Chuyển đổi cây trồng thích nghi với thời tiết ở Trà Vinh

Khởi nghiệp
Những năm gần đây, tỉnh Trà Vinh chịu sự tác động khá lớn bởi biến đổi khí hậu, nhất là tình trạng nước mặn xâm nhập nội đồng vào mùa khô gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Chính vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh này đang khẩn trương xây dựng kế hoạch cơ cấu lại mùa vụ, chuyển đổi cây trồng thích nghi trước tình hình biến đổi khí hậu.

Mô hình trồng gấc của Hợp tác xã nông nghiệp Việt Thành (huyện Cầu Kè) cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Thanh Hòa - TTXVN

Thiệt hại nặng từ hạn mặn

Mùa khô 2019-2020, nước mặn xuất hiện sớm và độ mặn tăng cao kỉ lục, lấn sâu vào hầu hết nội đồng tỉnh Trà Vinh, gây thiệt hại cho cây lúa, hoa màu, vườn cây ăn trái và cả chăn nuôi của nông dân. Từ đầu tháng 3 đến nay, độ mặn trên 2 nhánh sông chính trên địa bàn tỉnh là sông Hậu và song Cổ Chiên vẫn còn ở mức cao, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài 2 cống Tân Dinh và Bông Bót (huyện Cầu Kè) có thể mở cửa để tiếp nước ngọt phục vụ sản xuất, còn lại 46 cống thủy lợi điều tiết nước trên địa bàn tỉnh vẫn phải đóng cửa triệt để ngăn mặn.

Có thể nói, xâm nhập mặn, khô hạn đã gây thiệt hại nặng nề nhất cho vụ lúa Đông Xuân 2019 - 2020 của tỉnh Trà Vinh. Với tổng diện tích xuống giống lúa Đông Xuân của tỉnh được hơn 60.000 ha, đến nay đã có gần 15.000 hộ dân bị thiệt hại khoảng 13.000 ha lúa; trong đó, hơn 11.000 ha bị thiệt hại trên 30% diện tích và được dự báo mất trắng. Hàng nghìn hộ trồng lúa ở Trà Vinh chỉ biết tận dụng lúa cháy lá không thể trổ đòng vì hạn, mặn làm thức ăn cho bò.

Bà Trần Thị Rine, hộ nông dân ở xã Long Hiệp, huyện Trà Cú cho biết, gia đình đã bị thiệt hại hoàn toàn gần 3 ha lúa, mất trắng hàng chục triệu đồng tiền phân, thuốc, bơm tát nước ngọt lên ruộng, nhưng vẫn không thể cứu được cây lúa trước hạn, mặn gay gắt kéo dài.

Bà Rine chia sẻ, trước đó, ngành nông nghiệp địa phương đã vận động gia đình bà tạm ngưng sản xuất lúa vụ Đông Xuân. Nhưng bà Rine nghĩ rằng, những năm trước, đây là vụ lúa trúng nhất, bán được giá và năng suất luôn cao hơn từ 1 - 2 tấn/ha so với vụ Hè Thu và Thu Đông. Thêm nữa, những hộ xung quanh đều xuống giống bình thường nên bà quyết định sản xuất lúa. Sau khi xuống giống khoảng 10 ngày, cây lúa yếu dần, càng tưới nước càng thiệt hại nhiều và đi đến mất trắng.

Theo dự báo của ngành chuyên môn, khoảng cuối tháng 3, các trà lúa còn lại trong tỉnh Trà Vinh mới không còn bị ảnh hưởng nhiều bởi nước mặn.

Đến cuối tháng 4, Trà Vinh mới thu hoạch dứt điểm vụ lúa Đông Xuân 2019-2020. Hiện ngành nông nghiệp tỉnh đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ nông dân bảo vệ lúa; đặc biệt là những diện tích chưa đến giai đoạn “lúa ngậm sữa” rất dễ bị ảnh hưởng khi nhiễm mặn.

Ông Phạm Minh Truyền, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, trước nhận định của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam về tình hình hạn, mặn mùa khô này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh đã khuyến cáo những địa phương hạn chế về nguồn nước tưới, tạm ngưng sản xuất lúa hoặc chuyển đổi sang trồng rau màu.

Đặc biệt, đối với 2 huyện Cầu Ngang và Trà Cú thường xuyên gặp khó khăn về nguồn nước tưới mùa khô, ngành vận động giảm diện tích trồng lúa 7.700 ha. Tuy nhiên, nông dân 2 huyện này vẫn bất chấp khuyến cáo, chỉ giảm 2.690 ha, dẫn đến thiệt hại nặng nề.

Trước tình hình trên, tỉnh đã thành lập 5 Tổ công tác phòng, chống hạn mặn, phối hợp chặt với chính quyền địa phương thường xuyên kiểm tra, quan trắc độ mặn trên các tuyến kênh, cánh đồng để thông báo cho nông dân chủ động ứng phó. Khi độ mặn vượt ngưỡng đối với sự phát triển và sinh trưởng của cây lúa, hướng dẫn nông dân tiêu xổ phèn, mặn, cung cấp nước mới cho ruộng lúa.

Ngành nông nghiệp tỉnh cũng đang hỗ trợ các địa phương bơm tát chống hạn, xâm nhập với tổng kinh phí dự kiến gần 4,3 tỷ đồng. Đồng thời, nạo vét, đào mới kênh mương, tu bổ bờ bao, cống, bọng 455 công trình, với tổng khối lượng hơn 1 triệu m3. Theo khảo sát, toàn tỉnh có hơn 744 km kênh, rạch bị lục bình bao phủ với tổng diện tích hơn 475 ha; các địa phương đang tổ chức trục vớt, khơi thông dòng chảy, điều hòa nguồn nước.

Cùng với việc nỗ lực hỗ trợ các địa phương bảo vệ diện tích lúa Đông Xuân, ngành nông nghiệp tỉnh đang vận động nông dân cơ cấu lại mùa vụ, chuyển đổi cây trồng thích nghi hạn, mặn để giảm thiểu thiệt hại trong sản xuất.

Cơ cấu lại sản xuất

Huyện Trà Cú là địa phương bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu nặng nhất tỉnh, mặn xâm nhập, thiếu nước tưới vào mùa khô… Đến nay, huyện đã bị thiệt hại khoảng 55% diện tích sản xuất lúa Đông Xuân, các diện tích còn lại năng suất giảm khoảng 40% so với vụ Đông Xuân trước. Dự báo từ đây đến cuối vụ (khoảng giữa tháng 4), độ mặn vẫn dao động ở mức cao nên cây lúa trên địa bàn tiếp tục bị thiệt hại.

Ông Huỳnh Văn Thảo, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Cú cho biết, địa phương đang tích cực hỗ trợ nông dân bảo vệ diện tích lúa Đông Xuân. Đồng thời, vận động nông dân cơ cấu lại mùa vụ, chỉ xuống giống 2 vụ lúa Đông Xuân sớm và Thu Đông muộn trong năm sau.

Theo ông Thảo, ngành nông nghiệp huyện đang nghiên cứu giống lúa thích nghi hạn, mặn, phù hợp điều kiện thổ nhưỡng địa phương để khuyến khích nông dân đưa vào sử dụng.

Vụ Đông Xuân 2020-2021, huyện Trà Cú vận động nông dân giảm diện tích lúa hơn 50%, chỉ trồng khoảng 5.000 ha. Người dân trên địa bàn huyện nên sử dụng giống lúa OM 4900 và xuống giống sớm hơn thường niên để né hạn, mặn. Những diện tích còn lại, nông dân có thể chuyển sang trồng màu thích nghi, như: lạc, ớt chỉ thiên, khoai môn…

Hầu hết diện tích chuyển đổi trồng màu cho thu nhập tăng từ 3-4 lần so với trồng lúa. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nông dân lo ngại về kỹ thuật canh tác cây màu, đầu ra của nông sản nên chưa mạnh dạn chuyển đổi. Do vậy, cùng với việc hướng dẫn nông dân về khoa học kỹ thuật cây trồng, vật nuôi mới, huyện Trà Cú đang tích cực tìm kiếm các doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực nông nghiệp để liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giúp nông dân yên tâm chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Ở huyện Cầu Kè, ngành nông nghiệp huyện cũng đang tập trung vận động nông dân chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng những cây thích nghi và cho hiệu quả kinh tế cao như trồng gấc, dừa sáp, cam sành…

Điển hình như Hợp tác xã nông nghiệp Việt Thành (huyện Cầu Kè) đã trồng thử nghiệm 1,2 ha gấc vào năm 2017. Cây gấc chỉ sau 3 tháng trồng là cho thu hoạch với năng suất 20 - 25 tấn quả 1 ha/năm. Với giá bán dao động từ 6.000 - 25.000 đồng/kg gấc thương phẩm, người trồng lợi nhuận từ 70 - 90 triệu đồng/ha, cao hơn nhiều so với trồng lúa.

Ông Huỳnh Thanh Việt, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hợp tác xã nông nghiệp Việt Thành cho biết, từ thành công của mô hình, mới đây, Dự án thích ứng biến đổi vùng đồng bằng sông Cửu Long tại Trà Vinh (Dự án AMD Trà Vinh) đã hỗ trợ cho 100 hộ thành viên hợp tác xã trồng gấc, trên tổng diện tích 20 ha.

Hộ tham gia mô hình được đầu tư 100% vật tư đầu vào trồng 0,2 ha gấc, với số tiền 3,6 triệu đồng/hộ; đồng thời, được tập huấn kỹ thuật trồng. Hợp tác xã cũng kí được hợp đồng với doanh nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh thu mua số lượng gấc thương phẩm không giới hạn theo giá thị trường, nhưng đảm bảo không dưới 6.000 đồng/kg.

Theo ông Phạm Văn Kha, Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Kè, để việc chuyển đổi cây trồng khác thay cây lúa kém hiệu quả ngoài quy hoạch phù hợp theo vùng sản xuất, địa phương còn khuyến khích người dân tham gia kinh tế hợp tác để sản xuất hàng hóa tập trung và dễ tiếp cận khoa học kỹ thuật. Nông dân cũng nên sản xuất theo hướng hữu cơ, an toàn để dễ tìm doanh nghiệp đầu tư sản xuất, bao tiêu sản phẩm, nâng cao thu nhập.

Ông Phạm Minh Truyền, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinhcho biết, vụ Đông Xuân 2020-2021, ngành nông nghiệp tỉnh có kế hoạch chỉ trồng lúa 51.000 ha, giảm khoảng 17.000 ha để chuyển sang các loại cây trồng, vật nuôi khác. Hiện, ngành đang phối hợp với các địa phương khảo sát điều kiện thổ nhưỡng, hệ thống hạ tầng từng vùng, tìm hiểu thị trường nông sản… để xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp.

Ngành chỉ cơ cấu 3 vụ lúa cho những vùng có điều kiện chủ động về nguồn nước tưới. Đối với những vùng sản xuất khó khăn, bị ảnh hưởng hạn mặn, hạn chế về nguồn nước tưới, ngành nông nghiệp vận động và hướng dẫn nông dân chuyển sang 2 vụ lúa - 1 vụ màu, trồng các loại cây rau, màu sử dụng ít nước tưới như ngô, dưa hấu, rau đậu…

Thanh Hòa

https://dantocmiennui.vn/kinh-nghiem-lam-an/chuyen-doi-cay-trong-thich-nghi-voi-thoi-tiet-o-tra-vinh/285929.html
Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới

Từ tình yêu với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm bằng cói của quê hương, chị Trần Thùy Nhi (xã Quang Thiện, Kim Sơn, Ninh Bình) quyết tâm khởi nghiệp. Vừa dạy học vừa chèo lái vượt qua khó khăn trên con đường khởi nghiệp, mô hình của chị không chỉ mang về doanh thu 30 tỉ đồng mỗi năm mà còn đưa cói Việt ra thế giới.
Mang chè Shan tuyết Tủa Chùa ra thế giới

Mang chè Shan tuyết Tủa Chùa ra thế giới

Tốt nghiệp đại học, thay vì tìm một công việc và bám trụ lại Thủ đô, Nguyễn Mỹ Linh quyết định về quê khởi nghiệp với cây chè Shan tuyết ở huyện Tủa Chùa (Điện Biên) - một trong những huyện miền núi nghèo nhất cả nước. Bằng sự kiên cường, Linh giúp sản phẩm trà Shan tuyết Tủa Chùa không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn từng bước tiếp cận thị trường quốc tế.
Thúc đẩy phụ nữ ứng dụng công nghệ trong phát triển sản xuất

Thúc đẩy phụ nữ ứng dụng công nghệ trong phát triển sản xuất

Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là nền tảng, nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước và Thủ đô Hà Nội. Việc tạo cơ hội và phát huy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ trong thực hiện các mục tiêu phát triển khoa học công nghệ sẽ góp phần tạo ra nhiều giá trị mới cho xã hội.
Sáng chế khoa học giúp phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam

Sáng chế khoa học giúp phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam

Nhằm khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên, đồng thời tôn vinh các nhà khoa học, chiều nay (22/6), Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức Triển lãm Khoa học và Công nghệ dành cho sinh viên Học viện.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Lan tỏa những việc làm theo Bác

Lan tỏa những việc làm theo Bác

Nhiều năm qua, lực lượng Cảnh sát cơ động, Công an thành phố Hà Nội luôn được người dân tin yêu, tự hào bởi những chiến công mà cán bộ, chiến sỹ đem lại trong việc gìn giữ, bảo vệ cuộc sống bình yên cho Nhân dân.
Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

Trong kỷ nguyên số, xu hướng làm việc hiện đại đang thay đổi cách người trẻ tiếp cận công việc, từ việc kết hợp AI đến làm việc tự do và làm việc từ xa để đạt hiệu quả tối ưu mà vẫn duy trì cân bằng cuộc sống.
Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Hành trình mở ra vũ trụ siêu anh hùng của chàng trai 9X

Hành trình mở ra vũ trụ siêu anh hùng của chàng trai 9X
Đam mê và yêu thích với siêu anh hùng từ nhỏ, bạn trẻ Đỗ Đức Mười, sinh năm 1997 đã lấy đó làm quyết tâm để khởi nghiệp với mô hình Transform Studio - công ty chuyên kỹ xảo vật lý, hoá trang với hiệu ứng đặc biệt, thiết kế phục trang và bộ phim siêu anh h

Hòa Minzy và 443 thanh niên được tuyên dương làm theo lời Bác

Hòa Minzy và 443 thanh niên được tuyên dương làm theo lời Bác
Ca sỹ Hòa Minzy cùng 443 đại biểu ưu tú sẽ tham dự Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc năm 2025. Họ mang đến 444 câu chuyện khác nhau nhưng cùng chung niềm tự hào, nhiệt huyết, sáng tạo của tuổi trẻ; lấy lời Bác dạy là kim chỉ nam cho

AI “soán ngôi": Sinh viên và cuộc đua kỹ năng để vượt sóng

AI “soán ngôi": Sinh viên và cuộc đua kỹ năng để vượt sóng
Trước làn sóng tự động hóa và sự trỗi dậy mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI), các ngành nghề đều đang chứng kiến những thay đổi sâu sắc, kéo theo nguy cơ cắt giảm nhân sự ở nhiều vị trí truyền thống. Để không bị bỏ lại phía sau, nhiều sinh viên đang phải đ

Tô thắm Thủ đô bằng "Màu cờ tôi yêu"

Tô thắm Thủ đô bằng "Màu cờ tôi yêu"
Hòa cùng không khí tưng bừng của cả nước chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), tinh thần yêu nước được tuổi trẻ Thủ đô lan tỏa trên mạng xã hội nhờ những trào lưu tích cực, truyền cảm hứng.

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui
TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.

Hành trình mở ra vũ trụ siêu anh hùng của chàng trai 9X

Hành trình mở ra vũ trụ siêu anh hùng của chàng trai 9X
Đam mê và yêu thích với siêu anh hùng từ nhỏ, bạn trẻ Đỗ Đức Mười, sinh năm 1997 đã lấy đó làm quyết tâm để khởi nghiệp với mô hình Transform Studio - công ty chuyên kỹ xảo vật lý, hoá trang với hiệu ứng đặc biệt, thiết kế phục trang và bộ phim siêu anh h

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới
Từ tình yêu với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm bằng cói của quê hương, chị Trần Thùy Nhi (xã Quang Thiện, Kim Sơn, Ninh Bình) quyết tâm khởi nghiệp. Vừa dạy học vừa chèo lái vượt qua khó khăn trên con đường khởi nghiệp, mô hình của chị không chỉ mang v

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z
Trong kỷ nguyên số, xu hướng làm việc hiện đại đang thay đổi cách người trẻ tiếp cận công việc, từ việc kết hợp AI đến làm việc tự do và làm việc từ xa để đạt hiệu quả tối ưu mà vẫn duy trì cân bằng cuộc sống.