Tăng sức mạnh cho sản phẩm OCOP nhờ dán tem truy xuất nguồn gốc

Kinh doanh Huyền Thanh
Hiện nay, để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP trong mọi tình huống, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn Thủ đô đã tham gia hệ thống điện tử ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng mã QR trong truy xuất nguồn gốc, nhằm minh bạch thông tin đối với nhà phân phối và người tiêu dùng.
AgroViet 2023 - Nơi kết nối chuỗi giá trị, phát triển Nông nghiệp Việt Nam Ưu tiên sản phẩm OCOP chế biến sâu Đà Nẵng kỳ vọng sản phẩm OCOP 4 sao “xuất ngoại”

Nâng cao hiệu quả kinh tế

Trong sự phát triển bùng nổ của thị trường hàng hóa hiện nay thì vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp luôn được đông đảo người tiêu dùng quan tâm. Bởi đây là những mặt hàng liên quan đến sức khỏe và việc truy xuất nguồn gốc sẽ đảm bảo niềm tin cho người tiêu dùng.

Chính vì vậy, giải pháp về truy xuất nguồn gốc sản phẩm là một yêu cầu mà rất nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã và các nhà sản xuất đặc biệt quan tâm. Để từ đó họ có thể cung cấp đến khách hàng những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chất lượng cao tránh được hiện tượng hàng giả, hàng nhái kém chất lượng…

Giám đốc Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ) Hoàng Văn Thám cho biết: Hiện nay, việc kết nối, tiêu thụ sản phẩm của hợp tác xã được thực hiện đồng bộ với các kênh bán hàng hiện đại như hệ thống siêu thị lớn và sàn giao dịch thương mại điện tử.

Việc dán tem truy xuất nguồn gốc đã giúp sản phẩm OCOP như các loại rau, củ, quả của hợp tác xã minh bạch thông tin trên thị trường. Nhờ đó, nguồn rau của hợp tác xã tiêu thụ ổn định trong mọi tình huống, sản lượng khoảng 3 tấn/ngày, cung cấp, phân phối cho nhiều hệ thống siêu thị lớn (Big C, T-mart…), các bệnh viện lớn, các trường học... Sau khi trừ chi phí, mỗi năm hợp tác xã thu hơn 11 tỷ đồng.

Tăng sức mạnh cho sản phẩm OCOP nhờ dán tem truy xuất nguồn gốc

Việc các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia ứng dụng sử dụng mã QR đã giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng cùng ngăn chặn thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ bán trên thị trường

Cũng về vấn đề này, theo bà Đặng Thị Cuối, Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất rau hữu cơ Cuối Quý (huyện Đan Phượng), toàn bộ sản phẩm rau của hợp tác xã đều sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc xuất xứ (tem, túi đựng sản phẩm). Việc này giúp hợp tác xã minh bạch thông tin tới người tiêu dùng về quy trình sản xuất, ngày thu hoạch và hạn sử dụng. Hiện, đầu ra của hợp tác xã là các trường mẫu giáo trong huyện Đan Phượng và cung cấp cho chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Bác Tôm, 6 chợ đầu mối trong vùng...

Đánh giá về hiệu quả của việc thực hiện phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản, sản phẩm OCOP trong thời gian qua, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết: Hiện nay hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm thành phố đã hoàn thiện thủ tục quản lý và minh bạch thông tin của 653 doanh nghiệp với hơn 10.925 bộ mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

“Thực tế cho thấy, việc các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia ứng dụng sử dụng mã QR đã giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng cùng ngăn chặn thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ bán trên thị trường. Qua đánh giá từ các cơ sở, sản phẩm nông nghiệp sản xuất an toàn theo chuỗi có tem nhãn đều bán được giá cao hơn sản phẩm sản xuất truyền thống 10-30%. Mặt khác, hệ thống điện tử (www.hn.check.vn và www.check.gov.vn) ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi từng bước nâng cao năng lực cho hợp tác xã, doanh nghiệp trong sản xuất, cung ứng sản phẩm. Đặc biệt, người tiêu dùng có thể dùng điện thoại thông minh truy xuất được ngày, tháng sản xuất, hạn sử dụng và nguồn gốc mặt hàng nên yên tâm về chất lượng”, ông Nguyễn Văn Chí nhấn mạnh.

Để sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh

Theo Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội, thực hiện Chương trình OCOP, lũy kế đến nay, thành phố Hà Nội đã có 2.167 sản phẩm được đánh giá, công nhận. Trong đó, có 1.871 sản phẩm OCOP còn hiệu lực.

Với số lượng này, Hà Nội không chỉ là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP (đạt từ 3 sao trở lên), mà số sản phẩm OCOP cấp quốc gia đạt 5 sao, cũng nhiều nhất.

Một trong những cách làm hiệu quả của Hà Nội đó là tạo cơ hội cho các sản phẩm có mặt tại các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước. Đây là nơi gặp gỡ, trao đổi với các nhà phân phối, từ đó có những điều chỉnh sản xuất phù hợp theo yêu cầu của người tiêu dùng.

Thời gian qua, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội đã phối hợp với các quận, huyện, thị xã của thành phố hỗ trợ chủ thể lựa chọn sản phẩm tham gia, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ, chuẩn hóa sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng OCOP, trong đó có việc viết câu chuyện cho sản phẩm.

Tăng sức mạnh cho sản phẩm OCOP nhờ dán tem truy xuất nguồn gốc

Người tiêu dùng có thể dùng điện thoại thông minh truy xuất được ngày, tháng sản xuất, hạn sử dụng và nguồn gốc mặt hàng nên yên tâm về chất lượng

Mỗi năm, theo kế hoạch trong giai đoạn 2021 - 2025, thành phố sẽ đánh giá, phân hạng được 400 sản phẩm OCOP trở lên. Với nhiều dư địa để phát triển, việc thực hiện mục tiêu này của thành phố - sẽ giúp thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và góp phần thiết thực vào Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới.

Nhằm đẩy mạnh phát triển các sản phẩm mới OCOP, ông Nguyễn Xuân Đại, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết: Các quận, huyện, thị xã tiếp tục chỉ đạo, hỗ trợ các chủ thể đánh giá, phân hạng lại các sản phẩm đã hết thời hạn (36 tháng); Tiếp tục hỗ trợ các chủ thể nâng cấp những sản phẩm OCOP đã được đánh giá, phân hạng hàng năm để dự thi nâng hạng sản phẩm OCOP.

Đồng thời, các địa phương tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại để đưa các sản phẩm nông sản chủ lực và sản phẩm OCOP vào các hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm tư vấn giới thiệu và bán sản phẩm OCOP... để sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh, được đông đảo người tiêu dùng trong nước và quốc tế nhận diện, tiêu thụ sản phẩm.

Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội
Khởi công nhà máy sản xuất động cơ ô tô 260 triệu USD

Khởi công nhà máy sản xuất động cơ ô tô 260 triệu USD

Nhà máy Sản xuất chế tạo động cơ Kim Long Huế đi vào hoạt động, nâng cao hàm lượng khoa học công nghệ và đặc biệt làm chủ về công nghệ sản xuất chế tạo ô tô, đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
Khơi dậy khát vọng cống hiến trong Nhân dân từ sức mạnh đoàn kết

Khơi dậy khát vọng cống hiến trong Nhân dân từ sức mạnh đoàn kết

Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược, nguồn lực nội sinh, động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng bộ và Nhân dân thành phố Hà Nội đã đoàn kết, phát huy tinh thần chủ động, gương mẫu, dám nghĩ, dám làm, sáng tạo, hiệu quả, tiếp tục giành được nhiều thành tựu trong khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui
TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá
Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự ch

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm
Thành phố Hồ Chí Minh, với nhịp sống hối hả và sôi động, ẩn chứa trong mình những mảnh đời kém may mắn, cần sự quan tâm và chia sẻ từ cộng đồng. Giữa lòng thành phố ấy, chị Đỗ Ngọc Hà - Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp Hoa Từ Tâm đã trở thành tấm gương sá

Người bệnh có thể yên tâm hơn

Người bệnh có thể yên tâm hơn
Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, được lên thẳng cấp chuyên môn cao tại dự thảo Luật sửa đổi.

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết
Quay lại văn phòng sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, nhiều người trẻ thừa nhận chỉ làm cầm chừng, chưa lấy lại 100% năng suất. Dù "cháy túi", không ít người trong số họ vẫn hẹn bạn bè đi nhậu, cà phê đầu năm để không bỏ lỡ “tháng ăn chơi”.