Sáng mãi con đường cách mạng của thanh niên Điểm hẹn đầy đam mê và nhiệt huyết của tuổi trẻ Thủ đô Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô |
Giải bài toán chất lượng cơ sở giáo dục
Quy định của Luật Thủ đô cho phép thành phố Hà Nội được điều chỉnh, bổ sung chương trình giáo dục mầm non, phổ thông đối với một số môn học, hoạt động để phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội đặc thù của Thủ đô.
Hội thảo Tác động của Luật Thủ đô đến các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố đã thu hút nhiều chuyên gia và các nhà khoa học |
Nói về quy định này, ThS Đào Vũ Quang Huy, Giảng viên Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Thủ đô Hà Nội) cho biết: “Quy định này góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu nâng cao hiểu biết và lưu truyền những kiến thức, giá trị, nét đẹp văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Từ đó các chương trình giáo dục của Thủ đô sẽ tiệm cận gần hơn với nền giáo dục tiên tiến của khu vực và thế giới”.
Việc quy định cơ sở giáo dục có nhiều cấp học là nội dung đặc thù khác với quy định của Luật Giáo dục năm 2019, nhằm tiếp cận với xu thế trên quốc tế hiện nay là khép kín mô hình cơ sở giáo dục có nhiều cấp học (từ cấp mầm non đến cấp trung học phổ thông).
Việc đầu tư, xây dựng các cơ sở giáo dục là điều cần thiết tuy nhiên khi xây dựng cũng cần phải chú trọng các cơ sở đào tạo này phải bảo đảm các không gian, cảnh quan sư phạm trong và ngoài trường, tạo điều kiện để phát huy tính chủ động, sáng tạo cũng như giúp cho người học có một không gian thoải mái, dễ chịu sau những tiết học căng thẳng.
PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, các trường đại học, cao đẳng cần chủ động nắm bắt, tận dụng các cơ chế đặc thù và vượt trội của Luật Thủ đô để tạo ra những bước phát triển đột phá mới |
Theo TS. LS Ngô Văn Hiệp, giảng viên trường Đại học Thủ đô, Luật Thủ đô năm 2024 đã được ban hành nhằm giải quyết những tồn tại, bất cập, tháo gỡ vướng mắc, điểm nghẽn về thể chế, tạo khuôn khổ pháp lý phù hợp giúp Thủ đô phát huy tiềm năng, thế mạnh riêng có, đưa Thủ đô phát triển xứng tầm khu vực và trên thế giới. Luât Thủ đô năm 2024 đã đề ra nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo toàn diện.
Tăng cường liên kết nước ngoài
Để rút ngắn khoảng cách giữa giáo dục công lập và tư thục, Luật Thủ đô quy định cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập của thành phố được thực hiện liên kết giáo dục với các cơ sở giáo dục nước ngoài. Chính phủ đã quy định chi tiết điều kiện, trình tự, thủ tục, chương trình giáo dục, việc cấp văn bằng, chứng chỉ thực hiện liên kết giáo dục, giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp.
Các đại biểu tích cực đóng góp ý kiến tại Hội thảo |
Tại Điều 22 của Luật Thủ đô cũng nêu rõ nhiệm vụ của HĐND và UBND trong thực hiện chính sách giáo dục; trong đó HĐND TP quy định cơ chế tài chính áp dụng đối với cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao, cơ sở giáo dục công lập có nhiều cấp học, cơ sở giáo dục công lập thực hiện liên kết giáo dục với cơ sở giáo dục nước ngoài; mức hỗ trợ và lộ trình thực hiện việc hỗ trợ học phí cho học sinh phổ thông và trẻ em mầm non trên địa bàn thành phố.
“Việc liên kết giáo dục, đào tạo được xem là một trong những hình thức hợp tác, đầu tư của nước ngoài về lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam và đã được quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 108 Luật Giáo dục năm 2019”, ThS Đào Vũ Quang Huy nhận định.
Với năm học 2023-2024 vừa qua, quy mô giáo dục của Hà Nội đã tăng 39 trường, tăng 48.000 học sinh. Đến thời điểm này, Hà Nội có quy mô giáo dục rất lớn với 2.913 trường mầm non, phố thông với gần 2,3 triệu học sinh, gần 130.000 giáo viên. Thành phố Hà Nội luôn quan tâm dành nguồn lực đầu tư và phát triển cho sự nghiệp giáo dục. Đến nay, tỷ lệ trường chuẩn quốc gia của toàn thành phố đạt gần 80%
Đặc biệt, hoạt động thực hiện liên kết giáo dục với các cơ sở giáo dục nước ngoài trong Luật thủ đô được TS. LS Ngô Văn Hiệp, giảng viên trường Đại học Thủ đô đánh giá cao: “Đây là một tiến bộ lớn của Luật Thủ đô năm 2024 so với Luật THủ đô năm 2012 bởi việc quy định như vậy không chỉ đa dạng hóa các loại hình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông của Thủ đô mà còn tạo điều kiện để học sinh được học tập trong môi trường giáo dục chất lượng cao, theo chuẩn mực quốc tế”.
Định hướng phát triển không gian lĩnh vực giáo dục đào tạo cũng được các đại biểu đóng góp ý kiến tại Hội thảo |
Là “trái tim của cả nước”, chính vì vậy Hà Nội cần phải có những cơ chế, chính sách cần thiết để phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo để Thủ đô Hà Nội thực sự là trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao, thích ứng với quá trình chuyển đổi số quốc gia, đổi mới sáng tạo và hộp nhập quốc tế.
Giáo dục và đào tạo là một trong những lĩnh vực đặc biệt quan trọng của Thủ đô, chính vì vậy Luật Thủ đô năm 2024 được ban hành đã nhận được sự quan tâm rất lớn đối với các nội dung liên quan, đặc biệt về giáo dục và đào tạo.