5 sự kiện dẫn đến kết thúc Thế chiến 2

Thời sự
Thế chiến 2 kết thúc khi Tướng Mỹ Douglas MacArthur chấp nhận tuyên bố chính thức đầu hàng của Nhật Bản trên chiến hạm Missouri vào ngày 2/9/1945.

Thế chiến 2 kết thúc sau 6 năm 1 ngày kể từ khi Đức xâm lược Ba Lan vào ngày 1/9/1939 và dấy lên cuộc xung đột toàn cầu lần thứ 2 của thế kỷ 20. Thời điểm chính thức kết thúc vào ngày 2/9/1945, Thế chiến 2 đã cướp đi sinh mạng của 60-80 triệu người, tương đương khoảng 3% dân số thế giới. Phần lớn những người thiệt mạng trong cuộc chiến đẫm máu nhất lịch sử là dân thường, trong đó có 6 triệu người Do Thái bị sát hại ở các trại tập trung phát xít trong cuộc thảm sát Holocaust.

5 su kien dan den ket thuc the chien 2 hinh 1
Ảnh: Getty

Đức thực hiện chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” (blitzkrieg) để càn quét khắp Hà Lan, Bỉ và Pháp trong những tháng đầu của cuộc chiến tranh và buộc hơn 300.000 lính Anh và quân đồng minh phải sơ tán khỏi Dunkirk. Tháng 6/1941, Adolf Hitler phá vỡ hiệp ước không xâm lược với Liên Xô, tiến hành Chiến dịch Barbarossa, đưa quân đến tận cửa ngõ Moscow.

Ở thời điểm Mỹ bước vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2 sau khi Nhật Bản dội bom Trân Châu cảng, quân Đức đã chiếm được khá nhiều phần của châu Âu từ Biển Đen đến eo biển Manche. Tuy nhiên, quân Đồng minh đã đảo chiều cuộc chiến và dưới đây là những sự kiện mấu chốt đưa Thế chiến 2 đi đến hồi kết.

Đức thất bại trên 2 mặt trận

Sau khi càn quét trên khắp châu Âu trong 3 năm đầu của cuộc chiến, lực lượng Phe trục mở rộng được đặt vào phòng thủ sau khi Hồng quân Liên Xô phản công và đẩy lùi lực lượng này trong Trận chiến Stalingrad đầy quyết liệt, diễn ta từ tháng 8/1942 đến tháng 2/1943. Trận chiến khốc liệt vì thành phố được đặt theo tên của nhà lãnh đạo Joseph Stalin đã khiến 2 triệu người thương vong, trong đó có hàng chục nghìn cư dân Stalingrad thiệt mạng.

Khi lính Liên Xô bắt đầu tiến về Mặt trận Phía Đông, các Đồng minh phương Tây đã đưa quân tới Sicily và miền Nam Italy, dẫn tới sự sụp đổ của chính phủ độc tài Benito Mussilini vào tháng 7/1943. Lực lượng Đồng minh sau đó mở Mặt trận phía Tây với cuộc đổ bộ Normandy đầy tham vọng vào ngày 6/6/1944. Sau khi giành được vị trí chắc chắn ở miền Bắc nước Pháp, quân Đồng minh giải phóng Paris vào ngày 25/8 cùng năm, rồi Brussels trong vòng chưa đầy 2 tuần sau đó.

Trận Ardenes (còn gọi là Trận Bulge)

Đức nhận thấy bị dồn ép ở cả 2 phía khi quân Liên Xô tiến vào Ba Lan, Czechoslovakia (Tiệp Khắc), Hungary và Romania, trong khi Đồng minh phương Tây tiếp tục tiến về phía Đông. Bị buộc phải chiến đấu trên 2 mặt trận khi các nguồn lực đang cạn kiệt dần, một Hilter ngày càng liều lĩnh đã quyết định cho tiến hành chiến dịch “sống còn” ở Mặt trận phía Tây với hy vọng chia cắt các phòng tuyến của quân Đồng minh. Phát xít Đức tấn công bất ngờ phòng tuyến 128km dọc Rừng rậm Ardennes ở Bỉ và Luxemburg vào ngày 16/12/1944.

5 su kien dan den ket thuc the chien 2 hinh 2
Ảnh: Getty

Quân Đức đã xuyên thủng một lỗ hổng lớn và tràn sang khu quân sự của quân Đồng Minh. Trận đánh này còn được gọi là Trận Bulge vì khi nhìn trên bản đồ quân sự, cuộc tấn công của quân Đức tạo nên một mũi dùi, giống như một khối u (bulge trong tiếng Anh có nghĩa là phình ra).

Những bước tiến ban đầu của chiến dịch có thể được xem là chiến thắng cuối cùng của quân Đức. Phía Mỹ đã mất khoảng 20.000 người trong trận chiến này - một trong những trận chiến đẫm máu nhất của Mỹ trong thế chiến 2. Tuy nhiên, sau nhiều ngày chiến đấu, quân Đồng Minh giành lại được thế chủ động và đẩy lui quân Đức. Sau thắng lợi quyết định này, quân Đồng Minh đã tràn vào nước Đức.

Đức đầu hàng

Sau khi đánh bom Dresden và các thành phố khác của Đức khiến hàng chục nghìn dân thường thiệt mạng, Đồng minh phương Tây vượt Sông Rhine và di chuyển theo hướng Đông về Berlin. Khi tới gần thủ đô của Đức, họ phát hiện ra sự kinh hoàng của Holocaust và đã giải phóng các trại tập trung như Bergen-Belsen và Dachau. Với cả 2 mặt trận đều đang sụp đổ và thất bại là điều không thể tránh khỏi, Hitler tự sát trong boongke bên dưới tòa nhà Reich Chancellery (Văn phòng Thủ tướng) vào ngày 30/4/1945.

Người kế nhiệm Hitler, Đại Đô đốc Karl Dönitz, bắt đầu đàm phán hòa bình và ngày 7/5 cho phép tướng Alfred Jodl ký văn bản đầu hàng vô điều kiện của tất cả các lực lượng Đức, có hiệu lực ngay ngày hôm sau.

5 su kien dan den ket thuc the chien 2 hinh 3
Bản copy thông tin Đức đầu hàng đăng trên báo Stars and Stripes. Ảnh: Getty

Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Liên Xô Stalin không chấp nhận thỏa thuận đầu hàng được ký tại trụ sở của Tướng Mỹ Dwight D. Eisenhower ở Reims, Pháp, và buộc Đức phải ký một thỏa thuận khác vào ngày hôm sau ở Berlin - lúc này đang do Liên Xô chiếm đóng.

Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki

Dù sau khi quân Đồng minh giành chiến thắng ở châu Âu, Thế chiến 2 vẫn tiếp tục ở mặt trận Thái Bình Dương. Các lực lượng Mỹ đã tiến dần về Nhật Bản sau bước ngoặt chiến thắng trong Trận Midway tháng 6/1942. Trận Iwo Jima và Okinawa vào mùa đông và mùa xuân năm 1945 là những trận đẫm máu nhất của cuộc chiến. Dù vậy, quân đội Mỹ ước tính sẽ có tới 1 triệu người thương vong nếu tiến hành bất cứ cuộc đổ bộ nào vào đại lục Nhật Bản.

Vài tuần sau vụ thử bom nguyên tử thành công đầu tiên ở Alamagordo, New Mexico vào ngày 16/7/1945, Tổng thống Harry Truman, người tiếp quản quyền Tổng thống chưa đầy 4 tháng trước đó sau khi Tổng thống Franklin D. Roosevelt qua đời, đã cho phép quân đội sử dụng bom nguyên tử chống lại Nhật bản với hy vọng có thể nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

Ngày 6/8/1945, máy bay ném bom B-29 mang tên Enola Gay thả một quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima, khiến (ước tính) 80.000 người thiệt mạng ngay lập tức. Hàng chục nghìn người khác thiệt mạng sau đó vì phơi nhiễm phóng xạ.

5 su kien dan den ket thuc the chien 2 hinh 4
Hình ảnh Hiroshima một ngày sau khi Mỹ thả bom nguyên tử. Ảnh: Getty

Do Nhật Bản không đầu hàng ngay sau vụ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima, Mỹ tiếp tục thả một quả bom nguyên nữa xuống Nagasaki chỉ 3 ngày sau đó, khiến 35.000 người thiệt mạng ngay lúc đó và khoảng 50.000 người khác thiệt mạng do những hậu quả về sau.

Liên Xô tuyên bố chiến tranh, Nhật đầu hàng

Ngoài các sự kiện Mỹ thả bom xuống Hiroshima và Nagasaki, Nhật còn phải chịu thêm nhiều sức ép khi Liên Xô chính thức tuyên bố chiến tranh vào ngày 8/8 và đưa quân tới khu vực Manchuria mà Nhật chiếm đóng ở Đông Bắc Trung Quốc.

Nhật hoàng Hirohito quyết định Nhật Bản buộc phải đầu hàng. Buổi trưa ngày 15/8 (giờ Nhật Bản), Nhật hoàng đọc chiếu thư chấp nhận đầu hàng trên đài phát thanh.

Ngày 2/9/1945, Thế chiến 2 kết thúc khi Tướng Mỹ Douglas MacArthur chấp nhận tuyên bố chính thức đầu hàng của Nhật Bản trên chiến hạm Missouri thả neo trên Vịnh Tokyo cùng với một hạm đội hơn 250 tàu chiến của quân Đồng minh.

Tại lễ ký thỏa thuận chấm dứt 2.194 ngày chiến tranh trên toàn cầu, Tướng MacArthur tuyên bố với thế giới qua sóng radio rằng: “Ngày hôm nay đã im tiếng súng. Một thảm kịch lớn đã chấm dứt. Một chiến thắng lớn đã giành được”./.

https://vov.vn/the-gioi/5-su-kien-dan-den-ket-thuc-the-chien-2-1089973.vov
Xử lý nghiêm cá nhân nhũng nhiễu trong giải quyết thủ tục hành chính

Xử lý nghiêm cá nhân nhũng nhiễu trong giải quyết thủ tục hành chính

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các ban, sở, ngành; chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục tăng cường chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động rà soát, cập nhật thường xuyên và đầy đủ thông tin thủ tục hành chính (TTHC) thuộc phạm vi quản lý.
Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.
Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự chủ cho các đơn vị, địa phương...
Thế và lực của Hà Nội trước kỷ nguyên mới

Thế và lực của Hà Nội trước kỷ nguyên mới

Đất nước đang đứng trước cánh cửa lịch sử để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. TP Hà Nội với vai trò đầu tàu đang thể hiện khát vọng lớn lao và sự tự tin mạnh mẽ vượt qua khó khăn, thách thức để cùng đất nước hướng tới mục tiêu phát triển giàu mạnh, thịnh vượng, mọi người dân ấm no, hạnh phúc trong kỷ nguyên mới.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Lan tỏa những việc làm theo Bác

Lan tỏa những việc làm theo Bác

Nhiều năm qua, lực lượng Cảnh sát cơ động, Công an thành phố Hà Nội luôn được người dân tin yêu, tự hào bởi những chiến công mà cán bộ, chiến sỹ đem lại trong việc gìn giữ, bảo vệ cuộc sống bình yên cho Nhân dân.
Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

Trong kỷ nguyên số, xu hướng làm việc hiện đại đang thay đổi cách người trẻ tiếp cận công việc, từ việc kết hợp AI đến làm việc tự do và làm việc từ xa để đạt hiệu quả tối ưu mà vẫn duy trì cân bằng cuộc sống.
Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Hành trình mở ra vũ trụ siêu anh hùng của chàng trai 9X

Hành trình mở ra vũ trụ siêu anh hùng của chàng trai 9X
Đam mê và yêu thích với siêu anh hùng từ nhỏ, bạn trẻ Đỗ Đức Mười, sinh năm 1997 đã lấy đó làm quyết tâm để khởi nghiệp với mô hình Transform Studio - công ty chuyên kỹ xảo vật lý, hoá trang với hiệu ứng đặc biệt, thiết kế phục trang và bộ phim siêu anh h

Hòa Minzy và 443 thanh niên được tuyên dương làm theo lời Bác

Hòa Minzy và 443 thanh niên được tuyên dương làm theo lời Bác
Ca sỹ Hòa Minzy cùng 443 đại biểu ưu tú sẽ tham dự Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc năm 2025. Họ mang đến 444 câu chuyện khác nhau nhưng cùng chung niềm tự hào, nhiệt huyết, sáng tạo của tuổi trẻ; lấy lời Bác dạy là kim chỉ nam cho

AI “soán ngôi": Sinh viên và cuộc đua kỹ năng để vượt sóng

AI “soán ngôi": Sinh viên và cuộc đua kỹ năng để vượt sóng
Trước làn sóng tự động hóa và sự trỗi dậy mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI), các ngành nghề đều đang chứng kiến những thay đổi sâu sắc, kéo theo nguy cơ cắt giảm nhân sự ở nhiều vị trí truyền thống. Để không bị bỏ lại phía sau, nhiều sinh viên đang phải đ

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z
Trong kỷ nguyên số, xu hướng làm việc hiện đại đang thay đổi cách người trẻ tiếp cận công việc, từ việc kết hợp AI đến làm việc tự do và làm việc từ xa để đạt hiệu quả tối ưu mà vẫn duy trì cân bằng cuộc sống.

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới
Từ tình yêu với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm bằng cói của quê hương, chị Trần Thùy Nhi (xã Quang Thiện, Kim Sơn, Ninh Bình) quyết tâm khởi nghiệp. Vừa dạy học vừa chèo lái vượt qua khó khăn trên con đường khởi nghiệp, mô hình của chị không chỉ mang v

Tô thắm Thủ đô bằng "Màu cờ tôi yêu"

Tô thắm Thủ đô bằng "Màu cờ tôi yêu"
Hòa cùng không khí tưng bừng của cả nước chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), tinh thần yêu nước được tuổi trẻ Thủ đô lan tỏa trên mạng xã hội nhờ những trào lưu tích cực, truyền cảm hứng.

Hành trình mở ra vũ trụ siêu anh hùng của chàng trai 9X

Hành trình mở ra vũ trụ siêu anh hùng của chàng trai 9X
Đam mê và yêu thích với siêu anh hùng từ nhỏ, bạn trẻ Đỗ Đức Mười, sinh năm 1997 đã lấy đó làm quyết tâm để khởi nghiệp với mô hình Transform Studio - công ty chuyên kỹ xảo vật lý, hoá trang với hiệu ứng đặc biệt, thiết kế phục trang và bộ phim siêu anh h

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới
Từ tình yêu với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm bằng cói của quê hương, chị Trần Thùy Nhi (xã Quang Thiện, Kim Sơn, Ninh Bình) quyết tâm khởi nghiệp. Vừa dạy học vừa chèo lái vượt qua khó khăn trên con đường khởi nghiệp, mô hình của chị không chỉ mang v

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z
Trong kỷ nguyên số, xu hướng làm việc hiện đại đang thay đổi cách người trẻ tiếp cận công việc, từ việc kết hợp AI đến làm việc tự do và làm việc từ xa để đạt hiệu quả tối ưu mà vẫn duy trì cân bằng cuộc sống.