Anh Lê Văn Thôi - chàng trai khởi nghiệp từ mô hình trồng ớt an toàn xuất khẩu

Nhân vật Hương Ly
(KNT) - Lê Văn Thôi - chàng trai vươn lên thoát nghèo nhờ khởi nghiệp từ mô hình cây ớt an toàn xuất khẩu.

Anh Lê Văn Thôi sinh ra trong một gia đình nghèo ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh hóa. Sau khi tốt nghiệp Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, anh đã bươn chải nhiều nghề nhưng vẫn không có đủ tiền trang trải cuộc sống cho gia đình. Đến năm 2005, anh Thôi quyết định về quê hương lập nghiệp từ việc trồng trọt, chăn nuôi. Những năm đầu mới khởi nghiệp, do chưa có nhiều kinh nghiệm ứng phó với những thiên tai, dịch bệnh nên cây trồng, vật nuôi đều bị chết và hiệu quả kinh tế chưa cao.

2101-anh-le-van-thoi-lam-giau-nho-mo-hinh-trong-ot-an-toan
Anh Lê Văn Thôi khởi nghiệp từ nghề trồng ớt. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN
2104-ruong-trong-ot-an-toan-tao-cong-an-viec-lam-cho-nguoi-lao-dong-dia-phuong
Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ớt của anh Lê Văn Thôi tạo công ăn việc làm cho người lao động. Ảnh: Nguyễn Nam - TTXVN

Đến năm 2008, khi nhận thấy thị trường trong và ngoài nước đang có nhiều doanh nghiệp cần nhập quả ớt cay về làm nguyên liệu chế biến tương và sản xuất dược liệu, anh đã quyết định vay vốn ngân hàng và bạn bè được 500 triệu đồng để thực hiện mô hình cây ớt an toàn xuất khẩu. Anh đã nhập các giống ớt có chất lượng tốt và sử dụng 2ha đất của gia đình để xây dựng mô hình mà mình mong đợi.

Để những cây ớt sinh trưởng và phát triển tốt, anh đã đầu tư hệ thống tưới tiêu và gieo trồng ớt vào thời điểm thích hợp. Hiểu biết đặc tính của ớt là cây có khả năng chống chọi với thời tiêt srất tốt nên anh tập trung tỉa từng cành trên thửa ruộng và bón phân định kỳ. Kết quả là, sau 3 tháng, mô hình trồng ớt an toàn của anh đã thu hoạch được 1 tấn ớt.

2102-ruong-trong-ot-an-toan-cua-anh-le-an-thoi
Ruộng cây ớt an toàn của anh Lê Văn Thôi, thôn 5, xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN

Năm 2013, khi nhân thấy được thị trường nhu cầu về ớt ở trên thế giới ngày càng cao, anh Thôi đã mở rộng mang lưới liên kết với nhiều hơn những doanh nghiệp để xuất khẩu. Ngoài trồng ớt trên diện tích đất của gia đình, anh cũng mở rộng trồng ớt, bao tiêu sản phẩm và đầu ra cho người trồng ớt quanh vùng, giúp các hộ dân có thu nhập ổn định từ loại cây trồng này.

Với tất cả những nỗ lực và sự cố gắng, mô hình trồng ớt an toàn xuất khẩu của anh Thôi đã đem lại cho gia đình anh thu nhập ổn định. Diện tích trồng ớt ngày càng tăng lên, đến thời điểm này là 5ha. Các sản phẩm ớt của anh Thôi luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và được xuất khẩu bán sang các nước Hàn Quốc, Trung Quốc, cũng như được bán rộng rãi ở thị trường trong nước, chủ yếu tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Sơn La, Bình Phước.

Bên cạnh việc trồng ớt, anh cũng trồng các loại cây ăn quả và chăn nuôi để tăng thêm thu nhập.

Thêm vào đó, anh thành lập Công ty TNHH nông sản Hoài An chuyên buôn bán sản phẩm ớt an toàn và phân phối thức ăn chăn nuôi, tạo việc làm cho 30-40 người dân địa phương. Hiện thu nhập bình quân của gia đình anh đạt trên 1 tỷ đồng/năm. Anh cũng tạo việc làm cho 30 lao động với mức lương 4 - 5 triệu đồng/người/tháng.

Không chỉ là một người làm kinh tế giỏi, anh Thôi cũng hoạt động rất sôi nổi trong Đoàn thanh niên xã Xuân Sinh. Anh luôn chia sẻ, động viên và hỗ trợ các thanh niên trong xã chuyển giao khoa học, kĩ thuật mới để cùng vươn lên thoát nghèo. Mỗi năm, anh Thôi ủng hộ 10 - 20 suất quà tặng người nghèo trên địa bàn xã; ủng hộ 3 triệu đồng cho Đoàn Thanh niên xã Xuân Sinh tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao.

Đặc biệt hơn, trong đợt dịch Covid, anh Lê Văn Thôi đã tình nguyện tham gia những hoạt động tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn tham gia chung tay phòng dịch, phát khẩu trang miễn phí cho người dân và kêu gọi mọi người đẩy lùi Covid-19.

Chị Lê Thị Nhung, Bí thư Chi đoàn xã Xuân Sinh cho biết: Trên địa bàn xã có 25 đoàn viên, thanh niên đang thực hiện các mô hình phát triển kinh tế; trong đó anh Lê Văn Thôi là tấm gương điển hình, dám nghĩ, dám làm và luôn nỗ lực vượt qua khó khăn trong suốt quá trình khởi nghiệp, vươn lên làm giàu. Ngoài ra, anh Thôi luôn tiên phong đi đầu trong thực hiện phong trào lập thân, lập nghiệp, cống hiến sức mình cho quê hương. Những hành động tình nguyện của anh Thôi đang góp phần xây dựng hình ảnh đẹp cho đoàn viên, thanh niên trong các hoạt động tình nguyện, xung kích vì cộng đồng.

Nhờ những nỗ lực vượt khó trong suốt quá trình khởi nghiệp, anh Lê Văn Thôi đã vinh dự được nhận Bằng khen của Tỉnh đoàn Thanh Hóa về cống hiến của thế hệ trẻ trong các hoạt động Đoàn vào năm 2018, Bằng khen về thành tích thanh niên làm kinh tế giỏi vào năm 2017. Ngoài ra, anh được UBND huyện Thọ Xuân tặng Bằng khen về thành tích cá nhân sản xuất kinh doanh giỏi, đây là những kết quả xứng đáng đối với anh sau nhiều năm chăm chỉ, kiên trì khởi nghiệp.

Màu áo thân yêu...

Màu áo thân yêu...

TTTĐ - Trong những ngày Hà Nội giãn cách xã hội, nơi đâu cũng có "bóng áo xanh" của đoàn viên, thanh niên tình nguyện góp sức chống dịch. Tham gia vào "cuộc chiến" ấy, những đoàn viên, thanh niên tình nguyện thấy mình lớn hơn, được sống như những đóa hoa"...

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Hà Nội ghi nhận 41 ca mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận 41 ca mắc sốt xuất huyết
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 10 - 17/5), toàn thành phố ghi nhận 68 ca mắc tay chân miệng, giảm 61 ca mắc so với tuần trước đó; sốt xuất huyết ghi nhận 41 ca mắc, tăng 16 ca so với tuần trước.

Bí kíp học tiếng Anh hiệu quả

Bí kíp học tiếng Anh hiệu quả
Việc học một ngôn ngữ mới như tiếng Anh có thể sẽ là điều khó khăn với nhiều bạn học sinh, sinh viên. Phổ biến nhất là việc chỉ vừa thi xong, toàn bộ kiến thức bị trôi tuột khỏi đầu các cô, cậu Gen Z, Alphas... quá nửa.

Hà Nội ghi nhận 41 ca mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận 41 ca mắc sốt xuất huyết
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 10 - 17/5), toàn thành phố ghi nhận 68 ca mắc tay chân miệng, giảm 61 ca mắc so với tuần trước đó; sốt xuất huyết ghi nhận 41 ca mắc, tăng 16 ca so với tuần trước.