Chung sức, đồng lòng tái thiết cuộc sống sau thiên taiBài 2: Nhân lên niềm hi vọng

Thời sự
Trải qua những đợt thiên tai liên tiếp, tưởng chừng bà con ở Sơn La sẽ khó lòng vượt qua. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của chính quyền các cấp, người dân nơi đây đã không ngừng hy vọng, vượt khó vươn lên, gây dựng lại cuộc sống.

Vì tương lai còn ở phía trước

Đã gần ba năm trôi qua, khi hỏi về kí ức kinh hoàng của trận lũ năm 2017, anh Cà Văn Uẩn (bản Huổi Liếng) vẫn không nén nổi nỗi nghẹn ngào. Vợ và hai con anh bị lũ cuốn trôi ngay trước mắt khi anh đang quay lại giục họ chạy nhanh lên.

Ngày ấy, nhiều người đã không cầm được nước mắt khi thấy anh thất thần ngồi trong căn nhà dựng tạm, ba bát hương nghi ngút khói. Nhà cửa không còn, vợ con không còn, anh cũng không muốn sống nữa.

Thời gian trôi đi, nỗi đau nào nguôi ngoai cho được nhưng người sống vẫn phải sống tiếp vì tương lai còn ở phía trước. Chỉ ngay sau khi lũ diễn ra mấy ngày, Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam và các thành viên Đoàn công tác Quốc hội đã đến tận bản Huổi Liếng thị sát tình hình, động viên chia sẻ khó khăn với bà con dân bản.

Tại buổi thị sát đó, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã ân cần thăm hỏi, động viên anh Cà Văn Uẩn. Xã Nặm Păm cũng hỗ trợ tiền tang ma cho vợ con anh.

Cùng với ngôi nhà tôn dựng tạm để ở, anh Uẩn còn được hỗ trợ 20 triệu đồng tiền làm nhà mới. Ruộng nương cũng bị lũ tàn phá, như những người trong xã, anh Cà Văn Uẩn nhận những cây xoài, bưởi giống về trồng.

Con bò xã phát cho ngày ấy không may bị chết, anh tiếp tục được nhận thêm một con bò và hai con dê cái sinh sản từ nguồn hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong cả nước nhằm hỗ trợ anh Uẩn nhanh chóng vượt qua khó khăn để phát triển sản xuất.

Hoa ban vẫn nở trắng như sức sống mãnh liệt của người dân Sơn La sau những đợt thiên tai
Hoa ban vẫn nở trắng như sức sống mãnh liệt của người dân Sơn La sau những đợt thiên tai

Gượng dậy đối mặt với những khó khăn, anh Uẩn biết rằng còn người, còn sức lao động, có phương tiện sản xuất thì còn có hy vọng vào ngày mai. Bén duyên với chị Quàng Thị Yên ở bản Hua Trai, hai người đến với nhau để cùng xây dựng một cuộc sống mới.

Nỗi nhớ vợ con vẫn còn đó, anh càng yêu thương những đứa trẻ thiệt thòi. Nghe các cô giáo ở bản Hua Trai nói có gia đình đẻ ba đứa con gái mà hoàn cảnh khó khăn lắm, không nuôi nổi, anh Uẩn tìm đến, nhận về làm con mình.

Dù chị Yên còn rất trẻ (sinh năm 1995), chưa một lần sinh đẻ, chưa có kinh nghiệm nuôi trẻ nhưng vẫn cùng chồng chăm sóc đứa con nuôi mới lọt lòng. Chị càng hiểu và thương chồng hơn sau những mất mát mà anh phải gánh chịu.

Ngày ngày, bên căn nhà sàn mới dựng được, hai vợ chồng thay phiên nhau, người đi trồng sắn, đi nương thì người ở nhà chăm con. Đứa bé 11 tháng tuổi đang tập bò, ê a những tiếng đầu tiên làm trái tim người cha thắt lại.

Anh Uẩn bảo không dám đi đâu xa vì nhớ con. “Mình vẫn đẻ tiếp chứ nhưng phải chờ đứa này lớn thêm đã. Cứ trông vào nương sắn, hai vợ chồng túc tắc làm, lo gì không nuôi nổi con”, anh Uẩn bày tỏ.

Các cụ đã nói “còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”, niềm tin của anh Uẩn, chị Yên thật giản dị mà cũng hết sức bền bỉ. Nó chân chất, thật thà, hồn hậu như bản tính người vùng cao thường trực bản năng đối mặt với khó khăn, gian khổ từ trong máu. Điều đó cũng làm nên sức sống và sức vươn lên mãnh liệt của họ sau mỗi thử thách của số phận.

Những niềm mơ ước ở Bản Muông

Tháng ba hoa mận, hoa đào vẫn còn rải rác đường vào Bản Muông (xã Chiềng Ngần, Sơn La). Người dân đã được di vén, tái định cư trên những điểm cao sau các trận lũ lụt, tập trung đất cho sản xuất nhiều hơn.

Khi chúng tôi đến, Sơn La mới ẩm đất sau trận mưa đầu mùa đầy mong đợi. Nhiều vạt đồi trơ màu đất nâu đỏ. Cây cà phê bị sương muối cuối năm 2019 chặt sát gốc mới đang nhú mầm trở lại. Có những đồi cà phê trồng chen lẫn với mận còn nguyên cây chết khô người dân chưa kịp đốn.

Cây cà phê chết vì sương muối ở Bản Muông (Chiềng Ngần, Sơn La)
Cây cà phê chết vì sương muối ở Bản Muông (Chiềng Ngần, Sơn La)

Gia đình anh Lù Văn Bang là một trong những hộ gia đình được di vén xuống Bản Muông từ năm 2007. Trong căn nhà mới xây khang trang, anh Bang mừng lắm, bảo từ ngày chuyển xuống đây không còn bị lũ quét nữa. Tuy vậy, cứ hai, ba năm lại bị sương muối một lần. Trồng cây cũng bị thiệt hại, nuôi trâu bò cũng bị chết, nước sinh hoạt, trồng cấy lại thiếu nên anh và vợ phải xoay xỏa rất nhiều hướng khác nhau.

Năm 2019, nếu cả mận và cà phê không bị sương muối thì anh có thể thu về 40 triệu đồng nhưng nay không còn nguồn thu ấy thì số tiền vay nợ để xây nhà sẽ phải lùi thời hạn trả lại. Dù vậy, người nông dân này vẫn lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống với nụ cười rất hồn hậu.

Anh Lù Văn Bang (Bản Muông, Chiềng Ngần, Sơn La) vẫn vững niềm tin vào cuộc sống và sức lao động của mình
Anh Lù Văn Bang (Bản Muông, Chiềng Ngần, Sơn La) vẫn vững niềm tin vào cuộc sống và sức lao động của mình

“Làm cái này không có hiệu quả thì ta lại chuyển sang trồng cái khác thôi”, anh Bang vui vẻ nói. Ngoài nuôi gà, chăn lợn anh còn trồng gần 200 gốc giống quýt Pháp đã có cả trăm năm nay do khuyến nông tỉnh đưa xuống. Những lúc nông nhàn như thế này, anh và vợ lại tranh thủ chiết những cây quýt giống.

Mỗi cây con bán được 10.000 - 15.000 đồng cũng đủ thêm tiền phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, thêm chút thu nhập cho hai vợ chồng nuôi cậu con út đang học lớp 11. “Mình sinh ra ở núi, đất đai, ông trời cho thế nào thì cứ nương theo thế, từ từ mà làm, chăm chỉ thì lâu dần cũng no đủ”, anh Bang tươi cười nói.

Chị Bùi Thị Loan (sinh năm 1995) đang vơ nốt những cành cà phê khô đốt cháy làm tro bón đất. Mỗi lần gió thổi qua, ngọn lửa bùng lên, làn khói trắng càng làm gương mặt non nớt nhưng sớm phải lo toan nhíu cả lại.

Chị Bùi Thị Loan (Chiềng Ngần, Sơn La) bên nương cà phê đốn sát gốc đang lên mầm
Chị Bùi Thị Loan (Chiềng Ngần, Sơn La) bên nương cà phê đốn sát gốc đang lên mầm

Chị Loan mới lập gia đình. Chiếc áo đồng phục học sinh còn mặc choàng ngoài che nắng cho vóc người nhỏ bé. Nương cà phê trồng được mấy năm.

Toàn bộ nương cà phê nhà Loan chết khô sau sương muối
Toàn bộ nương cà phê nhà Loan chết khô sau sương muối

Năm 2017 bị sương muối chị Loan đã phải đốn gốc một lần. Năm 2019 cây vừa chuẩn bị đến lúc trổ hoa nhiều thì lại tiếp tục bị sương muối hai đêm, phải chặt lần nữa để cứu gốc.

Cà phê nhà Loan lúc bị sương muối
Cà phê nhà Loan lúc bị sương muối

Chị Loan bảo, năm 2019 trên nhiều mảnh nương cà phê của cả nhà trồng còn vớt vát được một chút, bán được 70 - 80 triệu đồng.

Năm nay với mảnh nương này hy vọng ra nhiều quả nhất, dự kiến thu về khoảng 100 triệu đồng thì đã mất hết rồi.

Loan hy vọng sẽ trồng được những cây có múi như cam, bưởi để tăng khả năng chống chịu sương muối, ít chịu thiệt hại bởi thiên tai
Loan hy vọng sẽ trồng được những cây có múi như cam, bưởi để tăng khả năng chống chịu sương muối, ít chịu thiệt hại bởi thiên tai

Số tiền tỉnh hỗ trợ cho 1,2ha cà phê bị thiệt hại sương muối là 4 triệu đồng chị Loan đã mang trả bớt tiền phân bón, thuốc men cắm quán lãi suất cao nhưng vẫn không đủ. Chỗ nợ đọng lại chờ mùa sau may ra có thu hoạch thì trả tiếp.

Nhiều bạn bè của mình đã bỏ đi làm thuê nhưng chị Loan nói nhiều đời gia đình mình đã gắn bó với ruộng nương, chị vẫn muốn trồng cấy trên nương đất nhà mình. Gương mặt chị trở nên tràn trề niềm hi vọng khi tâm sự về ý định dịch chuyển sang trồng cây có múi như bưởi da xanh, bưởi ghép vì lá loại cây này có tinh dầu, đỡ bị sương muối táp hơn, giá thành lại bán được hơn những loại cây khác.

Gốc cà phê bị chặt sau khi thiệt hại vì sương muối đang lên mầm
Gốc cà phê bị chặt sau khi thiệt hại vì sương muối đang lên mầm

Chị Loan cũng bày tỏ rằng muốn thì như vậy nhưng thực hiện thì chắc sẽ còn nhiều khó khăn vì quan niệm, thói quen khó bỏ của người già ở vùng đất này.

Chia tay chị Loan, nhìn dáng hay lam hay làm của hai vợ chồng, nhìn những cây mận xanh mướt hứa hẹn mùa quả trĩu cành, chúng tôi vẫn tin rằng, với tuổi trẻ, với tình yêu với đất đai quê hương, rồi đây chính những người như chị Loan sẽ tìm ra những cách để thay đổi và làm giàu tại nơi chôn rau cắt rốn của mình.

(Còn nữa)

https://tuoitrethudo.com.vn/bai-2-nhan-len-niem-hy-vong-d2081120.html
Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.
Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự chủ cho các đơn vị, địa phương...
Thế và lực của Hà Nội trước kỷ nguyên mới

Thế và lực của Hà Nội trước kỷ nguyên mới

Đất nước đang đứng trước cánh cửa lịch sử để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. TP Hà Nội với vai trò đầu tàu đang thể hiện khát vọng lớn lao và sự tự tin mạnh mẽ vượt qua khó khăn, thách thức để cùng đất nước hướng tới mục tiêu phát triển giàu mạnh, thịnh vượng, mọi người dân ấm no, hạnh phúc trong kỷ nguyên mới.
Tiên phong, đổi mới, đưa dân tộc vào kỷ nguyên vươn mình

Tiên phong, đổi mới, đưa dân tộc vào kỷ nguyên vươn mình

Trong không khí phấn khởi của những ngày đầu Xuân mới, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vui mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng ta tự hào về Đảng quang vinh và sẵn sàng tâm thế bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc…

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm
Thành phố Hồ Chí Minh, với nhịp sống hối hả và sôi động, ẩn chứa trong mình những mảnh đời kém may mắn, cần sự quan tâm và chia sẻ từ cộng đồng. Giữa lòng thành phố ấy, chị Đỗ Ngọc Hà - Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp Hoa Từ Tâm đã trở thành tấm gương sá

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết
Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Người bệnh có thể yên tâm hơn

Người bệnh có thể yên tâm hơn
Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, được lên thẳng cấp chuyên môn cao tại dự thảo Luật sửa đổi.

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết
Quay lại văn phòng sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, nhiều người trẻ thừa nhận chỉ làm cầm chừng, chưa lấy lại 100% năng suất. Dù "cháy túi", không ít người trong số họ vẫn hẹn bạn bè đi nhậu, cà phê đầu năm để không bỏ lỡ “tháng ăn chơi”.