Khát vọng của kỹ sư bỏ phố lên rừng, mong đưa sâm Ngọc Linh ra thế giới

Khởi nghiệp Minh Tuấn - Nguyễn Nguyên
Không chỉ gìn giữ, phát triển cây sâm Ngọc Linh - món quà trời ban cho Việt Nam, ông Nguyễn Tuấn Vũ còn đang tạo kế sinh nhai cho hàng trăm đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Kon Tum. Tất cả đều mong muốn cùng đưa sâm Ngọc Linh vươn rộng, vươn xa khắp thế giới.

Cơ duyên với “lộc trời” - sâm Ngọc Linh

Đến với cây sâm Ngọc Linh, ông Nguyễn Tuấn Vũ - Giám đốc Công ty CP Đầu tư Sâm Việt Nam (Công ty Sâm Việt Nam) ví như một cơ duyên và mang nặng cả nỗi niềm về trách nhiệm. Ông chia sẻ: “Vốn là một kỹ sư xây dựng, khi tận mắt thấy bố mắc bệnh mất, không cách gì cứu chữa, tôi đã rất buồn. Trong tâm trí tôi từ lúc đó đã đau đáu một suy nghĩ là sẽ làm bất cứ điều gì để nghiên cứu các loại dược liệu để cứu người, giúp đời”.

Ông Nguyễn Tuấn Vũ bên vườn sâm Ngọc Linh do người dân Kon Tum hợp tác trồng
Ông Nguyễn Tuấn Vũ bên vườn sâm Ngọc Linh do người dân Kon Tum hợp tác trồng

Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu thực tế về sâm Ngọc Linh, ông Vũ đã quyết định chọn Kon Tum là nơi khởi nghiệp. “Đến Kon Tum cũng là một cái duyên đối với tôi. Bởi lẽ, Kon Tum là một trong các tỉnh nghèo nhưng cũng được trời phú cho một loại dược liệu quý nhất cả nước. Bên cạnh đó, tôi cũng mong muốn có thể hỗ trợ người dân và đồng bào dân tộc thiểu số sống quanh khu vực núi Ngọc Linh có được công việc ổn định, cuộc sống no đủ hơn. Xa hơn là phụng sự cộng đồng và mang sâm Việt Nam vươn rộng, vươn xa hơn nữa trên thế giới”.Theo ông Vũ, thực tế thiên nhiên đã ưu đãi cho Việt Nam rất nhiều loại thảo dược quý hiếm, có thể hỗ trợ bảo vệ sức khỏe rất tốt, nhất là tại các khu vực có nhiều núi cao, rừng sâu như Tây Nguyên, Quảng Nam... Trong một lần tình cờ đọc được thông tin về sâm Ngọc Linh, biết được những giá trị to lớn của loại sâm này đối với sức khỏe, ông Vũ đã quyết định bán nhà ở TP Hồ Chí Minh, “đổ vốn” thành lập doanh nghiệp chuyên về đầu tư, phát triển cây sâm nói riêng và các loại cây thảo dược nói chung.

Để thực hiện hóa ước mơ của mình, ông Vũ đã thành lập Công ty CP Dược liệu Núi Ngọk (tiền thân của Công ty Cổ phần Đầu tư Sâm Việt Nam).

Ngoài ra, Công ty Sâm Việt Nam còn ký hợp đồng liên kết đầu tư, phát triển vườn sâm với nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số (người Xơ Đăng). Cụ thể, trong năm 2020, Công ty Sâm Việt Nam ký hợp đồng liên kết với hộ ông A.K (xã Ngọc Lây, huyện Tu Mo Rông) để cùng đầu tư và phát triển 5ha sâm; Ký kết hợp tác với hộ ông A.L (xã Tê Xăng, huyện Tu Mo Rông) đầu tư trồng vườn sâm tại 2 khu đất thôn Đăk Viên và thôn Tu Thó (đều thuộc xã Tê Xăng). Trong năm 2021, Công ty Sâm Việt Nam ký hợp đồng liên kết đầu tư, phát triển vườn sâm với hộ ông A.P (xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông)…

Đưa sâm Ngọc Linh vươn ra thế giới

Theo ông Vũ, việc liên kết, hợp tác đầu tư và phát triển vườn sâm Ngọc Linh với các hộ dân rất được khuyến khích và Công ty Sâm Việt Nam thực hiện theo đúng quy định của luật pháp. Doanh nghiệp cam kết bỏ vốn, chi phí mua giống, chi phí chăm sóc, bảo vệ vườn cây. Các hộ dân thì bỏ công chăm sóc, bảo vệ và theo dõi vườn cây phát triển… Toàn bộ thành phẩm thu hoạch được doanh nghiệp bao tiêu cho các hộ dân.

Theo chia sẻ của đại diện Công ty Sâm Việt Nam: “Hiện nay, doanh nghiệp đã liên kết với các hộ dân là người đồng bào dân tộc thiểu số nhằm cải thiện đời sống, kế sinh nhai với diện tích rừng trồng sâm khoảng 10ha. Bên cạnh đó, chúng tôi có đội ngũ nghiên cứu và phát triển nguồn giống từ phương pháp cấy mô trong phòng thí nghiệm, với tổng diện tích khu nghiên cứu là 1.700m2, tọa lạc tại khu nông nghiệp công nghệ cao, thuộc thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum.

Ngoài đầu tư cho cây sâm, doanh nghiệp còn có vùng nguyên dược liệu hàng chục héc ta, là nơi chăm sóc và phát triển các loại dược liệu quý như: Giảo cổ lam, tử diệp thảo, đương quy, hồng đẳng sâm, trà dây, sa nhân, ba kích tím...”.

Đội ngũ nghiên cứu và phát triển nguồn giống từ phương pháp cấy mô trong phòng thí nghiệm Công ty Sâm Việt Nam
Đội ngũ nghiên cứu và phát triển nguồn giống từ phương pháp cấy mô trong phòng thí nghiệm Công ty Sâm Việt Nam

Nói về cây sâm Ngọc Linh, ông Vũ cho biết, ông đã đi nhiều vùng trồng sâm của Hàn Quốc, được tiếp xúc, làm việc với nhiều chuyên gia về sâm của nước này và đều được nghe họ khen ngợi hết lời về cây sâm Ngọc Linh.

Đặc biệt, sâm Ngọc Linh là một trong những niềm tự hào và cũng là đóng góp quan trọng của Việt Nam đối với nền y học thế giới. Đó cũng là lý do mà trong lễ khánh thành công trình xây dựng “Trung tâm quốc gia nghiên cứu và phát triển sâm Ngọc Linh” diễn ra ngày 5/9/2018, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (khi đó là Thủ tướng Chính phủ) nêu rõ: Sâm Ngọc Linh là quốc bảo của Việt Nam.

Ông Vũ cũng chia sẻ thêm, theo các nhà nghiên cứu dược liệu, các dược chất quý trong sâm Ngọc Linh là “độc nhất vô nhị”, bởi thân rễ sâm Ngọc Linh chứa tới 52 hợp chất saponin; Trong đó, có tới 26 hợp chất saponin không có trong các loại sâm khác. Vì thế, giới chuyên gia về sâm đã xếp sâm Ngọc Linh là một trong 5 cây sâm quý nhất trên thế giới.

Cây sâm Ngọc Linh khi ươm tạo...
Cây sâm Ngọc Linh khi ươm tạo...
Sâm vươn mình xanh tốt dưới tán rừng già Kon Tum
Sâm vươn mình xanh tốt dưới tán rừng già Kon Tum

Có điều khiến ông Vũ vẫn đau đáu cho đến nay là dù có được loại sâm quý nhất thế giới nhưng các chuyên gia lại cho rằng Việt Nam vẫn chưa đạt được đẳng cấp như Hàn Quốc là đưa cây sâm trở thành loại cây biểu tượng để cả thế giới biết đến. Việt Nam vẫn chưa phát triển cây sâm thành một ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia.

Vì vậy, việc Công ty Sâm Việt Nam nỗ lực đầu tư và phát triển sâm Ngọc Linh ở Kon Tum cũng nhằm mục đích góp phần cùng địa phương phát triển một ngành kinh tế đặc thù - lấy cây sâm làm một trong những ngành chủ đạo, mũi nhọn; Nỗ lực phát triển cây sâm thành loại cây hàng hóa, phổ biến cho người dân cùng tham gia đầu tư, phát triển các vườn sâm quý, vừa như một phương cách tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số có công ăn việc làm, có thu nhập, vừa xóa đói - giảm nghèo. Đặc biệt, qua đó cũng góp phần sớm đưa sâm Ngọc Linh Việt Nam sánh vai cùng thương hiệu đẳng cấp như một số loại sâm quý khác trên thế giới.

Mang chè Shan tuyết Tủa Chùa ra thế giới

Mang chè Shan tuyết Tủa Chùa ra thế giới

Tốt nghiệp đại học, thay vì tìm một công việc và bám trụ lại Thủ đô, Nguyễn Mỹ Linh quyết định về quê khởi nghiệp với cây chè Shan tuyết ở huyện Tủa Chùa (Điện Biên) - một trong những huyện miền núi nghèo nhất cả nước. Bằng sự kiên cường, Linh giúp sản phẩm trà Shan tuyết Tủa Chùa không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn từng bước tiếp cận thị trường quốc tế.
Thúc đẩy phụ nữ ứng dụng công nghệ trong phát triển sản xuất

Thúc đẩy phụ nữ ứng dụng công nghệ trong phát triển sản xuất

Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là nền tảng, nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước và Thủ đô Hà Nội. Việc tạo cơ hội và phát huy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ trong thực hiện các mục tiêu phát triển khoa học công nghệ sẽ góp phần tạo ra nhiều giá trị mới cho xã hội.
Sáng chế khoa học giúp phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam

Sáng chế khoa học giúp phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam

Nhằm khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên, đồng thời tôn vinh các nhà khoa học, chiều nay (22/6), Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức Triển lãm Khoa học và Công nghệ dành cho sinh viên Học viện.
Nâng tầm tư duy và nội lực cho doanh nghiệp

Nâng tầm tư duy và nội lực cho doanh nghiệp

Hội thảo “Vững nội lực, vượt khúc quanh - Nâng tầm tư duy và nội lực cho doanh nghiệp”, do JCI Đà Nẵng (chi hội của Liên đoàn Lãnh đạo và Doanh nhân trẻ thế giới) vừa tổ chức đã thu hút đông đảo các doanh nhân, nhà quản lý và chủ doanh nghiệp tham dự.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui
TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá
Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự ch

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm
Thành phố Hồ Chí Minh, với nhịp sống hối hả và sôi động, ẩn chứa trong mình những mảnh đời kém may mắn, cần sự quan tâm và chia sẻ từ cộng đồng. Giữa lòng thành phố ấy, chị Đỗ Ngọc Hà - Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp Hoa Từ Tâm đã trở thành tấm gương sá

Người bệnh có thể yên tâm hơn

Người bệnh có thể yên tâm hơn
Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, được lên thẳng cấp chuyên môn cao tại dự thảo Luật sửa đổi.

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết
Quay lại văn phòng sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, nhiều người trẻ thừa nhận chỉ làm cầm chừng, chưa lấy lại 100% năng suất. Dù "cháy túi", không ít người trong số họ vẫn hẹn bạn bè đi nhậu, cà phê đầu năm để không bỏ lỡ “tháng ăn chơi”.