Rút ngắn khâu giải phóng mặt bằng

Bất động sản
Nghị quyết số 27 của Chính phủ cho phép UBND TP HCM áp dụng thí điểm cơ chế đặc thù để rút ngắn thời gian giải phóng mặt bằng...

Rút ngắn khâu giải phóng mặt bằng - Ảnh 1.

Các dự án trọng điểm của TP HCM hầu hết đều bị kéo dài thời gian do đền bù giải phóng mặt bằng chậm Ảnh: Độc Lập

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 27 cho phép UBND TP HCM áp dụng thí điểm cơ chế, quy trình đặc thù để rút ngắn thời gian thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giao mặt bằng dự án có thu hồi đất trên địa bàn.

Cơ chế này được kỳ vọng sẽ tạo đột phá để đẩy nhanh các dự án đầu tư hạ tầng đang bế tắc trong khâu giải phóng mặt bằng hiện nay.

Mới gỡ được một phần

Theo đó, Chính phủ giao UBND TP HCM ban hành hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K) vào đầu kỳ hằng năm để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư lấy ý kiến người dân có đất thu hồi. Tuy nhiên, UBND TP HCM sẽ quyết định giá đất cụ thể của loại đất thu hồi tại thời điểm nhà nước quyết định thu hồi đất theo quy định tại khoản 2 điều 74 của luật Đất đai 2013. UBND TP HCM có trách nhiệm ban hành quy chế phối hợp thực hiện trong việc thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để áp dụng trên địa bàn TP, đảm bảo công khai, minh bạch nhằm rút ngắn thời gian thực hiện.

Nghị quyết này chỉ đáp ứng được một phần trong kiến nghị của UBND TP. Trước đó ngoài kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho TP cơ chế, quy trình "đặc thù" để rút ngắn thời gian thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giao mặt bằng các dự án có thu hồi đất trên địa bàn TP chưa có trong quy định của pháp luật và không thuộc thẩm quyền của UBND TP, UBND TP còn kiến nghị với Chính phủ về việc cho phép thành lập trung tâm phát triển quỹ đất quận, huyện trên cơ sở ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận, huyện.

Cơ quan này sẽ góp phần giảm đáng kể thời gian, nhân lực khi TP được chủ động ban hành hệ số K làm cơ sở lấy ý kiến người dân và ban hành quyết định thu hồi đất, quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Bên cạnh đó, UBND các quận, huyện được ủy quyền cân đối mặt bằng giá bồi thường, được phê duyệt hệ số K đối với các dự án nhóm C.

Bởi hiện bình quân mỗi năm TP có 700 dự án mới, tương ứng số hồ sơ cần thẩm định giá đất để bồi thường, giải tỏa rất lớn. Nếu chỉ có một cửa duy nhất để thực hiện là Sở Tài nguyên - Môi trường sẽ dẫn đến quá tải, khiến thời gian giải phóng mặt bằng, đền bù giải tỏa kéo dài. Nếu có được cơ chế đặc thù, ước tính sẽ rút ngắn quy trình bồi thường - giải tỏa - tái định cư xuống rất nhiều.

Quan trọng vẫn là con người

Thực tế thời gian qua, rất nhiều dự án trọng điểm của TP HCM đã phải chịu thiệt hại do khâugiải phóng mặt bằngchậm trễ. Đơn cử tuyến metro số 1 bị kéo dài thời gian, đội vốn, phải bị phạt tiền chỉ do một công ty "ngáng đường" suốt một thời gian dài. Tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) dù chậm do vốn nhưng nay vẫn phải tiếp tục chờ công tác giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng kỹ thuật dù từ khi phê duyệt dự án đến nay đã 10 năm nhưng khâu giải phóng mặt bằng vẫn chưa thể hoàn thành.

Dẫn đến dự án bị đội vốn, ảnh hưởng đến hợp đồng tài trợ vốn của nhà tài trợ. Hay dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng, dự án cấp thiết trong bối cảnh ngập lụt đô thị ngày càng nghiêm trọng nhưng đến nay vẫn chưa thể xong khâu đền bù giải phóng mặt bằng, công trình gần đến đích lại đứng bánh, không thể tiếp tục thi công.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM, cho rằng nghị quyết trên sẽ có tác động tích cực đối với các dự án nhà nước đầu tư bằng vốn ngân sách, những dự án PPP, dự án chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị mới (nhà tái định cư, nhà ở xã hội theo quy hoạch của nhà nước), khu dân cư nông thôn, khucông nghệcao, khu chế xuất...

Nếu như trước đây, các dự án thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng đúng theo luật là 200 ngày, nhưng trên thực tế đều kéo dài hơn rất nhiều. Việc cho TP áp dụng cơ chế "đặc thù" sẽ giúp rút ngắn thời gian xuống còn khoảng 100 ngày. "TP đã có cơ chế đặc thù theo Nghị quyết 54. Tuy nhiên, do TP cẩn trọng nên xin thêm vấn đề này để thực hiện mạnh mẽ hơn nhằm rút ngắn thời gian, tiết kiệm ngân sách", ông Châu phân tích.

Theo ông Tô Như Toàn, Chủ tịch HĐQT Công ty Văn Phú - Invest, đơn vị đang thực hiện đầu tư dự án đường Vành đai 2, lâu nay cơ chế, pháp luật vềthu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng đã có và cũng khá rõ ràng. Tuy nhiên, việc thực hiện công tác giải phóng mặt bằng nhanh hay chậm là do con người quyết định, nhất là ý chí của những người lãnh đạo của TP.

Trên thực tế, có những dự án khi có quyết định bồi thường cũng là lúc chênh lệch giá giữa bồi thường và thực tế đã không còn ở mức chấp nhận được. Vì vậy, việc cho TP một cơ chế đặc thù sẽ giúp quá trình từ đền bù đến tiến độ giải phóng mặt bằng. Điều này rất có ý nghĩa khi hàng loạt dự án lớn của TP HCM như: đường Vành đai 2, quốc lộ 13, dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng... được đẩy nhanh khi trong nhiều năm nay vẫn chưa thể hoàn thành vì vướng giải phóng mặt bằng.

Ông Lê Hoàng Châu nhận định: Ngay cả khi có cơ chế đặc thù, có thực hiện được hay không là một điều khác. Bởi quá trình thu hồi đất, ngoài trình tự thủ tục thời gian còn phụ thuộc vào việc bồi thường thỏa đáng, vấn đề an sinh xã hội (học hành, khám chữa bệnh, công việc) và tái định cư tại chỗ.

Trong thời gian qua, đa số các dự án đền bù chậm do bồi thường chưa thỏa đáng, chưa tái định cư tại chỗ mà người dân bị đẩy đi quá xa gây ảnh hưởng đến quyền lợi, sinh kế, học hành, khám chữa bệnh...

Chính vì vậy, thời gian qua để thu hồi đất, TP đã ban hành nhiều quyết định điều chỉnh hệ số K với giá bồi thường cao hơn 20 lần so với bảng giá đất để đẩy nhanh công đoạn này.

https://diaoc.nld.com.vn/du-an/rut-ngan-khau-giai-phong-mat-bang-2020031311522517.htm
Ưu tiên nối dài metro số 1 đến Bình Dương, Đồng Nai

Ưu tiên nối dài metro số 1 đến Bình Dương, Đồng Nai

Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh vừa đề xuất UBND TP Hồ Chí Minh có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Dương và Đồng Nai liên quan đến việc triển khai các dự án nối dài metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Dự án dự kiến ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2024 - 2035.
Đảm bảo kết nối đồng bộ các dự án thành phần

Đảm bảo kết nối đồng bộ các dự án thành phần

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 251/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp Tổ công tác Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 (Dự án).
Xử lý vướng mắc cho các dự án nhà ở thương mại

Xử lý vướng mắc cho các dự án nhà ở thương mại

Ngày 27/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã nghe báo cáo, cho ý kiến dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở (dự án thí điểm).

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui
TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá
Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự ch

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm
Thành phố Hồ Chí Minh, với nhịp sống hối hả và sôi động, ẩn chứa trong mình những mảnh đời kém may mắn, cần sự quan tâm và chia sẻ từ cộng đồng. Giữa lòng thành phố ấy, chị Đỗ Ngọc Hà - Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp Hoa Từ Tâm đã trở thành tấm gương sá

Người bệnh có thể yên tâm hơn

Người bệnh có thể yên tâm hơn
Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, được lên thẳng cấp chuyên môn cao tại dự thảo Luật sửa đổi.

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết
Quay lại văn phòng sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, nhiều người trẻ thừa nhận chỉ làm cầm chừng, chưa lấy lại 100% năng suất. Dù "cháy túi", không ít người trong số họ vẫn hẹn bạn bè đi nhậu, cà phê đầu năm để không bỏ lỡ “tháng ăn chơi”.