Thủ tướng Chính phủ tin tưởng cộng đồng doanh nghiệp vượt qua thử thách

Trong nước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: "Chúng ta quyết tâm hi sinh một, hai tháng để xanh hóa vùng đỏ; Chấp nhận mất mát hi sinh, đổi lại có sự bình yên, khỏe mạnh".
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị (Ảnh Nhật Bắc)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị (Ảnh Nhật Bắc)

Doanh nghiệp đối mặt nhiều khó khăn

Theo Báo cáo của Bộ Kê hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), tính đến tháng 7/2021, cả nước có khoảng 840.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Với tinh thần đồng hành với doanh nghiệp, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời ban hành nhiều chính sách, đưa ra giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần duy trì tăng trưởng GDP dương năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021 đạt 5,64%.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nhận định: Ngay từ đầu năm 2020, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân đã và đang nêu cao tinh thần chia sẻ đồng hành cùng đất nước, vượt khó, tự lực, tự cường, nỗ lực thích ứng với hoàn cảnh khó khăn để duy trì sản xuất kinh doanh và việc làm cho người lao động.

Ở những nơi, những thời điểm dịch bệnh chưa bị ảnh hưởng nhiều, các doanh nghiệp đã nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh và ứng dụng các giải pháp, công nghệ số để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; nhất là tập trung khai thác thị trường nội địa, nhanh nhạy nắm bắt cơ hội kinh doanh mới.

Điều đáng mừng là khi dịch bệnh căng thẳng, các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam không chỉ chủ động có những giải pháp linh hoạt tự thích ứng, chia sẻ khó khăn, hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất, mà còn có nhiều hoạt động hỗ trợ người dân, cộng đồng, đóng góp lớn về tài chính vào Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19 và mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế cho các địa phương, thể hiện tinh thần trách nhiệm, nghĩa cử cao đẹp của doanh nghiệp Việt Nam đối với đất nước. Nhiều sáng kiến được triển khai như ATM gạo, ATM ô xy, bữa cơm miễn phí, siêu thị 0 đồng...

“Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, đợt dịch bùng phát lần thứ 4 với biến chủng Delta, đặc biệt bắt đầu từ tháng 7/2021, đã khiến cho những mảng màu xám loang rất nhanh trong bức tranh toàn cảnh khu vực doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vốn đã bị tổn thương lại càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Các nguồn lực dữ trữ đang cạn dần trong khi thị trường chưa có dấu hiệu phục hồi hoặc đang phục hồi rất chậm”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Một điểm đáng quan tâm hơn nữa là đợt dịch thứ 4 này đã xâm nhập và tác động tiêu cực tới các khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi tập trung một lượng lớn người lao động, nhất là ở các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, dẫn đến nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi lao động, sản xuất quy mô lớn, ảnh hưởng lớn đến kinh tế địa phương và cả nước.

Quyết tâm, nêu cao tinh thần vượt khó

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng báo cáo tại Hội nghị (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng báo cáo tại Hội nghị (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Tại Hội nghị, cộng đồng doanh nghiệp khẳng định quyết tâm mạnh mẽ trong nêu cao tinh thần vượt khó, ý chí phấn đấu, tự lực, tự cường, nỗ lực ứng phó và thích ứng với tình hình mới; Duy trì hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo công ăn việc làm cho người lao động; Nỗ lực cùng cả hệ thống chính trị và toàn dân thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”, vừa chống dịch, vừa duy trì và thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.

Ý kiến phát biểu của các doanh nghiệp tại Hội nghị khẳng định trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp và ngân sách còn eo hẹp nhưng Chính phủ đã hết sức nỗ lực trong bố trí, thu xếp các nguồn tài chính để có những khoản hỗ trợ rất thiết thực cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, duy trì sản xuất. Điều này khẳng định chủ trương nhất quán của Chính phủ là đồng hành cùng doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ tài chính, giải quyết các vướng mắc về cơ chế, chính sách…

Đại diện một số hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp đề nghị các cấp có thẩm quyền cần đẩy nhanh hơn nữa tiến độ giải ngân gói hỗ trợ 26 nghìn tỷ, nhất là đối với các tỉnh phía Nam, để kịp thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh vượt qua khó khăn, duy trì hoạt động, ổn định đời sống; Đồng thời, đề nghị cần có những giải pháp quyết liệt hơn trong hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường xuất khẩu, tận dụng tối đa các cơ hội do các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà nước ta đã tham gia mang lại.

Chấp nhận hi sinh, đổi lại có sự bình yên, khỏe mạnh

Kết luận hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các doanh nhân, đại diện doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp và bộ, ngành, địa phương diễn ra vào ngày 8/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao các ý kiến tâm huyết, sát thực tế, thể hiện đồng lòng, quyết tâm cao trong việc khắc phục mọi khó khăn để phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng Chính phủ nhắc lại, với tinh thần "chống dịch như chống giặc", chuyển từ phòng ngự sang tấn công, chúng ta đặt mục tiêu cao nhất là không để xảy ra khủng hoảng y tế, bảo đảm sức khỏe, tính mạng của người dân là trên hết; Không để xảy ra khủng hoảng kinh tế - xã hội; Phấn đấu cao nhất đưa đất nước ta trở lại bình thường trong thời gian ngắn nhất, chậm nhất là cuối năm 2021 đầu năm 2022.

Để làm được điều này, theo Thủ tướng, chúng ta phải thực hiện thật tốt phòng, chống dịch Covid-19, trong đó phải chống lây nhiễm, phải giãn cách xã hội để tránh lây nhiễm. "Chúng ta quyết tâm hi sinh một, hai tháng để xanh hóa vùng đỏ; Chấp nhận mất mát hi sinh, đổi lại có sự bình yên, khỏe mạnh", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng khẳng định, Đảng, Nhà nước quan tâm, thấu hiểu và chia sẻ khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp. Chính phủ cũng chủ động ban hành các nghị quyết, các chính sách thuộc thẩm quyền để giải quyết những khó khăn cho doanh nghiệp. Đây là thời điểm khó khăn đối với doanh nghiệp nhưng không vì thế đánh mất lạc quan, bản lĩnh, niềm tin chiến thắng, mà phải xác định càng khó khăn, càng phức tạp, càng phải giữ bản lĩnh, phát huy dân chủ, lắng nghe ý kiến, trí tuệ tập thể, sự đoàn kết của toàn dân để chống dịch và sản xuất. Mỗi người dân khỏe mạnh, mỗi doanh nghiệp khỏe mạnh thì đất nước khỏe mạnh.

Về chiến lược vắc xin, Thủ tướng lưu ý có ba điểm quan trọng. Đó là nhập khẩu vắc xin nhiều nhất và sớm nhất có thể, nhất là trong điều kiện khan hiếm trên toàn cầu; Chuyển giao công nghệ nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước; Tổ chức tiêm miễn phí vắc xin cho toàn dân theo thứ tự ưu tiên.

Theo Thủ tướng, cả 3 vấn đề này đang được Chính phủ chỉ đạo thực hiện quyết liệt bằng mọi kênh, mọi cơ chế và đạt được hiệu quả, triển vọng.

Về các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ đang nỗ lực, làm hết sức có thể, cân đối vĩ mô hợp lý, hài hòa, phù hợp điều kiện hoàn cảnh của đất nước.

Thủ tướng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các Phó Thủ tướng, các bộ, ngành, địa phương, đồng thời tiếp tục thực hiện phân quyền, phân cấp, gắn với trách nhiệm người đứng đầu và thực hiện kiểm tra, giám sát. Tới đây, Thủ tướng Chính phủ sẽ thành lập Tổ công tác đặc biệt để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Đối với các vấn đề cụ thể, Thủ tướng giao: Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành thực hiện hiệu quả chiến lược vắc xin.; Trong đó phải thúc đẩy hợp tác công - tư trong chiến lược vắc xin, đẩy mạnh tiêm vắc xin theo thứ tự ưu tiên không phụ thuộc địa giới hành chính.

Hội nghị kết nối tới các điểm cầu trong cả nước (Ảnh: Nhật Bắc)
Hội nghị kết nối tới các điểm cầu trong cả nước (Ảnh: Nhật Bắc)

Hạn chế tối đa thanh, kiểm tra doanh nghiệp trong thời kỳ dịch bệnh

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục nắm tình hình, tham mưu Chính phủ, Thủ tướng đưa ra giải pháp kịp thời về tháo gỡ khó khăn, phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ Tài chính khẩn trương triển khai giải pháp miễn giảm thuế, phí, nhanh chóng hỗ trợ người dân và doanh nghiệp; Có giải pháp về thị trường chứng khoán; Đẩy mạnh hợp tác công - tư, bảo đảm cân đối lớn; Dẫn dắt và kích hoạt mọi nguồn lực ngoài Nhà nước.

Bộ Giao thông vận tải xây dựng các giải pháp bảo đảm lưu thông hàng hóa. Trong đó, mọi chính sách đưa ra phải thực hiện nhất quán; Không được đẻ ra các giấy phép con.

Bộ Thông tin và Truyền thông thúc đẩy các biện pháp công nghệ trong phòng, chống dịch.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đôn đốc giải pháp hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp. Có thể mở rộng đối tượng, quy mô trong điều kiện cho phép.

Bộ Công thương nhanh chóng kết nối tiêu thụ hàng hóa.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bảo đảm đầy đủ hàng hóa lương thực, nguyên liệu phục vụ sản xuất và dân sinh.

Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu các địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch linh hoạt, bảo đảm cho doanh nghiệp duy trì sản xuất, kinh doanh; Hạn chế tối đa thanh kiểm tra doanh nghiệp trong thời kỳ dịch bệnh.

Thủ tướng Chính phủ tin tưởng cộng đồng doanh nghiệp vượt qua thử thách
Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng cộng đồng doanh nghiệp sẽ vượt qua thử thách này với 4 yếu tố "tâm, tài, trí, tín"(Ảnh Nhật Bắc)

Các tổ chức, Hiệp hội doanh nghiệp phát huy, chia sẻ với doanh nghiệp cùng nhau vượt qua khó khăn. Các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng quản trị, chất lượng hoạt động và khả năng chống chọi với cú sốc cả bên trong và bên ngoài để phát triển bền vững, cùng với đất nước vượt qua khó khăn.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Chính phủ luôn thể hiện tinh thần đổi mới, liêm chính, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp; Nói đi đôi với làm, chú trọng hiệu quả, không phô trương hình thức; Xem doanh nghiệp và người dân là chủ thể để phục vụ...

Đây là thử thách rất lớn nhưng Thủ tướng tin tưởng cộng đồng doanh nghiệp sẽ vượt qua thử thách này với 4 yếu tố "tâm, tài, trí, tín".

“Kinh tế có thể khó khăn nhưng niềm tin trong xã hội chúng ta được củng cố. Nguồn lực và sức mạnh từ niềm tin là vô cùng to lớn và là một trong những yếu tố có tính chất quyết định. Tôi tin tưởng rằng, với sự chung tay, đồng hành, sự tham gia tích cực của đồng bào, chiến sĩ, của cộng đồng doanh nghiệp, đất nước ta không chỉ chiến thắng đại dịch mà còn mang tinh thần, cảm hứng từ chiến thắng đó, từ tinh thần yêu nước đó, tự hào dân tộc đó, đoàn kết vượt qua mọi khó khăn, thách thức, phục hồi và phát triển kinh tế nhanh chóng và bền vững.

Tinh thần là mỗi địa phương, doanh nghiệp, mỗi cơ quan, đơn vị là một pháo đài chống dịch và sản xuất kinh doanh, mỗi người dân, mỗi công nhân là một chiến sĩ xung kích trên mặt trận chống dịch và trong sản xuất”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Điều kiện tiên quyết, thời cơ hiếm có để phát triển hùng cường

Điều kiện tiên quyết, thời cơ hiếm có để phát triển hùng cường

Để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030, hướng tới 100 năm thành lập Đảng và 100 năm thành lập nước thì chúng ta cần có những đột phá, trong đó đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số chính là con đường lựa chọn để thực hiện các bước nhảy vọt, rút ngắn khoảng cách với các nước đi trước.
2025 drone sẽ tỏa sáng trong chương trình Hòa nhạc ánh sáng

2025 drone sẽ tỏa sáng trong chương trình Hòa nhạc ánh sáng

Trong Chương trình Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025, sự kiện mở màn cho Lễ hội Ánh sáng Quốc tế Hà Nội 2025, sẽ có màn trình diễn ánh sáng từ 2025 drone (thiết bị bay không người lái) kết hợp với âm nhạc của dàn nhạc giao hưởng.
Du khách say lòng với bãi lau nở rộ

Du khách say lòng với bãi lau nở rộ

Những ngày gần đây, nhiều người tìm đến bãi hoa cỏ lau đang nở rộ tại bài bồi xã Tự Nhiên (huyện Thường Tín, Hà Nội) để tận hưởng cảnh sắc đặc biệt nơi đây.
56 đơn vị hành chính cấp xã mới của Hà Nội sau sắp xếp

56 đơn vị hành chính cấp xã mới của Hà Nội sau sắp xếp

Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025 quy định việc sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới hoặc điều chỉnh diện tích tại 20 quận, huyện, thị xã của TP Hà Nội.
Kỳ vọng vào bệ đỡ cho những nhà sáng tạo trẻ

Kỳ vọng vào bệ đỡ cho những nhà sáng tạo trẻ

Với chừng hơn 200 không gian sáng tạo, Hà Nội trở thành nơi có nhiều không gian sáng tạo nhất cả nước. Tuy hoạt động và phát triển sôi nổi song các không gian sáng tạo còn gặp nhiều khó khăn do thiếu sự ổn định về địa điểm và mô hình nguồn lực.
Để người trẻ hiểu thêm về Logistics và vận tải xanh...

Để người trẻ hiểu thêm về Logistics và vận tải xanh...

Chiều 14/11, Thành đoàn - Hội Sinh viên thành phố Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học “Thương mại hóa các công nghệ cốt lõi, ứng dụng chuyển đổi số vào lĩnh vực Giao thông vận tải - Logistics” tại trường Đại học Giao thông vận tải.
Hỗ trợ sinh viên phát huy tiềm năng của bản thân

Hỗ trợ sinh viên phát huy tiềm năng của bản thân

Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Ninh Thuận phối hợp với Chi hội Doanh nghiệp huyện Ninh Sơn vừa tổ chức chương trình hỗ trợ, kết nối, phát huy “Sinh viên 5 tốt”, “Học sinh 3 rèn luyện”, “Học sinh 3 tốt” tại Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ TrueCoop Ma Nới.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

Trong kỷ nguyên số, xu hướng làm việc hiện đại đang thay đổi cách người trẻ tiếp cận công việc, từ việc kết hợp AI đến làm việc tự do và làm việc từ xa để đạt hiệu quả tối ưu mà vẫn duy trì cân bằng cuộc sống.
Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

Trong kỷ nguyên số, xu hướng làm việc hiện đại đang thay đổi cách người trẻ tiếp cận công việc, từ việc kết hợp AI đến làm việc tự do và làm việc từ xa để đạt hiệu quả tối ưu mà vẫn duy trì cân bằng cuộc sống.
Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

AI “soán ngôi": Sinh viên và cuộc đua kỹ năng để vượt sóng

AI “soán ngôi": Sinh viên và cuộc đua kỹ năng để vượt sóng
Trước làn sóng tự động hóa và sự trỗi dậy mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI), các ngành nghề đều đang chứng kiến những thay đổi sâu sắc, kéo theo nguy cơ cắt giảm nhân sự ở nhiều vị trí truyền thống. Để không bị bỏ lại phía sau, nhiều sinh viên đang phải đ

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới
Từ tình yêu với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm bằng cói của quê hương, chị Trần Thùy Nhi (xã Quang Thiện, Kim Sơn, Ninh Bình) quyết tâm khởi nghiệp. Vừa dạy học vừa chèo lái vượt qua khó khăn trên con đường khởi nghiệp, mô hình của chị không chỉ mang v

Tô thắm Thủ đô bằng "Màu cờ tôi yêu"

Tô thắm Thủ đô bằng "Màu cờ tôi yêu"
Hòa cùng không khí tưng bừng của cả nước chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), tinh thần yêu nước được tuổi trẻ Thủ đô lan tỏa trên mạng xã hội nhờ những trào lưu tích cực, truyền cảm hứng.

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui
TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới
Từ tình yêu với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm bằng cói của quê hương, chị Trần Thùy Nhi (xã Quang Thiện, Kim Sơn, Ninh Bình) quyết tâm khởi nghiệp. Vừa dạy học vừa chèo lái vượt qua khó khăn trên con đường khởi nghiệp, mô hình của chị không chỉ mang v

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z
Trong kỷ nguyên số, xu hướng làm việc hiện đại đang thay đổi cách người trẻ tiếp cận công việc, từ việc kết hợp AI đến làm việc tự do và làm việc từ xa để đạt hiệu quả tối ưu mà vẫn duy trì cân bằng cuộc sống.