Nhà đầu tư bất động sản "di cư" về tỉnh lẻ

Bất động sản
Giới đầu tư có xu hướng tìm về tỉnh lẻ khi bất động sản tại các thành phố lớn không còn nhiều khả năng sinh lời.

Tại hội thảo về thị trường mới của bất động sản gần đây, các chuyên gia, doanh nghiệp nhận định, bất động sản tại những thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM không còn nhiều hấp dẫn với nhà đầu tư.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó tổng thư ký hiệp hội bất động sản Việt Nam cho biết, quỹ đất tại Hà Nội, TP HCM đang khan hiếm, số lượng dự án có thể đầu tư không còn nhiều. Đặc biệt với phân khúc chung cư, khả năng sinh lời là rất thấp khi giá gần chạm trần, nhà đầu tư không có khả năng "lướt sóng".

Nhà đầu tư bất động sản di cư về tỉnh lẻ - Ảnh 1.

Một sự án tại bãi biển Quy Nhơn. Ảnh: Nhơn Hội New City.

Tại TP HCM, giá chung cư tăng mạnh, bình quân 5-7%, cá biệt có những dự án tăng 10%. "Hiện có bong bóng giá nhà, nếu đầu tư thì không có lợi", ông nói. Với thị trường Hà Nội, dù giá đang đi ngang nhưng được xem là ở mức đỉnh.

Nhà đầu tư, theo nguyên tắc sẽ rót vốn vào thị trường có khả năng sinh lời tốt, giá còn ở ngưỡng thấp. Do vậy, dòng vốn đầu tư bất động sản đang dịch chuyển sang các thị trường mới, được định nghĩa là nơi bắt đầu có sự phát triển mạnh về kinh tế kèm theo một vài lợi thế phát triển du lịch hay công nghiệp.

Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó tổng giám đốc batdongsan.com.vn thông tin, xu hướng tìm kiếm tại các thị trường tỉnh tăng lên rõ rệt trong 2 năm gần đây. Đơn cử tại Quy Nhơn, so với quý I, lượng tìm kiếm trong quý II đã tăng 30%. Theo sự quan sát của ông, ở các tỉnh, nếu được đầu tư lớn về hạ tầng cơ bản kèm theo sự xuất hiện của một số tập đoàn lớn sẽ khiến thị trường nhà đất nóng lên, xác lập sân chơi bất động sản mới cho các nhà đầu tư.

Việc đầu tư tại những địa phương mới nổi này cũng có nhiều thuận lợi. Ông Bùi Văn Doanh, Viện trưởng Viện nghiên cứu bất động sản Việt Nam nhận xét, các tỉnh ven biển miền Trung có quỹ đất lớn, nhiều tiềm năng về vị trí, cảnh quan, khí hậu và danh lam thắng cảnh, thuận lợi cho phát triển du lịch.

Theo ông, các khu vực này đang trong giai đoạn "vươn mình" nên chính quyền sẽ "trải thảm đỏ", tạo điều kiện đón nhà đầu tư. Nhờ vậy, việc phê duyệt và triển khai dự án sẽ dễ dàng hơn. 2 năm qua, Hà Nội và TP HCM rất ít dự án được phê duyệt. Bên cạnh đó, do ít nhà đầu tư tham gia, sự cạnh tranh cũng được giảm bớt. Nguồn cung chưa dồi dào khiến thị trường có mức thanh khoản cao hơn.

Ông Nguyễn Chí Nghĩa, Phó tổng giám đốc Đất xanh miền Bắc cũng nhìn nhận, xu hướng dịch chuyển đầu tư là không thể thay đổi được. Từ năm 2017 đến nay, doanh nghiệp đã ghi nhận các sản phẩm như bất động sản du lịch, công nghiệp, đất nền...đã tham gia vào cấu trúc "giỏ hàng". Tỷ suất lợi nhuận đến từ những nhóm sản phẩm này tốt, thường cao hơn nhiều so với chung cư.

Ưu tiên nối dài metro số 1 đến Bình Dương, Đồng Nai

Ưu tiên nối dài metro số 1 đến Bình Dương, Đồng Nai

Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh vừa đề xuất UBND TP Hồ Chí Minh có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Dương và Đồng Nai liên quan đến việc triển khai các dự án nối dài metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Dự án dự kiến ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2024 - 2035.
Đảm bảo kết nối đồng bộ các dự án thành phần

Đảm bảo kết nối đồng bộ các dự án thành phần

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 251/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp Tổ công tác Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 (Dự án).
Xử lý vướng mắc cho các dự án nhà ở thương mại

Xử lý vướng mắc cho các dự án nhà ở thương mại

Ngày 27/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã nghe báo cáo, cho ý kiến dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở (dự án thí điểm).
Đà Nẵng: Kêu gọi đầu tư dự án nhà ở xã hội

Đà Nẵng: Kêu gọi đầu tư dự án nhà ở xã hội

Theo Sở Xây dựng Đà Nẵng, trong giai đoạn 2024 - 2025, thành phố sẽ tiếp tục kêu gọi đầu tư một số dự án phân bố đều khắp 7 quận, huyện. Thành phố đáp ứng được mục tiêu 20.000 nhà ở xã hội, đồng thời đáp ứng được chỉ tiêu 6.400 căn nhà ở xã hội mà Trung ương giao.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Chú trọng vấn đề an toàn thực phẩm dịp nghỉ lễ 2/9

Chú trọng vấn đề an toàn thực phẩm dịp nghỉ lễ 2/9
Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay kéo dài bốn ngày từ 31/8 đến 3/9, cũng là dịp để người dân tận hưởng những chuyến du lịch. Tuy nhiên, du khách cũng cần chú ý hơn đến vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm dịp nghỉ lễ Quốc khánh năm nay.

Đảm bảo an toàn thực phẩm bữa ăn bán trú đầu năm học mới

Đảm bảo an toàn thực phẩm bữa ăn bán trú đầu năm học mới
Một năm học mới lại bắt đầu, vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng dinh dưỡng từng bữa ăn ở trường của học sinh đang trở thành một vấn đề “nóng” hơn bao giờ hết, thu hút sự quan tâm đông đảo của nhà trường, phụ huynh cũng như toàn xã hội.

Phát hiện hơn 15.000 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Phát hiện hơn 15.000 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, 6 tháng năm 2024, toàn ngành y tế kiểm tra 232.702 cơ sở, phát hiện 15.046 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm, chiếm 6,46% cơ sở được kiểm tra, giảm so với cùng kỳ năm 2023.

Chú trọng vấn đề an toàn thực phẩm dịp nghỉ lễ 2/9

Chú trọng vấn đề an toàn thực phẩm dịp nghỉ lễ 2/9
Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay kéo dài bốn ngày từ 31/8 đến 3/9, cũng là dịp để người dân tận hưởng những chuyến du lịch. Tuy nhiên, du khách cũng cần chú ý hơn đến vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm dịp nghỉ lễ Quốc khánh năm nay.

Sinh viên chật vật vì giá nhà trọ tăng phi mã

Sinh viên chật vật vì giá nhà trọ tăng phi mã
Thời điểm sinh viên nhập học và trở lại trường sau kỳ nghỉ hè cũng là lúc phí dịch vụ, giá phòng thuê trọ tăng đột biến. Điều này khiến nhiều sinh viên tại Hà Nội trở nên khó khăn, chật vật hơn trong sinh hoạt...

Phát hiện hơn 15.000 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Phát hiện hơn 15.000 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, 6 tháng năm 2024, toàn ngành y tế kiểm tra 232.702 cơ sở, phát hiện 15.046 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm, chiếm 6,46% cơ sở được kiểm tra, giảm so với cùng kỳ năm 2023.