Chuyên gia Nguyễn Hữu Thái Hòa: Tôi cực kỳ không thích idea 'Người Việt dùng hàng Việt'

Góc nhìn Hương Ly
(KNT) - Chuyên gia Nguyễn Hữu Thái Hòa: "Tôi cực kỳ không thích idea "người Việt Nam dùng hàng Việt Nam", người Việt không chỉ dùng hàng Việt Nam, người Việt còn phải dùng hàng "best in class" của toàn cầu, giá hiệu quả nhất và made in Vietnam".

Đại dịch Covid-19 xảy ra trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Điều này khiến cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cùng lúc phải đương đầu với những thách thức "kép", vừa phải khắc phục hiệu quả từ những tác động tiêu cực của Covid-19 để duy trì và ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa phải thay đổi để thích ứng với nhữg xu hướng chuyển đổi số của cuộc cách mạng 4.0. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm tốt để doanh nghiệp nắm bắt được những cơ hội để bứt phá.

Vì thế, diễn đàn kinh doanh chuyên sâu dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam SME CEO FORUM được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 6/12 với chủ đề “Xoay trục kinh doanh & Chiến lược chuyển đổi số trong thời kỳ bình thường mới” mang tới những kiến thức về kinh doanh, về chuyển đổi số cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời đại mới.

Diễn đàn với sự tham gia diễn giảng của những diễn giả hàng đầu, nổi tiếng về kinh doanh và chuyển đổi số:

- Chuyên gia Nguyễn Hữu Thái Hòa - Chiến lược gia hàng đầu Việt Nam về chiến lược, kinh tế và công nghệ 4.0.

- Tiến sĩ Võ Trí Thành - Chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt Nam, Viện trưởng viện nghiên cứu chiến lược thương hiệu về cạnh tranh.

- Tiến sĩ Hoàng Trung Dũng - Chuyên gia hàng đầu Việt Nam về Lãnh đạo, Chiến Lược và Bán hàng.

- Ông Nguyễn Huy Hoàng - Chuyên gia tư vấn giải pháp về chuyển đổi số doanh nghiệp.


Cùng với đó là sự tham gia của rất nhiều những nhà khởi nghiệp trẻ, những câu lạc bộ doanh nhân trẻ và người đứng đầu những doanh nghiệp SME (Small and Medium Enterprises).

0309-nguyen-huu-thai-hoa-chuyen-gia

Chương trình đã tập trung đào tạo, huấn luyện giúp cộng đồng doanh nghiệp:

- Tìm được các giải pháp bán hàng và chăm sóc khách hàng thời hậu covid-19

- Các thức xoay trục, thay đổi mô hình kinh doanh – Đâu là cơ hội vượt bão sau khủng hoảng?

- Chiến lược thay đổi số doanh nghiệp SME trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và Việt Nam đã có sự thay đổi.

- Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ đại dịch.

- Toàn cảnh kinh tế 2020 và dự báo năm 2021.

Trong phiên thứ nhất, chuyên gia Nguyễn Hữu Thái Hòa giải mã giấc mơ Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam trong kỷ nguyên số.

"Best in class" và "Grade 8+++"

Bàn về "Best in class", tại sao 1 CEO thế kỷ 21 cần sự chủ động của best in class như vậy? Chuyên gia Nguyễn Hữu Thái Hòa cho rằng "Một doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng chỉ còn cách đồng tâm hợp lực và làm gấp đôi trước khủng hoảng".

0300-chuyen-gia-nguyen-huu-thai-hoa-dien-giang-cho-doanh-nghiep-sme

Ví dụ, ngày nay, các tập đoàn, các doanh nghiệp bắt buộc phải cắt giảm nhân lực. Nhưng theo ông, thay vì cắt giảm nhân viên hay cắt giảm tiền lương, thì chúng ta hãy làm việc gấp đôi. Nếu làm được gấp đôi, doanh nghiệp sẽ bảo toàn được thành phần và năng suất lao động lại tăng. Còn sau covid, chúng ta sẽ lãi được thói quen lao động toàn lực.

Đặc điểm của không chỉ người Việt Nam mà cả toàn cầu về lao động, về quản trị là nếu ông sếp đặt chỉ tiêu 10 thì nhân viên chỉ đạt được kết quả 7 hoặc 8. Nếu sếp thương nhân viên, đạt chỉ tiêu 7,8 thì kết quả thực tế chỉ được 5,6.

Trong phiên thuyết giảng này, rất nhiều bài học, rất nhiều những câu chuyện được chuyên gia Nguyễn Hữu Thái Hòa chia sẻ vô cùng sâu sắc và đầy thú vị. Ông khẳng định rằng, covid là một con quái vật, chúng ta không làm gì được nó, thì chúng ta phải chủ động đối phó với nó. Có 2 cụm từ khóa quan trọng được ông Hòa đưa ra, đó là "Best in class" và "Grade 8+++".

Doanh nghiệp nhà nước là những điểm nghẹn lớn nhất. Để an toàn, giữ ghế và không chịu trách nhiệm lớn với chính phủ, họ luôn luôn đặt mục tiêu là 5,6. Vì vậy, kết quả thực tế của những doanh nghiệp nhà nước là 3,4. Đây là sự khác biệt rất lớn, nếu cứ tiếp tục như vậy, doanh nghiệp sẽ có không có cơ hội để phát triển.

Tư duy quan trọng nhất của người đứng đầu là là cho đội ngũ quen, và có một thái độ khác. Sau 10 năm làm việc ở Hà Nội, chuyên gia Nguyễn Hữu Thái Hòa nhận ra rằng "người Việt Nam cực giỏi, người Việt Nam ép cỡ nào cũng làm được, và người Việt Nam chỉ bộc phát tất cả những năng lực cốt lõi khi bị ép tới đường cùng giống như trong chiến tranh, giống như covid. Đó là lý do chúng ta phải "push" giấc mơ Việt Nam, các công cụ quản trị, thay đổi tư duy và cuối cùng là thông điệp "made in Vietnam, made in world". Làm thế nào để "push"?

Một sản phẩm làm ra ở Việt Nam hiện nay đã bán trên toàn cầu ví dụ như cái note Samsung. Cả thế giới đang chờ đợi sản phẩm từ Samsung Bắc Ninh và Thái Nguyên, những sản phẩm tốt nhất trên toàn cầu. Vì vậy, không có lý do gì mà chúng ta nói rằng sản phẩm của chúng ta thua kém và chỉ bán ở Việt Nam.

Ông nói rằng, ông cực kỳ không thích idea "người Việt Nam dùng hàng Việt Nam", người Việt không chỉ dùng hàng Việt Nam, người Việt còn phải dùng hàng best in class của toàn cầu, dùng hàng tốt nhất trên toàn cầu, giá hiệu quả nhất và made in Vietnam.Ông Hòa chia sẻ, ông đã chứng kiến FPT tăng trưởng từ 11.000 người năm 2009. Đến 2018, tập đoàn FPT đã có hơn 35000 người, và sắp tiến đến con số 40.000 người. FPT làm được 1 việc là họ luôn khát vọng vươn đến đỉnh cao "best in class".

Với kinh nghiệm nhiều năm sinh sống và làm việc ở nước ngoài, ông Hòa khuyên, mỗi người nên lập một thói quen, mọi hành động mỗi 3-5 năm đóng gói lại thành một SWOT, nhìn lại quá khứ, hiện tại, tương lai muốn gì,... rồi bạn sẽ phát hiện ra những điều thú vị về mình.

Khi vào thị trường mới, huênh hoang thể hiện thế mạnh rất dễ chết. Ông cho rằng, ngay tại thời điểm bạn mở champagne để mừng chiến thắng là thời điểm bạn dễ chết nhất. Vì lúc này, lòng căm thù của đối thủ đang lớn. Vì sự chủ quan, huênh hoang, sẽ phải trả giá. Những lúc nhìn ra mình yếu nhất thì ngày đêm phải cày và nên đi theo concept zero.

Ai cũng sợ threat, ai cũng sợ nguy cơ, những cơ hội như Covid sẽ tiêu diệt hàng loạt chúng ta, nhưng đây lại là cuộc chơi cho những người đi sau, đây là cuộc chơi phá bàn làm lại. Nếu không có sự nổi loạn xáo trộn thì sẽ có không có cơ hội vươn lên. Đối với ông, trong những lúc nguy cơ nhất, tệ nhất, lúc đấy chính là cơ hội dành cho các bạn.

Chỗ nào "thối" nhất trên đất nước này, chỗ nào bị chửi nhiều nhất, chúng ta nên nhảy vào đấy làm, ông khẳng định, sẽ thắng chắc. Nếu nhảy vào thị trường Mỹ hay Singapore, vào những chỗ người ta sung sướng và giỏi hơn mình, thì các bạn sẽ không có cửa. Theo ông, trên đất nước đang thấp hèn, lầm than thế này, có vô vàn việc cho mình làm.

Chuyên gia Nguyễn Thái Hữu Hòa chỉ ra: "Có một phần tâm lý của cộng đồng là nếu lương 8 triệu, thì chỉ làm 8 triệu, 4 giờ về. Nhưng bạn đang gắn cuộc đời bạn mãi mãi 8 triệu. Nếu các bạn làm ra doanh thu 50 triệu mà sếp chỉ trả 8 triệu thì đó là một người sếp cực tồi, và vài tháng nữa sẽ có người "bốc" bạn đi".

Doanh nghiệp cần thấu hiểu được khách hàng muốn gì

Theo chuyên gia Nguyễn Thái Hữu Hòa, doanh nghiệp cần thấu hiểu được khách hàng muốn gì. Vì khách hàng có tiền, có nhu cầu, vì vậy doanh nghiệp phải giúp khách hàng làm rõ offer, để làm phát trúng luôn, đáp ứng được luôn nhu cầu của khách hàng.

Doanh nghiệp phải nắm bắt được khách hàng đánh giá điểm mình tốt hay không, và nên xác định một ngưỡng điểm mốc, từ ngưỡng điểm đó trở nên là đạt, còn dưới ngưỡng điểm đó là phải thay đổi.

0053-123a2845


Theo ông Hòa, điểm 8 là điểm không đạt, công thức của toàn bộ mind-set kinh doanh là 8+. Cái lăn tăn trong đầu khách hàng ở điểm 8 là sản phẩm dịch vụ này không đủ năng lực phải cạnh tranh và khoảng cách của đối thủ cạnh tranh nhích hơn trong sản phẩm hay dịch vụ của mình. Vì thế, luôn phải cập nhật mong muốn của khách hàng. Để làm được điều này, phải dịch chuyển văn hóa sai đâu sửa đó sang chủ động phòng ngừa.

Ông cho biết 5 cục máu đông lớn nhất trong một tổ chức, đó là, không có chiến lược, không có tâm nhìn, không đủ kỹ năng, không đủ nguồn lực và không có KPI cụ thể. Có một thực tế rằng, người Việt Nam làm plan, lên kế hoạch cực kỳ sơ sài. Vì plan là điểm yếu nên chúng ta phải làm cẩn thận lại.
Ông chỉ ra, hệ thống marketing, hệ thống bán hàng của các doanh nghiệp thường "xạo" là chính. Hầu hết sản phẩm dịch vụ bán hàng cho khách doanh nghiệp toàn bán cái mình nghĩ người ta cần, chưa chắc khách cần. Vì vậy, bài toán là làm sao để chất lượng sản phẩm trùng khớp với mong đợi của khách hàng.

Chuyên gia Nguyễn Hữu Thái Hòa chỉ ra rằng, thách thức của từng giấc mơ Việt Nam lớn là nhiều người Việt, rất yêu Việt Nam, rất hãnh diện về Việt Nam, nhưng chưa biết hãnh diện về điều gì. "Mỗi quốc gia phải bám vào một niềm hãnh diện. Việt Nam hãnh diện về điều gì? Nón lá, nem, phở,...? Hết sức chông chênh. Ta phải yêu, rồi định nghĩa được công cụ yêu và biến giấc mơ đó thành sự thật" - ông Hòa chia sẻ.

Diễn đàn kinh doanh chuyên sâu dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam SME CEO FORUM với chủ đề “Xoay trục kinh doanh & Chiến lược chuyển đổi số trong thời kỳ bình thường mới" diễn ra với 6 phiên diễn giảng của các vị diễn giả hàng đầu trong buổi diễn đàn. Cụ thể là các chủ đề:

- Phiên 1: Giải mã giấc mơ Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam trong kỷ nguyên số.

- Phiên 2: Bán hàng đột phá và xoay trục kinh doanh trong thời kỳ "bình thường mới".

- Phiên 3: Chiến lược chuyển đổi số doanh nghiệp SME trong bối cảnh “bình thường mới”.

- Phiên 4: Mô hình chuyển đổi số hoạt động marketing và sales hiệu quả dành cho doanh nghiệp SME.

- Phiên 5: Tổng quan kinh tế 2020 và dự báo kinh tế 2021.

- Phiên 6: Tọa đàm “Vượt qua Vũ Môn”

Doanh nhân trẻ không chỉ tạo ra giá trị cho riêng mình...

Doanh nhân trẻ không chỉ tạo ra giá trị cho riêng mình...

Doanh nhân trẻ với tâm, tầm, thế trong phát triển kinh tế đất nước thời đại mới; Cách để giữ chân được người trẻ; Làm thế nào để thúc đẩy sự tham gia phát triển thành tựu của người trẻ… là những ý kiến tham luận, trăn trở của nhiều đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam lần thứ VII, nhiệm kỳ 2022-2025.
Báo Tuổi trẻ Thủ đô và Công ty ATP trao tặng 200 suất quà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn bởi Covid-19

Báo Tuổi trẻ Thủ đô và Công ty ATP trao tặng 200 suất quà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn bởi Covid-19

TTTĐ - Chiều 24/8, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Hai Bà Trưng và Công ty CP Đầu tư Dịch vụ và Thương mại ATP tổ chức chương trình trao hỗ trợ cho 200 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trên địa bàn quận Hai Bà Trưng (Hà Nội).

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Bí kíp học tiếng Anh hiệu quả

Bí kíp học tiếng Anh hiệu quả
Việc học một ngôn ngữ mới như tiếng Anh có thể sẽ là điều khó khăn với nhiều bạn học sinh, sinh viên. Phổ biến nhất là việc chỉ vừa thi xong, toàn bộ kiến thức bị trôi tuột khỏi đầu các cô, cậu Gen Z, Alphas... quá nửa.

Bí kíp học tiếng Anh hiệu quả

Bí kíp học tiếng Anh hiệu quả
Việc học một ngôn ngữ mới như tiếng Anh có thể sẽ là điều khó khăn với nhiều bạn học sinh, sinh viên. Phổ biến nhất là việc chỉ vừa thi xong, toàn bộ kiến thức bị trôi tuột khỏi đầu các cô, cậu Gen Z, Alphas... quá nửa.