Xu hướng mới của ngành nông nghiệp
Tại Việt Nam, ước tính tổng lượng phụ phẩm trong nông nghiệp là gần 160 triệu tấn. Trong đó, hơn một nửa là phụ phẩm sau thu hoạch từ cây trồng, từ quá trình chế biến nông sản của ngành trồng trọt; Gần 40% là chất thải gia súc, gia cầm từ ngành chăn nuôi, còn lại là phụ phẩm từ ngành lâm nghiệp và thủy sản. Nếu chúng ta biết tận dụng và xử lý chế biến tốt nguồn phụ phẩm thành nguồn tài nguyên trong nông nghiệp tuần hoàn, đây có thể trở thành ngành hàng mang lại giá trị kinh tế cao.
Nhận thấy mô hình kinh tế tuần hoàn đặc biệt quan trọng và cần thiết đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp bền vững, trong thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt và thủy sản theo hướng bền vững, ứng dụng công nghệ cao, an toàn sinh học, trong đó có nông nghiệp tuần hoàn.
Điển hình như các mô hình nuôi cá - lúa, lúa - tôm, ốc, cua hoặc chăn nuôi kết hợp trồng cây ăn quả ở nhiều tỉnh phía Bắc đã khẳng định hiệu quả. Hay các mô hình, giải pháp hướng tới sản xuất nông nghiệp theo tiêu chí tuần hoàn bền vững được triển khai ở Đồng bằng sông Cửu Long như: Áp dụng quy trình sản xuất lúa "3 giảm, 3 tăng", "1 phải, 5 giảm" trong sản xuất lúa; Quản lý dịch hại tổng hợp IPM trên cây trồng.
![]() |
Người dân sử dụng phụ phẩm nông nghiệp để ủ phân hữu cơ |
Tại các mô hình này, ước tính toàn bộ thân cây ngô, phần lớn lượng rơm và 1/3 số phụ phẩm trên cây lâu năm và phụ phẩm rau được tận dụng để tái sử dụng để làm thức ăn chăn nuôi, làm nấm, ủ phân hữu cơ, ủ gốc giữ ẩm…, ngoài ra, một phần cỏ dại cũng được tái sử dụng cho các hoạt động nông nghiệp khác, qua đó giúp gia tăng hiệu quả kinh tế.
Từ thành công tại các mô hình đã triển khai, ngành nông nghiệp và các địa phương đang tăng cường hướng dẫn, khuyến khích nông dân áp dụng một số quy trình cụ thể vào sản xuất như: Sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học. Đồng thời, tận dụng rác thải hữu cơ trong sinh hoạt để ủ thành phân hữu cơ; Ứng dụng công nghệ vận hành hệ thống tưới nước và phân bón nhỏ giọt tự động trên các loại cây trồng, mô hình công nghệ cao để chuyển đổi sản xuất theo hướng tuần hoàn.
Thúc đẩy sử dụng hiệu quả phế, phụ phẩm nông nghiệp
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam, hiện nay có nhiều mô hình rất hay áp dụng nguyên lý kinh tế tuần hoàn gắn với tăng trưởng xanh, sử dụng phụ phẩm trong nông, lâm, thủy sản là nguồn tài nguyên tái tạo. Hiện một số hợp tác xã và hộ nông dân đã xử lý rơm rạ tại đồng ruộng bằng chế phẩm sinh học để dùng làm phân bón thay vì mua phân NPK.
Thị trường thu gom, đóng gói, vận chuyển, buôn bán rơm lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày càng phát triển. Vụ đông xuân năm 2021, giá bán rơm khoảng 55.000-75.000 đồng/1.000m2 ruộng, tương đương 400 đồng/kg. Như vậy, ngoài thu lúa thì sau khi gặt xong có thể thu thêm khoảng 500 nghìn đồng/ha rơm nếu đem bán. Phụ phẩm nông nghiệp được chế biến thành thức ăn gia súc dạng viên, xuất khẩu mang lại giá trị rất cao (khoảng 1-5 USD/kg).
Với lĩnh vực thủy sản, một số doanh nghiệp đã chế biến phụ phẩm thành mặt hàng có giá trị cao. Điển hình như Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn ở tỉnh Đồng Tháp, Công ty Cổ phần Việt Nam Food (VNF), Công ty Cổ phần Sao Mai... đã đầu tư công nghệ hiện đại chế biến từ phụ phẩm thủy sản thành bột cá-nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi, collagen và gelatin (từ da cá tra)... Những nguyên liệu này được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Hiện chế biến phụ phẩm thủy sản ở nước ta mới đạt khoảng 275 triệu USD, nếu khai thác hết nguồn phụ phẩm gần 1 triệu tấn của ngành thủy sản bằng các công nghệ cao thì có thể thu về 4-5 tỷ USD.
![]() |
Phụ phẩm nông nghiệp được chế biến thành thức ăn gia súc đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân |
Có thể thấy lợi ích của nông nghiệp tuần hoàn đã rõ, tuy nhiên, việc áp dụng các mô hình nông nghiệp tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức như nhận thức của các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và nông dân về nông nghiệp tuần hoàn chưa đầy đủ. Đồng thời, chưa tạo động lực phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Năng lực tái chế, tái sử dụng phụ, phế phẩm nông nghiệp còn hạn chế và chưa có hành lang pháp lý, thiếu hướng dẫn và tiêu chuẩn hóa cho triển khai kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp.
Để vượt qua các rào cản và khắc phục những khó khăn trên đ
Có thể thấy lợi ích của nông nghiệp tuần hoàn đã rõ, tuy nhiên, việc áp dụng các mô hình nông nghiệp tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức như nhận thức của các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và nông dân về nông nghiệp tuần hoàn chưa đầy đủ. Đồng thời, chưa tạo động lực phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Năng lực tái chế, tái sử dụng phụ, phế phẩm nông nghiệp còn hạn chế và chưa có hành lang pháp lý, thiếu hướng dẫn và tiêu chuẩn hóa cho triển khai kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp.
Để vượt qua các rào cản và khắc phục những khó khăn trên đây, GS.TS Trần Đức Viên, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho rằng: Thời gian tới, Nhà nước cần hoàn thiện khung pháp lý về thực hiện kinh tế tuần hoàn nói chung và nông nghiệp tuần hoàn nói riêng. Trong đó, cần thiết ban hành chiến lược, kế hoạch riêng cho thực hiện kinh tế tuần hoàn quốc gia để các bộ, ngành, địa phương có thể căn cứ vào đó xây dựng và thực hiện kế hoạch thực hiện kinh tế tuần hoàn riêng cho lĩnh vực và địa phương của mình.
Bên cạnh đó, xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn đánh giá các nội dung của nông nghiệp tuần hoàn, biên soạn các tài liệu hướng dẫn, thực hành nông nghiệp tuần hoàn để hướng dẫn cán bộ khuyến nông và người dân triển khai. Xây dựng cơ chế khuyến khích và thúc đẩy thực hiện nông nghiệp tuần hoàn. Tập trung xây dựng thị trường cho các vật liệu và sản phẩm nông nghiệp tuần hoàn; Xây dựng quy chế tài chính hỗ trợ người dân và các doanh nghiệp tham gia nông nghiệp tuần hoàn. Thực hiện tốt công tác tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng tuần hoàn.
Bàn về giải pháp nhằm hỗ trợ, thúc đẩy sử dụng hiệu quả phế, phụ phẩm nông nghiệp, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh: Trước mắt, Bộ gia Trung tâm Khuyến nông quốc gia, chương trình KHCN phục vụ xây dựng Nông thôn mới và các đơn vị chức năng của Bộ xây dựng các chương trình lồng ghép vào kế hoạch sản xuất, các chương trình chuyển giao khoa học công nghệ liên quan đến nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn đến các hộ sản xuất, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã và các doanh nghiệp.
Trên cơ sở xuất phát từ yêu cầu sản xuất và từ kinh nghiệm chỉ đạo thực tiễn, Bộ sẽ nghiên cứu tham mưu đề xuất Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, trong đó có các giải pháp liên quan đến sử dụng hiệu quả phụ phẩm nông nghiệp và nguồn tài nguyên tái tạo.
ây, GS.TS Trần Đức Viên, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho rằng: Thời gian tới, Nhà nước cần hoàn thiện khung pháp lý về thực hiện kinh tế tuần hoàn nói chung và nông nghiệp tuần hoàn nói riêng. Trong đó, cần thiết ban hành chiến lược, kế hoạch riêng cho thực hiện kinh tế tuần hoàn quốc gia để các bộ, ngành, địa phương có thể căn cứ vào đó xây dựng và thực hiện kế hoạch thực hiện kinh tế tuần hoàn riêng cho lĩnh vực và địa phương của mình.
Bên cạnh đó, xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn đánh giá các nội dung của nông nghiệp tuần hoàn, biên soạn các tài liệu hướng dẫn, thực hành nông nghiệp tuần hoàn để hướng dẫn cán bộ khuyến nông và người dân triển khai. Xây dựng cơ chế khuyến khích và thúc đẩy thực hiện nông nghiệp tuần hoàn. Tập trung xây dựng thị trường cho các vật liệu và sản phẩm nông nghiệp tuần hoàn; Xây dựng quy chế tài chính hỗ trợ người dân và các doanh nghiệp tham gia nông nghiệp tuần hoàn. Thực hiện tốt công tác tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng tuần hoàn.
Bàn về giải pháp nhằm hỗ trợ, thúc đẩy sử dụng hiệu quả phế, phụ phẩm nông nghiệp, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh: Trước mắt, Bộ gia Trung tâm Khuyến nông quốc gia, chương trình KHCN phục vụ xây dựng Nông thôn mới và các đơn vị chức năng của Bộ xây dựng các chương trình lồng ghép vào kế hoạch sản xuất, các chương trình chuyển giao khoa học công nghệ liên quan đến nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn đến các hộ sản xuất, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã và các doanh nghiệp.
Trên cơ sở xuất phát từ yêu cầu sản xuất và từ kinh nghiệm chỉ đạo thực tiễn, Bộ sẽ nghiên cứu tham mưu đề xuất Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, trong đó có các giải pháp liên quan đến sử dụng hiệu quả phụ phẩm nông nghiệp và nguồn tài nguyên tái tạo.