Lấy ý kiến Nhân dân về Luật Đất đai sửa đổi cần công khai, minh bạch, tránh hình thức

Trong nước Anh Đức
Chiều 13/12, tiếp tục chương trình phiên họp thứ mười tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét, quyết định việc lấy ý kiến nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu gợi mở một số vấn đề
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu gợi mở một số vấn đề

Lấy ý kiến Nhân dân về Luật Đất đai (sửa đổi) từ ngày 3/1 đến 15/3/2023

Trình bày tờ trình, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết, việc lấy ý kiến nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) nhằm phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của nhân dân trong việc tham gia xây dựng luật; tạo sự đồng thuận của Nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của Nhân dân trong việc sửa đổi Luật Đất đai; Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với việc sửa đổi Luật Đất đai và tổ chức thi hành luật.

Đối tượng lấy ý kiến là các tầng lớp Nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài; các cơ quan nhà nước, tổ chức ở trung ương: các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Tòa án Nhân dân Tối cao; Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao; Kiểm toán Nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước; Các cơ quan nhà nước ở địa phương: HĐND, UBND, Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức xã hội khác; Các học viện, trường đại học, viện nghiên cứu.

Nội dung lấy ý kiến về toàn bộ dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân được dư luận quan tâm. Ý kiến đóng góp của Nhân dân phải được tổng hợp đầy đủ, chính xác, khách quan và được nghiên cứu, tiếp thu, giải trình nghiêm túc để hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và báo cáo Quốc hội.

Việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân thông qua các hình thức sau: Góp ý trực tiếp bằng văn bản; tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm; thông qua Cổng thông tin điện tử của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các các cơ quan thông tấn báo chí; Điều tra xã hội học về nội dung chính sách và tác động các chính sách trong dự thảo Luật...

Quang cảnh phiên họp
Quang cảnh phiên họp

Thời gian lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bắt đầu từ ngày 3/1 đến hết ngày 28/2/2023. Chính phủ xây dựng kế hoạch và tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Không thể chỉ có một kênh tổng hợp

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, ông còn rất băn khoăn, bởi nội hàm của Nhân dân chưa rõ, phải cụ thể hoá đối tượng lấy ý kiến về dự án Luật Đất đai.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, nếu chỉ đăng tải nội dung lấy ý kiến trên cổng thông tin điện tử thì có thể đọc qua thấy êm không vấn đề gì cả, nhưng khi luật ban hành rồi mới thấy "hoá ra là thế này, thế kia".

"Có những vấn đề mình toàn chuyên gia còn chả hiểu thì làm sao mà dân hiểu được, nên chăng 63 tỉnh, thành có hình thức như báo cáo viên nêu vấn đề là hiện đang có vướng mắc thế này, đã bàn sửa thế nào, sửa như thế thì tác động ra sao" - Chủ tịch Quốc hội gợi mở.

Từ đó, Chủ tịch Quốc hội cho rằng cần xác định vấn đề trọng tâm, địa bàn trọng điểm, đối tượng nào chịu tác động lớn nhất để có cách thức xin ý kiến cho phù hợp.

Theo Chủ tịch Quốc hội, quá trình lấy ý kiến Nhân dân phải có sự giám sát, vì có khi ý kiến rất sát lại không được tổng hợp hoặc tổng hợp khác đi, làm thế nào để không xảy ra chuyện đó, nếu xảy ra thì xử lý thế nào.

Phát biểu tại phiên họp, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho rằng, để tránh câu chuyện có thể có những ý kiến rất xác đáng, sắc sảo, cần thiết nhưng không phù hợp với cơ quan quản lý nhà nước nên không được tổng hợp, thì kết quả lấy ý kiến đề nghị gửi cả về Quốc hội song song với gửi về Chính phủ và cần được tổng hợp đầy đủ.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho rằng, sau khi xin ý kiến thì việc tổng hợp cần phải có rất nhiều kênh, để bảo đảm việc lấy ý kiến trung thực, khách quan, không thể chỉ có một kênh tổng hợp. Điều này theo ông Huy là để tránh việc cơ quan xin ý kiến chỉ tổng hợp những gì thuận lợi cho mình, dẫn đến kết quả lệch lạc.

"Trong quá trình chúng tôi xin ý kiến, các chuyên gia rất không bằng lòng vì không có cơ chế phản hồi, không minh bạch. Tôi góp ý cho anh bao nhiêu nhưng sau đó anh không có phản hồi gì, cái này tiếp thu hay không tiếp thu, không tiếp thu thì lý do vì sao. Tất nhiên mình không thể trả lời cả nhưng phải có cơ chế nào đó để yêu cầu phản hồi.

Đây là việc mình tôn trọng, khuyến khích và không phải riêng luật này mà các luật khác về sau. Luật sau lấy ý kiến, cử tri, Nhân dân bảo lần trước góp ý chẳng có phản hồi gì nên lần này không góp ý nữa", ông Huy nói.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng

Về đối tượng, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho rằng có thể phân theo hộ gia đình, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, chuyên gia, nhà khoa học, mỗi nhóm như vậy thì xác định vấn đề trọng tâm cần xin ý kiến.

Về thời gian lấy ý kiến, cả Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường và Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng... đều cho rằng cần kéo dài từ 3/1/2023 đến 15/3/2023.

Tại phiên họp, 100% các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt biểu quyết nhất trí thông qua các nội dung cơ bản của Nghị quyết.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất lấy ý kiến Nhân dân về toàn bộ dự thảo luật và các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của Nhân dân được dư luận xã hội quan tâm. Đề nghị Chính phủ rà soát các vấn đề trọng tâm lấy ý kiến nhân dân để tập trung vào những nội dung cần thiết, phù hợp.

Điều kiện tiên quyết, thời cơ hiếm có để phát triển hùng cường

Điều kiện tiên quyết, thời cơ hiếm có để phát triển hùng cường

Để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030, hướng tới 100 năm thành lập Đảng và 100 năm thành lập nước thì chúng ta cần có những đột phá, trong đó đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số chính là con đường lựa chọn để thực hiện các bước nhảy vọt, rút ngắn khoảng cách với các nước đi trước.
2025 drone sẽ tỏa sáng trong chương trình Hòa nhạc ánh sáng

2025 drone sẽ tỏa sáng trong chương trình Hòa nhạc ánh sáng

Trong Chương trình Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025, sự kiện mở màn cho Lễ hội Ánh sáng Quốc tế Hà Nội 2025, sẽ có màn trình diễn ánh sáng từ 2025 drone (thiết bị bay không người lái) kết hợp với âm nhạc của dàn nhạc giao hưởng.
Du khách say lòng với bãi lau nở rộ

Du khách say lòng với bãi lau nở rộ

Những ngày gần đây, nhiều người tìm đến bãi hoa cỏ lau đang nở rộ tại bài bồi xã Tự Nhiên (huyện Thường Tín, Hà Nội) để tận hưởng cảnh sắc đặc biệt nơi đây.
56 đơn vị hành chính cấp xã mới của Hà Nội sau sắp xếp

56 đơn vị hành chính cấp xã mới của Hà Nội sau sắp xếp

Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025 quy định việc sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới hoặc điều chỉnh diện tích tại 20 quận, huyện, thị xã của TP Hà Nội.
Kỳ vọng vào bệ đỡ cho những nhà sáng tạo trẻ

Kỳ vọng vào bệ đỡ cho những nhà sáng tạo trẻ

Với chừng hơn 200 không gian sáng tạo, Hà Nội trở thành nơi có nhiều không gian sáng tạo nhất cả nước. Tuy hoạt động và phát triển sôi nổi song các không gian sáng tạo còn gặp nhiều khó khăn do thiếu sự ổn định về địa điểm và mô hình nguồn lực.
Để người trẻ hiểu thêm về Logistics và vận tải xanh...

Để người trẻ hiểu thêm về Logistics và vận tải xanh...

Chiều 14/11, Thành đoàn - Hội Sinh viên thành phố Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học “Thương mại hóa các công nghệ cốt lõi, ứng dụng chuyển đổi số vào lĩnh vực Giao thông vận tải - Logistics” tại trường Đại học Giao thông vận tải.
Hỗ trợ sinh viên phát huy tiềm năng của bản thân

Hỗ trợ sinh viên phát huy tiềm năng của bản thân

Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Ninh Thuận phối hợp với Chi hội Doanh nghiệp huyện Ninh Sơn vừa tổ chức chương trình hỗ trợ, kết nối, phát huy “Sinh viên 5 tốt”, “Học sinh 3 rèn luyện”, “Học sinh 3 tốt” tại Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ TrueCoop Ma Nới.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui
TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá
Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự ch

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm
Thành phố Hồ Chí Minh, với nhịp sống hối hả và sôi động, ẩn chứa trong mình những mảnh đời kém may mắn, cần sự quan tâm và chia sẻ từ cộng đồng. Giữa lòng thành phố ấy, chị Đỗ Ngọc Hà - Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp Hoa Từ Tâm đã trở thành tấm gương sá

Người bệnh có thể yên tâm hơn

Người bệnh có thể yên tâm hơn
Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, được lên thẳng cấp chuyên môn cao tại dự thảo Luật sửa đổi.

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết
Quay lại văn phòng sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, nhiều người trẻ thừa nhận chỉ làm cầm chừng, chưa lấy lại 100% năng suất. Dù "cháy túi", không ít người trong số họ vẫn hẹn bạn bè đi nhậu, cà phê đầu năm để không bỏ lỡ “tháng ăn chơi”.