yên tâm hơn

Người bệnh có thể yên tâm hơn
Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, được lên thẳng cấp chuyên môn cao tại dự thảo Luật sửa đổi.

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết
Quay lại văn phòng sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, nhiều người trẻ thừa nhận chỉ làm cầm chừng, chưa lấy lại 100% năng suất. Dù "cháy túi", không ít người trong số họ vẫn hẹn bạn bè đi nhậu, cà phê đầu năm để không bỏ lỡ “tháng ăn chơi”.