"Đòn bẩy" cho các làng nghề phát triển bền vững và vươn xa

Kinh doanh Trí Nhân
Để gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm làng nghề trên thị trường, Hà Nội đang triển khai xây dựng Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hà Nội: Đối thoại, gỡ khó cho các doanh nghiệp làng nghề Nghệ nhân trẻ nỗ lực gìn giữ nét đẹp mộc bản Thanh Liễu

Quan tâm chính sách phát triển làng nghề

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, thành phố hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 331 làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống được công nhận, hội tụ bởi 47/52 nghề trong tổng số nghề truyền thống của cả nước, thuộc địa bàn 25 quận, huyện, thị xã. Doanh thu của các làng nghề ước đạt trên 24.000 tỷ đồng/năm.

Du khách tham quan làng nghề khảm trai xã Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên)
Du khách tham quan làng nghề khảm trai xã Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên)

Các làng nghề truyền thống của Hà Nội ngày càng có sức hấp dẫn du khách trong và ngoài nước bởi những giá trị văn hóa lâu đời và sự sáng tạo của những nghệ nhân, thợ lành nghề qua từng sản phẩm đặc trưng. Có thể kể tới sản phẩm của các làng nghề như: Sản phẩm mây tre đan Phú Vinh (huyện Chương Mỹ); nón làng Chuông (huyện Thanh Oai); sơn mài Hạ Thái, thêu Quất Động (huyện Thường Tín); lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông); gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm); tò he Xuân La (huyện Phú Xuyên)…

Trong những năm gần đây, thành phố rất quan tâm đến chính sách phát triển làng nghề, trong đó đặc biệt chú trọng một số chính sách về đào tạo nghề, truyền nghề, dự án hỗ trợ phát triển ngành nghề. Các chính sách hỗ trợ hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các làng nghề, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đã và đang giúp các làng nghề trở thành những điểm du lịch hấp dẫn.

Mặc dù vậy, đánh giá khách quan cho thấy, quy mô sản xuất trong làng nghề tại Hà Nội hiện nay vẫn mang tính nhỏ lẻ, manh mún, tự phát; thiết bị sản xuất chủ yếu thủ công, lạc hậu; năng lực, trình độ tổ chức quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh còn hạn chế; tính cạnh tranh của một số sản phẩm làng nghề chưa cao, tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Thủ đô…

Bà Nguyễn Thị Lương, đại diện Công ty Mây tre đan xuất khẩu Hiền Lương (xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) cho hay, Công ty chuyên làm hàng thủ công mỹ nghệ với 95% hàng được xuất khẩu thị trường các nước Châu Âu, Châu Mỹ. Thời gian qua, Công ty Mây tre đan xuất khẩu Hiền Lương nhận được nhiều sự hỗ trợ của thành phố và huyện trong đào tạo nghề, đặc biệt mặt hàng xuất khẩu được hỗ trợ 100% về thuế suất; thủ tục hải quan cũng rất nhanh gọn, thuận lợi… Tuy nhiên, Công ty vẫn gặp những khó khăn về chi phí vận chuyển, thiếu mặt bằng để sản xuất… Do đó, Công ty rất cần tháo gỡ khó khăn về mặt bằng, nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh; hỗ trợ xúc tiến thương mại, đặc biệt là được tham gia các hội chợ quốc tế.

Định vị, lan tỏa giá trị làng nghề Hà Nội

UBND TP Hà Nội xác định làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hóa, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, là điểm đến không thể thiếu với du khách trong nước và quốc tế khi thăm Thủ đô.

Hội nghị nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại làng nghề
Các làng nghề trưng bày sản phẩm tại hội chợ

Nhằm phát triển làng nghề, thời gian qua, thành phố đã thí điểm phát triển 6 làng nghề gắn với du lịch, xây dựng 9 điểm giới thiệu quảng bá sản phẩm làng nghề… Thành phố cũng tập trung phát triển các cụm công nghiệp, tạo điều kiện phát triển làng nghề bền vững.

Đặc biệt, để tạo động lực cho làng nghề phát triển bền vững, thành phố đang triển khai xây dựng Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trong dự thảo của đề án, thành phố Hà Nội đề ra nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị, tôn vinh nghệ nhân; bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống; phát triển nghề mới; phát triển các làng nghề chủ lực gắn với tiềm năng và thế mạnh của địa phương; phát triển dịch vụ hỗ trợ và nâng cao vai trò của các tác nhân liên quan…

Thành phố đề ra các giải pháp phát triển làng nghề bền vững, đó là tập trung vào tuyên truyền, vận động, nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với công tác bảo tồn và phát triển làng nghề; hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát triển làng nghề; phát triển các vùng nguyên liệu cho sản xuất; đào tạo nhân lực, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất…

Theo Phó Trưởng phòng Kinh tế thị xã Sơn Tây Bùi Hồng Hà, ngân sách thành phố và thị xã Sơn Tây chưa hỗ trợ nhiều cho các làng nghề ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Ở đề án này, rất cần đưa thêm hỗ trợ cho các làng nghề. Bên cạnh đó, cần có thêm “danh mục” công nhận nghệ nhân lĩnh vực ẩm thực. Hiện, thị xã Sơn Tây có nhiều người làm bánh tẻ, chè lam, kẹo lạc, tương truyền thống... rất giỏi nhưng chưa đủ điều kiện được xét công nhận.

Góp ý hoàn thiện đề án, đại diện Sở Công thương Hà Nội cho rằng, Hà Nội có nhiều làng nghề. Vì vậy, trong đề án cần có sự phân nhóm rõ từng nghề để có cơ chế phù hợp từng đối tượng như: Nhóm các làng nghề chế biến nông sản; nhóm các làng nghề dệt may, nhóm các làng nghề sản xuất đồ gỗ, hàng cơ kim khí; hàng thủ công mỹ nghệ…

Một số nghề như thêu không gây ô nhiễm môi trường, không cần diện tích sản xuất lớn thì không nhất thiết phải đưa ra xa khu dân cư để tiết kiệm chi phí và thuận lợi cho người sản xuất. Các làng nghề thủ công mỹ nghệ như dát vàng, bạc quỳ, vuốt gốm không nhất thiết phải ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất…

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Đình Hoa, Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được hoàn thiện để trình UBND thành phố Hà Nội phê duyệt và triển khai thực hiện. Đây được xem là "đòn bẩy", tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển bền vững và vươn xa, gắn với bảo tồn giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa của làng nghề, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương nói riêng, Hà Nội nói chung.

tuoitrethudo.vn
Khởi công nhà máy sản xuất động cơ ô tô 260 triệu USD

Khởi công nhà máy sản xuất động cơ ô tô 260 triệu USD

Nhà máy Sản xuất chế tạo động cơ Kim Long Huế đi vào hoạt động, nâng cao hàm lượng khoa học công nghệ và đặc biệt làm chủ về công nghệ sản xuất chế tạo ô tô, đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
Khơi dậy khát vọng cống hiến trong Nhân dân từ sức mạnh đoàn kết

Khơi dậy khát vọng cống hiến trong Nhân dân từ sức mạnh đoàn kết

Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược, nguồn lực nội sinh, động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng bộ và Nhân dân thành phố Hà Nội đã đoàn kết, phát huy tinh thần chủ động, gương mẫu, dám nghĩ, dám làm, sáng tạo, hiệu quả, tiếp tục giành được nhiều thành tựu trong khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui
TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá
Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự ch

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm
Thành phố Hồ Chí Minh, với nhịp sống hối hả và sôi động, ẩn chứa trong mình những mảnh đời kém may mắn, cần sự quan tâm và chia sẻ từ cộng đồng. Giữa lòng thành phố ấy, chị Đỗ Ngọc Hà - Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp Hoa Từ Tâm đã trở thành tấm gương sá

Người bệnh có thể yên tâm hơn

Người bệnh có thể yên tâm hơn
Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, được lên thẳng cấp chuyên môn cao tại dự thảo Luật sửa đổi.

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết
Quay lại văn phòng sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, nhiều người trẻ thừa nhận chỉ làm cầm chừng, chưa lấy lại 100% năng suất. Dù "cháy túi", không ít người trong số họ vẫn hẹn bạn bè đi nhậu, cà phê đầu năm để không bỏ lỡ “tháng ăn chơi”.