Nông thôn mới Hà Nội tập trung thực hiện nhiệm vụ “kép”

Khởi nghiệp
Mặc dù thời gian vừa qua, dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, tuy nhiên, trong công tác xây dựng nông thôn mới, thành phố vẫn cùng lúc thực hiện nhiệm vụ “kép”, vừa chống dịch, vừa tập trung cao độ để hoàn thành mục tiêu. Do đó, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã có những giải pháp phù hợp để vượt qua khó khăn.

Nỗ lực vượt qua khó khăn

Trong quý I/2020, dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố vẫn được các địa phương quan tâm triển khai thực hiện và nhận được sự hưởng ứng tích cực của nhân dân, qua đó, đạt được những kết quả rõ nét. Đây là tiền đề quan trọng để Hà Nội hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới đề ra trong năm 2020.

Cụ thể, ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2020, Ban chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU Thành ủy đã chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành tập trung cao độ cho xây dựng nông thôn mới và nhận được sự tham gia hưởng ứng tích cực của nhân dân.

Do tình hình diễn biến dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, cả hệ thống chính trị của thành phố tập trung chỉ đạo phòng, chống dịch, nên trong quý I/2020, Ban chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU chỉ tiến hành kiểm tra tiến độ thực hiện tại huyện Thạch Thất. Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo kiểm tra tiến độ thực hiện chương trình tại 6 huyện, thị xã. Ban chỉ đạo cũng tổ chức Đoàn thẩm tra, đánh giá công nhận 2 xã của huyện Gia Lâm đề nghị đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và các xã Sơn Hà (huyện Phú Xuyên), Minh Phú (huyện Sóc Sơn) đề nghị đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020.

Song song với thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19, để bảo đảm tiến độ xây dựng nông thôn mới, hằng tháng các huyện, thị xã trên địa bàn thành phố đã chủ động dành thời gian họp giao ban lựa chọn các giải pháp phù hợp với thực tiễn để hoàn thành mục tiêu năm 2020 đề ra; Đồng thời làm việc với các xã nhằm đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu năm 2020.

Còn tại cơ sở, Ban chỉ đạo các xã đã bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên để triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cùng với đó hằng tuần tổ chức giao ban rút kinh nghiệm, kịp thời giải quyết những tồn tại trong quá trình thực hiện nhằm hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu...

Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Nông thôn mới thành phố Hà Nội
Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Nông thôn mới thành phố Hà Nội

Nói về những kết quả xây dựng nông thôn mới đã đạt được trong quý I/2020, ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Nông thôn mới thành phố Hà Nội cho biết: Mặc dù đối diện với nhiều khó khăn, thách thức của biến đổi khí hậu, thời tiết bất lợi, dịch bệnh xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm, nhất là ảnh hưởng của dịch Covid-19, song với sự quyết tâm, nỗ lực, sự chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành thành phố, các nhiệm vụ gắn với xây dựng nông thôn mới đều đạt được những kết quả nhất định.

Đơn cử như Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thành phố đã tổ chức đánh giá, xếp hạng đối với 301 sản phẩm. Trong đó, có 6 sản phẩm tiềm năng đạt 5 sao đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP quốc gia, 207 sản phẩm đạt 4 sao, 88 sản phẩm đạt 3 sao.

Hay trong công tác dồn điền đổi thửa, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, toàn thành phố đã thực hiện dồn điền được 79.454,3ha; cấp Giấy chứng nhận đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa được 617.964/622.861 GCN, đạt 99,21%; chuyển đổi được 40.227,5ha sau dồn điền đổi thửa sang các mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đặc biệt, thời gian vừa qua, dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, tuy nhiên, trong công tác xây dựng nông thôn mới, thành phố vẫn phải cùng lúc thực hiện nhiệm vụ “kép”, vừa chống dịch, vừa tập trung cao độ để hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Cùng với đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã tham mưu thành phố tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; đổi mới và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế tập thể; tổ chức liên kết, hợp tác sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản; tăng cường xúc tiến đầu tư, quảng bá sản phẩm nông nghiệp, đẩy mạnh mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị…

Thêm hai huyện đủ điều kiện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020

Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Nông thôn mới thành phố Hà Nội cho biết: Trên cơ sở đánh giá kết quả việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, thành phố Hà Nội có thêm hai huyện đủ điều kiện đăng ký đạt chuẩn huyện nông thôn mới năm 2020 gồm Thạch Thất và Sóc Sơn. Như vậy, số lượng huyện đạt chuẩn nông thôn mới của Hà Nội sẽ là 8/18 huyện, thị xã.

Cụ thể, tại huyện Thạch Thất, đến hết năm 2017, huyện có 21/22 xã (đạt 95,5% số xã) được UBND TP Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Riêng xã Thạch Hòa không tiến hành xây dựng nông thôn mới do vị trí địa lý của xã nằm trọn trong quy hoạch khu đô thị vệ tinh Hòa Lạc.

Thạch Thất là một trong hai huyện đủ điều kiện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020
Thạch Thất là một trong hai huyện đủ điều kiện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020

Huyện Thạch Thất đã rà soát, đánh giá tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới theo Quyết định số 558/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, đến tháng 4/2020, huyện có 7/9 tiêu chí đạt, gồm: Quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, sản xuất, an ninh trật tự xã hội, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới; 2/9 tiêu chí cơ bản đạt gồm: Y tế - văn hóa - giáo dục và môi trường. Địa phương đang tích cực thực hiện 2 tiêu chí này để đạt chuẩn theo quy định trong năm 2020.

Tại huyện Sóc Sơn, đến hết quý I/2020, địa phương này có 24/25 xã (đạt 96% số xã) được UBND TP Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Ngoài ra, còn xã Minh Phú đã được Đoàn thẩm định TP đánh giá đủ điều kiện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020.

Về kết quả thực hiện tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới, huyện Sóc Sơn đã rà soát, đánh giá tiêu chí theo Quyết định số 558/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, địa phương đã có 9/9 tiêu chí đủ điều kiện thẩm định đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định.

Phó Chánh Văn phòng Thường trực Điều phối Nông thôn mới TP Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết: Căn cứ Quyết định số 2540/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định, trình tự, thủ tục hồ sơ xét công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, địa phương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, đối chiếu với quy định, huyện Thạch Thất và huyện Sóc Sơn đãđủ điều kiện đăng ký huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020.

Trước đó, TP Hà Nội đã có 6 huyện đạt chuẩn NTM gồm: Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Gia Lâm và Quốc Oai. Với việc có thêm 2 huyện Thạch Thất và Sóc Sơn đủ điều kiện về đích sẽ nâng số lượng huyện đạt chuẩn nông thôn mới của Hà Nội là 8/18 huyện, thị xã.

Trang thông tin có sự phối hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội

https://tuoitrethudo.com.vn/nong-thon-moi-ha-noi-tap-trung-thuc-hien-nhiem-vu-kep-d2083174.html
Mang chè Shan tuyết Tủa Chùa ra thế giới

Mang chè Shan tuyết Tủa Chùa ra thế giới

Tốt nghiệp đại học, thay vì tìm một công việc và bám trụ lại Thủ đô, Nguyễn Mỹ Linh quyết định về quê khởi nghiệp với cây chè Shan tuyết ở huyện Tủa Chùa (Điện Biên) - một trong những huyện miền núi nghèo nhất cả nước. Bằng sự kiên cường, Linh giúp sản phẩm trà Shan tuyết Tủa Chùa không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn từng bước tiếp cận thị trường quốc tế.
Thúc đẩy phụ nữ ứng dụng công nghệ trong phát triển sản xuất

Thúc đẩy phụ nữ ứng dụng công nghệ trong phát triển sản xuất

Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là nền tảng, nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước và Thủ đô Hà Nội. Việc tạo cơ hội và phát huy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ trong thực hiện các mục tiêu phát triển khoa học công nghệ sẽ góp phần tạo ra nhiều giá trị mới cho xã hội.
Sáng chế khoa học giúp phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam

Sáng chế khoa học giúp phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam

Nhằm khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên, đồng thời tôn vinh các nhà khoa học, chiều nay (22/6), Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức Triển lãm Khoa học và Công nghệ dành cho sinh viên Học viện.
Nâng tầm tư duy và nội lực cho doanh nghiệp

Nâng tầm tư duy và nội lực cho doanh nghiệp

Hội thảo “Vững nội lực, vượt khúc quanh - Nâng tầm tư duy và nội lực cho doanh nghiệp”, do JCI Đà Nẵng (chi hội của Liên đoàn Lãnh đạo và Doanh nhân trẻ thế giới) vừa tổ chức đã thu hút đông đảo các doanh nhân, nhà quản lý và chủ doanh nghiệp tham dự.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui
TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá
Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự ch

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm
Thành phố Hồ Chí Minh, với nhịp sống hối hả và sôi động, ẩn chứa trong mình những mảnh đời kém may mắn, cần sự quan tâm và chia sẻ từ cộng đồng. Giữa lòng thành phố ấy, chị Đỗ Ngọc Hà - Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp Hoa Từ Tâm đã trở thành tấm gương sá

Người bệnh có thể yên tâm hơn

Người bệnh có thể yên tâm hơn
Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, được lên thẳng cấp chuyên môn cao tại dự thảo Luật sửa đổi.

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết
Quay lại văn phòng sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, nhiều người trẻ thừa nhận chỉ làm cầm chừng, chưa lấy lại 100% năng suất. Dù "cháy túi", không ít người trong số họ vẫn hẹn bạn bè đi nhậu, cà phê đầu năm để không bỏ lỡ “tháng ăn chơi”.