Sinh viên tất bật tìm kiếm việc làm thêm sau khi trở lại thành phố

Khởi nghiệp Phạm Thành
Sau nhiều tháng tạm dừng việc học trực tiếp để đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, nhiều sinh viên đã trở lại Hà Nội và đang hối hả tìm kiếm các công việc làm thêm, trang trải cuộc sống và phụ giúp gia đình.

Trang trải cuộc sống

Giống như nhiều sinh viên khác, Phạm Minh Hạnh (sinh viên năm hai trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cũng muốn tìm kiếm một công việc làm thêm để kiếm thêm thu nhập trang trải cho việc sinh hoạt hàng ngày trước khi quay trở lại học trực tiếp tại trường.

"Đây là lần đầu tiên mình trải nghiệm công việc làm thêm. Từ nhỏ đến lớn, dù gia đình không khá giả nhưng bố mẹ đều lo lắng chu toàn cho mình. Lần này quay trở lại Hà Nội sau nhiều tháng giãn cách, mình quyết định chọn công việc làm cộng tác viên viết bài.

Đó cũng là công việc mà mình đã dự định thử sức từ lâu vì phù hợp với ngành học của mình", Minh Hạnh chia sẻ.

Sinh viên tất bật tìm kiếm việc làm thêm sau khi trở lại thành phố
Minh Hạnh có lần đầu tiên thực sự "rời khởi vòng tay" bố mẹ khi quyết định tự tìm việc làm thêm

Nữ sinh 20 tuổi cho biết, mỗi bài viết hoàn thành cô sẽ được trả 50.000 - 100.000 đồng (tùy theo yêu cầu về độ dài).Đối với một người trẻ lần đầu đi làm thêm thì đây là mức lương phù hợp và là một trải nghiệm đáng nhớ đối với Minh Hạnh trong cuộc đời.

“Việc viết các nội dung là công việc online và khá tự do về mặt thời gian nên sẽ không ảnh hưởng đến việc học tập cũng như sinh hoạt. Viết nội dung là một công việc thú vị, giúp cho mình tăng khả năng tư duy và kỹ năng viết lách.

Trong lúc chờ đợi đi học trực tiếp trở lại và để an toàn trong đại dịch, đây có lẽ là công việc phù hợp nhất với mình lúc này”, Minh Hạnh chia sẻ thêm.

Trải nghiệm với công việc làm thêm

Bắt đầu đi làm thêm từ năm thứ nhất đại học, đến nay, Trần Ngọc Hương (21 tuổi, sinh viên năm ba trường Đại học Ngoại thương) đã có thể tự trang trải các chi phí sinh hoạt hàng ngày mà không cần sự hỗ trợ từ gia đình. Bố mẹ chỉ cần hỗ trợ Hương tiền học phí, còn mọi vấn đề khác trong cuộc sống, Hương đều có thể tự lo liệu.

Quay trở lại Thủ đô sau nhiều tháng về quê tránh dịch, khi vừa đặt chân tới Hà Nội, việc đầu tiên mà cô gái 21 tuổi là tìm công việc làm thêm ngay lập tức.

Đi làm thêm sẽ giúp Ngọc Hương đỡ đần bố mẹ các chi phí phải lo sau nhiều tháng dịch bệnh
Đi làm thêm sẽ giúp Ngọc Hương đỡ đần bố mẹ các chi phí phải lo sau nhiều tháng dịch bệnh

Theo Ngọc Hương, lúc còn đi học là thời điểm tốt để các bạn sinh viên trải nghiệm với công việc làm thêm. Ngoài việc tập trung học tập trên giảng đường, mọi người có thể trau dồi và tích lũy kinh nghiệm từ thực tiễn công việc làm thêm.

“Công việc hiện tại của mình là hỗ trợ trang điểm và chụp ảnh cho khách. Chiếc máy ảnh mà mình đang sử dụng chính là thành quả mà mình tiết kiệm được trong suốt 2 năm qua. Vì vậy, mình không muốn mua nó về để chơi mà sẽ sử dụng để “tác nghiệp” với những công việc sắp tới.

Dù nghiêm túc khi làm việc nhưng mình không chắc đây sẽ là công việc mình theo đuổi lâu dài. Mình vẫn sẽ tập trung toàn thời gian cho việc học tập, thi cử. Công việc làm thêm này mang đến thu nhập ổn định cũng như thoải mái về thời gian, giúp mình yên tâm hơn để thực hiện điều đó”, Ngọc Hương bày tỏ.

Công việc làm thêm vừa đem lại cho Quang Hải thu nhập, vừa giúp chàng trai trẻ có cơ hội gặp nhiều người nổi tiếng mà mình yêu thích
Công việc làm thêm vừa đem lại cho Quang Hải thu nhập, vừa giúp chàng trai trẻ có cơ hội gặp nhiều người nổi tiếng mà mình yêu thích

Mang lại cho mình nhiều kinh nghiệm

Cũng quyết định sẽ tìm việc làm thêm ngay khi đặt chân tới Hà Nội như Minh Hạnh và Ngọc Hương, Nguyễn Quang Hải (sinh viên năm hai trường Đại học Phương Đông) cho biết vừa nhận việc trợ lý diễn viên bán thời gian. Với mức lương 5 - 7 triệu mỗi tháng, công việc chủ yếu của Hải sẽ là đi theo hỗ trợ diễn viên mỗi khi họ đi quay, chuẩn bị các công việc theo yêu cầu được giao như ghi chép lịch trình, kiểm tra quần áo, trang điểm...

Theo Quang Hải, việc trở thành một trợ lý diễn viên bán thời gian đem đến cho chàng trai trẻ thu nhập dù không cao nhưng ổn định và có cơ hội gặp nhiều người nổi tiếng. Tiền lương mỗi tháng nhận được, Hải sẽ sử dụng để đóng tiền trọ và phụ vào chi phí sinh hoạt, đi chơi với bạn bè hoặc dùng để phòng ngừa các chi phí phát sinh khác.

"Việc làm thêm không mang lại cho mình thu nhập quá lớn nhưng đối với những sinh viên như mình thì mức lương này khá ổn, giúp mình thoải mái hơn trong chi tiêu và giảm gánh nặng cho gia đình. Ngoài ra, công việc làm thêm cũng phù hợp với ngành học cũng như những ước mơ mình đang theo đuổi. Nó mang lại cho mình nhiều kinh nghiệm để phát triển hướng đi sau này", Quang Hải chia sẻ.

Mang chè Shan tuyết Tủa Chùa ra thế giới

Mang chè Shan tuyết Tủa Chùa ra thế giới

Tốt nghiệp đại học, thay vì tìm một công việc và bám trụ lại Thủ đô, Nguyễn Mỹ Linh quyết định về quê khởi nghiệp với cây chè Shan tuyết ở huyện Tủa Chùa (Điện Biên) - một trong những huyện miền núi nghèo nhất cả nước. Bằng sự kiên cường, Linh giúp sản phẩm trà Shan tuyết Tủa Chùa không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn từng bước tiếp cận thị trường quốc tế.
Thúc đẩy phụ nữ ứng dụng công nghệ trong phát triển sản xuất

Thúc đẩy phụ nữ ứng dụng công nghệ trong phát triển sản xuất

Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là nền tảng, nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước và Thủ đô Hà Nội. Việc tạo cơ hội và phát huy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ trong thực hiện các mục tiêu phát triển khoa học công nghệ sẽ góp phần tạo ra nhiều giá trị mới cho xã hội.
Sáng chế khoa học giúp phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam

Sáng chế khoa học giúp phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam

Nhằm khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên, đồng thời tôn vinh các nhà khoa học, chiều nay (22/6), Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức Triển lãm Khoa học và Công nghệ dành cho sinh viên Học viện.
Nâng tầm tư duy và nội lực cho doanh nghiệp

Nâng tầm tư duy và nội lực cho doanh nghiệp

Hội thảo “Vững nội lực, vượt khúc quanh - Nâng tầm tư duy và nội lực cho doanh nghiệp”, do JCI Đà Nẵng (chi hội của Liên đoàn Lãnh đạo và Doanh nhân trẻ thế giới) vừa tổ chức đã thu hút đông đảo các doanh nhân, nhà quản lý và chủ doanh nghiệp tham dự.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui
TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá
Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự ch

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm
Thành phố Hồ Chí Minh, với nhịp sống hối hả và sôi động, ẩn chứa trong mình những mảnh đời kém may mắn, cần sự quan tâm và chia sẻ từ cộng đồng. Giữa lòng thành phố ấy, chị Đỗ Ngọc Hà - Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp Hoa Từ Tâm đã trở thành tấm gương sá

Người bệnh có thể yên tâm hơn

Người bệnh có thể yên tâm hơn
Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, được lên thẳng cấp chuyên môn cao tại dự thảo Luật sửa đổi.

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết
Quay lại văn phòng sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, nhiều người trẻ thừa nhận chỉ làm cầm chừng, chưa lấy lại 100% năng suất. Dù "cháy túi", không ít người trong số họ vẫn hẹn bạn bè đi nhậu, cà phê đầu năm để không bỏ lỡ “tháng ăn chơi”.