Thủ tướng: Bảo đảm an toàn hồ đập, không để “cha chung không ai khóc”

Thời sự
Thủ tướng nhấn mạnh phải làm rõ trách nhiệm trong bảo đảm an toàn hồ đập, nếu tình huống xấu xảy ra thì phải rõ ai chịu trách nhiệm.

Để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai lớn trong bối cảnh đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, chiều 1/9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp với một số bộ, ngành để xử lý các vấn đề cấp bách về phòng, chống thiên tai.

thu tuong: phong chong thien tai hieu qua phai tu co so  hinh 1
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp với một số bộ, ngành để xử lý các vấn đề cấp bách về phòng, chống thiên tai.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, từ đầu năm đến nay đã xảy ra 16 loại hình thiên tai, đặc biệt là mưa lớn, giông lốc sét, mưa đá, động đất, có xu hướng gia tăng, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của nhân dân, tác động không nhỏ đến sự tăng trưởng, ổn định kinh tế, xã hội của đất nước. Thiên tai đã làm làm 78 người chết, mất tích; hơn 2.100 nhà bị sập; 121.852 ha lúa, hoa màu bị ảnh hưởng. Thiệt hại khoảng 5.000 tỷ đồng.

Trong đó, mưa lũ lớn từ ngày 16-21/8 do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4 gây ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất tại 10 tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều tuyến đường, cơ sở hạ tầng bị hư hại. Đồng thời Trung Quốc xả lũ trên 02 hệ thống sông lớn là sông Đà, sông Hồng gây lũ trên báo động 3 trên sông Thao, ngập lụt nghiêm trọng tại thành phố Yên Bái.

Tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thì xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn vào mùa khô năm 2019-2020 ở mức lịch sử. Sạt lở bờ sông, bờ biển xảy ra nghiêm trọng, nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Từ nay đến cuối năm, dự báo, mùa mưa, bão đến muộn, khả năng xuất hiện từ 7 đến 9 cơn bão, trong đó có từ 4 đến 5 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, bão tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và phía Nam; mưa lớn tập trung và kéo dài ở khu vực Trung Bộ. Lũ quét và sạt lở đất xảy ra nghiêm trọng ở khu vực miền núi.

thu tuong: phong chong thien tai hieu qua phai tu co so  hinh 2
Thủ tướng nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của cơ sở trong phòng, chống thiên tai với phương châm 4 tại chỗ.

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu đánh giá của Liên hợp quốc, xếp Việt Nam vào nhóm đứng đầu các nước chịu nhiều tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu. Còn bối cảnh hiện nay, nhiều nước trên thế giới đang chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai gây ra. Với nước ta, dự báo cho thấy, sắp tới có thể có từ 5-7 cơn bão lớn, trong đó có thể có những cơn bão lớn, bất thường đổ vào nước ta. Bên cạnh đó, bão kèm theo lũ lụt, sụt lún, sạt lở đất, có thể gây thiệt hại cả về người.

Nêu nguy cơ đó, Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, các địa phương và các cấp, ngành không được lơ là, chủ quan; thường xuyên chủ động, giao nhiệm vụ cụ thể để đôn đốc kiểm tra công tác ứng phó. Sau cuộc họp này, Thủ tướng sẽ ký một Chỉ thị chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai để các địa phương, bộ ngành quan tâm thực hiện tốt hơn.

Thủ tướng nêu một số nhiệm vụ trọng tâm như Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai, các bộ ngành có liên quan, các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, kịp thời chỉ đạo triển khai công tác phòng chống theo phương châm 4 tại chỗ.

Thủ tướng nhấn mạnh muốn có hiệu quả phải từ cơ sở là chính. Cơ quan khí tượng thủy văn Trung ương, các cơ quan chức năng thường xuyên phối hợp trong nước và quốc tế theo dõi, dự báo. Các trạm quan trắc có thể xã hội hóa bằng nhiều nguồn, không thể để tình trạng không có trạm quan trắc cần thiết để dự báo, nhất là mưa lũ đang rất lớn hiện nay.

Thủ tướng cũng yêu cầu Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn luôn sẵn sàng có kế hoạch ứng phó, sẵn sàng cả lực lượng quân đội và công an khi cần thiết. Các địa phương phải tổng kiểm tra các khu vực nguy hiểm, nhất là khu vực nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, nhất là các khu vực dân cư. Kiểm tra các công trình đê điều, hồ đập, nhất là khu vực xung yếu hoặc bị hư hỏng.

Bên cạnh đó cần cảnh giác với tình trạng mưa lũ kéo dài nhiều ngày như đã xảy ra ở một số nước, tránh bị động, bất ngờ. Công tác vận hành hồ chứa, liên hồ chứa phải đảm bảo an toàn hồ đạp. Các địa phương phải có phương án sơ tán dân cư khi có bão lũ để đảm bảo an toàn phòng, chống thiên tai, vừa bảo đảm phòng, chống dịch. Chỉ đạo giám sát an toàn hệ thống hồ, đập. Tuyệt đối không cho chứa nước các hồ chứa không đảm bảo an toàn. Tăng cường lắp đặt hệ thống theo dõi, giám sát; có hệ thống theo dõi, giám sát, thông tin cảnh báo, an toàn cho vùng hạ du khi xả lũ.

Thủ tướng cũng yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương phải chủ động chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn cho các hồ đập thủy lợi, thủy điện theo chức năng, nhiệm vụ được giao, làm rõ trách nhiệm nếu tình huống xảy ra thì ai làm, nếu tình huống xấu xảy ra thì ai chịu trách nhiệm, chứ không phải “cha chung không ai khóc”.

Cùng với đó, các cấp, ngành tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực theo dõi, giám sát dự báo thiên tai; nâng cao năng lực cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã để làm tốt phương châm 4 tại chỗ. Chủ động khắc phục nhanh hậu quả thiên tai khi có tình huống xấu xảy ra, nhất là các công trình phòng, chống thiên tai.

Thủ tướng nêu rõ, không chỉ trung ương, các địa phương phải tưu tiên cân đối bố trí các nguồn vốn, bao gồm cả đầu tư công trung hạn, nguồn dự phòng ngân sách cho công tác khắc phục hậu quả thiên tai và thực hiện một số nhiệm vụ phòng, chống thiên tai cấp bách. Do đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính phải chủ động thực hiện nhiệm vụ này. Trong quá trình xây dựng kế hoạch đầu tư trung hạn hiện nay, các địa phương, cơ quan chức năng đều phải chú ý đầu tư công trình phòng, chống thiên tai.

Tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã cho ý kiến về một số biện pháp xử lý hậu quả thiên tai do dông lốc, mưa đá hồi đầu năm cho một số tỉnh; xử lý sạt lở đồi Ông Tượng, tỉnh Hòa Bình.../.

https://vov.vn/chinh-tri/thu-tuong-bao-dam-an-toan-ho-dap-khong-de-cha-chung-khong-ai-khoc-1090411.vov
Xử lý nghiêm cá nhân nhũng nhiễu trong giải quyết thủ tục hành chính

Xử lý nghiêm cá nhân nhũng nhiễu trong giải quyết thủ tục hành chính

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các ban, sở, ngành; chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục tăng cường chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động rà soát, cập nhật thường xuyên và đầy đủ thông tin thủ tục hành chính (TTHC) thuộc phạm vi quản lý.
Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.
Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự chủ cho các đơn vị, địa phương...
Thế và lực của Hà Nội trước kỷ nguyên mới

Thế và lực của Hà Nội trước kỷ nguyên mới

Đất nước đang đứng trước cánh cửa lịch sử để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. TP Hà Nội với vai trò đầu tàu đang thể hiện khát vọng lớn lao và sự tự tin mạnh mẽ vượt qua khó khăn, thách thức để cùng đất nước hướng tới mục tiêu phát triển giàu mạnh, thịnh vượng, mọi người dân ấm no, hạnh phúc trong kỷ nguyên mới.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

Trong kỷ nguyên số, xu hướng làm việc hiện đại đang thay đổi cách người trẻ tiếp cận công việc, từ việc kết hợp AI đến làm việc tự do và làm việc từ xa để đạt hiệu quả tối ưu mà vẫn duy trì cân bằng cuộc sống.
Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

Trong kỷ nguyên số, xu hướng làm việc hiện đại đang thay đổi cách người trẻ tiếp cận công việc, từ việc kết hợp AI đến làm việc tự do và làm việc từ xa để đạt hiệu quả tối ưu mà vẫn duy trì cân bằng cuộc sống.
Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

AI “soán ngôi": Sinh viên và cuộc đua kỹ năng để vượt sóng

AI “soán ngôi": Sinh viên và cuộc đua kỹ năng để vượt sóng
Trước làn sóng tự động hóa và sự trỗi dậy mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI), các ngành nghề đều đang chứng kiến những thay đổi sâu sắc, kéo theo nguy cơ cắt giảm nhân sự ở nhiều vị trí truyền thống. Để không bị bỏ lại phía sau, nhiều sinh viên đang phải đ

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới
Từ tình yêu với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm bằng cói của quê hương, chị Trần Thùy Nhi (xã Quang Thiện, Kim Sơn, Ninh Bình) quyết tâm khởi nghiệp. Vừa dạy học vừa chèo lái vượt qua khó khăn trên con đường khởi nghiệp, mô hình của chị không chỉ mang v

Tô thắm Thủ đô bằng "Màu cờ tôi yêu"

Tô thắm Thủ đô bằng "Màu cờ tôi yêu"
Hòa cùng không khí tưng bừng của cả nước chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), tinh thần yêu nước được tuổi trẻ Thủ đô lan tỏa trên mạng xã hội nhờ những trào lưu tích cực, truyền cảm hứng.

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới
Từ tình yêu với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm bằng cói của quê hương, chị Trần Thùy Nhi (xã Quang Thiện, Kim Sơn, Ninh Bình) quyết tâm khởi nghiệp. Vừa dạy học vừa chèo lái vượt qua khó khăn trên con đường khởi nghiệp, mô hình của chị không chỉ mang v

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z
Trong kỷ nguyên số, xu hướng làm việc hiện đại đang thay đổi cách người trẻ tiếp cận công việc, từ việc kết hợp AI đến làm việc tự do và làm việc từ xa để đạt hiệu quả tối ưu mà vẫn duy trì cân bằng cuộc sống.