Đại dịch Covid-19 không thể ngăn cản Việt Nam - Ấn Độ tiếp tục hợp tác

Thời sự
Đại sứ Verma cho rằng Covid-19 đã gây ra nhiều gián đoạn nhưng đại dịch không thể ngăn cản Ấn Độ và Việt Nam tiếp tục hợp tác, kể cả ở cấp độ cao nhất.

“Là đối tác thân thiết của Ấn Độ trong quan hệ hợp tác về nhiều mặt, bao gồm chính trị, kinh tế và an ninh, đồng thời là mắt xích chính trong cam kết của Ấn Độ với ASEAN, Việt Nam rõ ràng là đối tác không thể thiếu trong tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Ấn Độ”, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma khẳng định trong cuộc trả lời phỏng vấn với VOV mới đây.

dai dich covid-19 khong the ngan can viet nam - an do tiep tuc hop tac hinh 1
Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma. Ảnh: Vũ Toàn

PV: Thưa Đại sứ, năm 2020 là một năm nhiều biến động, đặc biệt là sự bùng phát của đại dịch Covid-19. Trong hoàn cảnh như vậy, ông đánh giá như thế nào về sự hợp tác giữa hai nước Việt Nam- Ấn Độ? Đâu những điểm nhấn nổi bật nhất trong hợp tác song phương?

Đại sứ Pranay Verma: Đúng vậy, Covid-19 đã gây ra nhiều sự gián đoạn. Tuy nhiên, đại dịch không thể ngăn cản hai nước tiếp tục hợp tác, kể cả ở cấp độ cao nhất. Như các bạn đã biết, ngày 13/4, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc để thảo luận không chỉ về tình hình dịch bệnh Covid-19 mà còn về nhiều khía cạnh khác trong quan hệ song phương.

Chúng ta cũng đang chia sẻ với nhau rất nhiều kinh nghiệm liên quan đến ứng phó với dịch bệnh Covid-19. Chúng tôi đã tổ chức các chương trình nâng cao năng lực quản lý trong xử lý Covid-19 bằng hình thức trực tuyến và mời đối tác Việt Nam tham gia. Lực lượng quân y của hai nước cũng tổ chức các cuộc hội thảo từ xa để học hỏi những phương pháp hay nhất của nhau trong cuộc chiến chống Covid-19.

Các doanh nghiệp của hai nước cũng đang ‘cài đặt lại hợp tác’ sau những gián đoạn ban đầu của đại dịch. Tôi đã tham gia khoảng 6-7 cuộc họp kinh doanh được các phòng thương mại của hai bên tổ chức bằng hình thức trực tuyến trong vài tháng qua. Thật tốt khi thấy các doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm đến việc quay lại bàn bạc hợp tác thông qua các nền tảng trực tuyến. Chúng tôi hy vọng xu hướng này sẽ phát triển hơn nữa.

Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng giữa hai nước cũng tiếp tục phát triển. Ấn Độ đang triển khai việc đóng 12 tàu tuần tra cao tốc cho Việt Nam, chiếc đầu tiên dự kiến sẽ được bàn giao trong năm nay. 7 chiếc trong số này sẽ được đóng ngay tại Việt Nam, việc khởi công có thể bắt đầu trong tương lai gần.

Hai nước cũng đang có mối quan hệ gắn bó tốt đẹp ở các cơ chế đa phương thông qua việc trao đổi trong khuôn khổ hợp tác ASEAN với các đối tác, cũng như những vấn đề khu vực và toàn cầu.

PV: Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Ấn Độ lần thứ 16 tại Thái Lan vào tháng 11/2019, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhấn mạnh Ấn Độ đang triển khai chính sách “Hành động hướng Đông” và “Tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” với trung tâm là ASEAN. Xin Đại sứ cho biết Việt Nam hiện đang đóng vai trò như thế nào trong chiến lược của đất nước ông cũng như chính sách chung của Ấn Độ đối với hòa bình- an ninh khu vực?

Đại sứ Pranay Verma: “Hành động hướng Đông” là một trong những tầm nhìn cơ bản của chúng tôi trong việc tương tác với khu vực lân cận mở rộng sang phía Đông Ấn Độ. Việt Nam có vị trí nổi bật trong tầm nhìn đó. Việt Nam là trụ cột chính trong Chính sách Hành động Hướng Đông của Ấn Độ trên cả ba trụ cột: thương mại, kết nối và văn hóa.

Tầm nhìn Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương là vì một khu vực tự do, cởi mở, hòa bình, thịnh vượng và trên hết là một khu vực hòa nhập, có trật tự dựa trên luật lệ và tôn trọng chủ quyền của các quốc gia. Nó dựa trên vai trò trung tâm của ASEAN. Nó thể hiện một cấu trúc phát triển và kết nối tích cực, trong đó Ấn Độ có thể đóng một vai trò độc đáo nhờ vị trí địa lý và thế mạnh kinh tế của mình.

Chúng tôi rất vui khi các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam đã đưa ra những triển vọng hợp tác riêng cũng như cùng nhau đưa ra một lộ trình hữu ích để thúc đẩy hội nhập khu vực. Là đối tác thân thiết của Ấn Độ trong quan hệ hợp tác về nhiều mặt, bao gồm chính trị, kinh tế và an ninh, đồng thời là mắt xích chính trong cam kết của Ấn Độ với ASEAN, Việt Nam rõ ràng là đối tác không thể thiếu trong tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, dựa trên các giá trị và lợi ích chung của chúng ta trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và sự thịnh vượng của khu vực.

PV: Năm 2020, Việt Nam đảm nhận vai trò “kép” là chủ tịch ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, hai nước có sự phối hợp như thế nào để cùng thúc đẩy hòa bình và phát triển chung ở khu vực và trên toàn cầu?

Đại sứ Pranay Verma: Ấn Độ và Việt Nam có truyền thống gắn bó với nhau trong các diễn đàn đa phương. Việt Nam đã là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Ấn Độ cũng sẽ tham gia Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với tư cách là thành viên không thường trực vào tháng 1/2021. Sự hiện diện đồng thời của chúng ta trong Hội đồng Bảo an tạo cơ sở mới để hai nước làm việc cùng nhau trong nhiều vấn đề toàn cầu.

Nếu soi chiếu vào thế giới quan của hai nước, các tiếp cận tổng thể của chúng ta đối với quan hệ quốc tế có một số điểm chung. Hai nước có quan điểm tương đồng về hầu hết các vấn đề khu vực và quốc tế, đều ủng hộ chủ nghĩa đa phương.

Cả Ấn Độ và Việt Nam đều có tiếng nói ôn hòa, hòa nhập và bình đẳng trong các diễn thuyết mang tính toàn cầu, điều quan trọng đối với ứng xử quốc tế trong thế giới hiện nay. Cả hai nước đều tôn trọng luật pháp quốc tế và trật tự dựa trên luật lệ. Chúng ta ngày nay cũng đang đóng góp vào hòa bình, phát triển ở khu vực cũng như trên toàn cầu thông qua hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, các hành động đã cam kết để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.

PV: Hợp tác kinh tế - thương mại là một trong những trụ cột chính của quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Ấn Độ. Tuy nhiên, kim ngạch thương mại song phương mới chỉ ở mức 11,3 tỷ USD năm 2019 và hai nước đặt mục tiêu 15 tỷ USD trong năm 2020. Đây là con số khá khiêm tốn so với kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc (trên 116 tỷ USD), Mỹ (trên 60 tỷ USD), và EU (trên 56 tỷ USD). Theo Đại sứ, đâu là nguyên nhân và chúng ta cần có những bước đi như thế nào để tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại trong tình hình hiện nay?

Đại sứ Pranay Verma: Nếu như kim ngạch thương mại song phương giữa Ấn Độ và Việt Nam năm 2000 là khoảng 200 triệu USD thì nay con số này ở mức khoảng 12 tỷ USD. Năm 2019, Ấn Độ là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Việt Nam. Nhưng tôi đồng ý với ý kiến cho rằng, con số này chưa tương xứng với trình độ phát triển của hai nước và thực tế là cả hai nước chúng ta đều là những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới hiện nay. Vì vậy, cần phải có một động lực mới để thúc đẩy thương mại của chúng ta.

Covid-19 đã gây ra sự gián đoạn trong hợp tác nhưng tôi nghĩ rằng nó cũng mở ra những cơ hội mới. Covid-19 buộc chúng ta phải suy nghĩ lại về cách chúng ta tương tác với nhau và chính ở đó thì những cơ hội mới xuất hiện. Khi chuỗi cung ứng và nhu cầu bị gián đoạn sau Covid-19, tất cả chúng ta đang tìm kiếm chuỗi cung ứng mới và quan hệ đối tác mới. Tôi nghĩ rằng đây là cơ hội để chúng ta thực sự mở rộng sự tham gia giao dịch bằng cách đặt các chuỗi cung ứng trên lãnh thổ của nhau.

Chúng ta cũng cần phải làm nhiều hơn để xây dựng kết nối – kết nối không chỉ theo nghĩa cơ học mà còn trong lĩnh vực kỹ thuật số sẽ ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang tiếp tục hoành hành. Chúng ta phải học hỏi để ứng dụng công nghệ ngày càng nhiều hơn vào hoạt động kinh doanh. Chúng ta cũng cần thúc đẩy các doanh nghiệp tương tác với nhau nhiều hơn thông qua các cam kết B2B, bao gồm cả thông qua các nền tảng trực tuyến.

Chúng ta cũng cần đặt ra các mục tiêu mới đầy tham vọng và hỗ trợ chúng bằng kế hoạch hành động mạnh mẽ để mỗi bên có thể rõ ràng về những gì cần đạt được và làm thế nào để đạt được. Đó là cách thiết thực để tiến lên phía trước.

Chúng tôi thực sự hy vọng rằng Việt Nam với tư cách Chủ tịch ASEAN có thể giúp khởi động sớm nhất việc xem xét Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AITIGA) vì đó là nền tảng quan trọng để tiến tới cam kết thương mại của chúng ta.

Khi Ấn Độ đang định vị mình là động lực thúc đẩy sự phục hồi kinh tế toàn cầu sau Covid-19 và tham vọng trở thành nền kinh tế có quy mô 5.000 tỷ USD, điều này tạo ra cơ hội cho một quốc gia đối tác như Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam nên tiếp cận làm ăn kinh tế với Ấn Độ từ góc độ chiến lược lớn hơn này.

PV: Vâng. Xin cảm ơn Đại sứ!./.

https://vov.vn/chinh-tri/dai-dich-covid19-khong-the-ngan-can-viet-nam-an-do-tiep-tuc-hop-tac-1082090.vov
Xử lý nghiêm cá nhân nhũng nhiễu trong giải quyết thủ tục hành chính

Xử lý nghiêm cá nhân nhũng nhiễu trong giải quyết thủ tục hành chính

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các ban, sở, ngành; chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục tăng cường chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động rà soát, cập nhật thường xuyên và đầy đủ thông tin thủ tục hành chính (TTHC) thuộc phạm vi quản lý.
Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.
Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự chủ cho các đơn vị, địa phương...
Thế và lực của Hà Nội trước kỷ nguyên mới

Thế và lực của Hà Nội trước kỷ nguyên mới

Đất nước đang đứng trước cánh cửa lịch sử để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. TP Hà Nội với vai trò đầu tàu đang thể hiện khát vọng lớn lao và sự tự tin mạnh mẽ vượt qua khó khăn, thách thức để cùng đất nước hướng tới mục tiêu phát triển giàu mạnh, thịnh vượng, mọi người dân ấm no, hạnh phúc trong kỷ nguyên mới.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Lan tỏa những việc làm theo Bác

Lan tỏa những việc làm theo Bác

Nhiều năm qua, lực lượng Cảnh sát cơ động, Công an thành phố Hà Nội luôn được người dân tin yêu, tự hào bởi những chiến công mà cán bộ, chiến sỹ đem lại trong việc gìn giữ, bảo vệ cuộc sống bình yên cho Nhân dân.
Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

Trong kỷ nguyên số, xu hướng làm việc hiện đại đang thay đổi cách người trẻ tiếp cận công việc, từ việc kết hợp AI đến làm việc tự do và làm việc từ xa để đạt hiệu quả tối ưu mà vẫn duy trì cân bằng cuộc sống.
Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Hành trình mở ra vũ trụ siêu anh hùng của chàng trai 9X

Hành trình mở ra vũ trụ siêu anh hùng của chàng trai 9X
Đam mê và yêu thích với siêu anh hùng từ nhỏ, bạn trẻ Đỗ Đức Mười, sinh năm 1997 đã lấy đó làm quyết tâm để khởi nghiệp với mô hình Transform Studio - công ty chuyên kỹ xảo vật lý, hoá trang với hiệu ứng đặc biệt, thiết kế phục trang và bộ phim siêu anh h

Hòa Minzy và 443 thanh niên được tuyên dương làm theo lời Bác

Hòa Minzy và 443 thanh niên được tuyên dương làm theo lời Bác
Ca sỹ Hòa Minzy cùng 443 đại biểu ưu tú sẽ tham dự Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc năm 2025. Họ mang đến 444 câu chuyện khác nhau nhưng cùng chung niềm tự hào, nhiệt huyết, sáng tạo của tuổi trẻ; lấy lời Bác dạy là kim chỉ nam cho

AI “soán ngôi": Sinh viên và cuộc đua kỹ năng để vượt sóng

AI “soán ngôi": Sinh viên và cuộc đua kỹ năng để vượt sóng
Trước làn sóng tự động hóa và sự trỗi dậy mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI), các ngành nghề đều đang chứng kiến những thay đổi sâu sắc, kéo theo nguy cơ cắt giảm nhân sự ở nhiều vị trí truyền thống. Để không bị bỏ lại phía sau, nhiều sinh viên đang phải đ

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z
Trong kỷ nguyên số, xu hướng làm việc hiện đại đang thay đổi cách người trẻ tiếp cận công việc, từ việc kết hợp AI đến làm việc tự do và làm việc từ xa để đạt hiệu quả tối ưu mà vẫn duy trì cân bằng cuộc sống.

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới
Từ tình yêu với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm bằng cói của quê hương, chị Trần Thùy Nhi (xã Quang Thiện, Kim Sơn, Ninh Bình) quyết tâm khởi nghiệp. Vừa dạy học vừa chèo lái vượt qua khó khăn trên con đường khởi nghiệp, mô hình của chị không chỉ mang v

Tô thắm Thủ đô bằng "Màu cờ tôi yêu"

Tô thắm Thủ đô bằng "Màu cờ tôi yêu"
Hòa cùng không khí tưng bừng của cả nước chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), tinh thần yêu nước được tuổi trẻ Thủ đô lan tỏa trên mạng xã hội nhờ những trào lưu tích cực, truyền cảm hứng.

Hành trình mở ra vũ trụ siêu anh hùng của chàng trai 9X

Hành trình mở ra vũ trụ siêu anh hùng của chàng trai 9X
Đam mê và yêu thích với siêu anh hùng từ nhỏ, bạn trẻ Đỗ Đức Mười, sinh năm 1997 đã lấy đó làm quyết tâm để khởi nghiệp với mô hình Transform Studio - công ty chuyên kỹ xảo vật lý, hoá trang với hiệu ứng đặc biệt, thiết kế phục trang và bộ phim siêu anh h

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới
Từ tình yêu với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm bằng cói của quê hương, chị Trần Thùy Nhi (xã Quang Thiện, Kim Sơn, Ninh Bình) quyết tâm khởi nghiệp. Vừa dạy học vừa chèo lái vượt qua khó khăn trên con đường khởi nghiệp, mô hình của chị không chỉ mang v

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z
Trong kỷ nguyên số, xu hướng làm việc hiện đại đang thay đổi cách người trẻ tiếp cận công việc, từ việc kết hợp AI đến làm việc tự do và làm việc từ xa để đạt hiệu quả tối ưu mà vẫn duy trì cân bằng cuộc sống.