Ứng phó khi châu Âu đóng cửa biên giới

Kinh tế
Sau thời gian thiếu nguyên liệu do dịch bệnh ở Trung Quốc, doanh nghiệp lại phải đối phó với tình trạng sản phẩm xuất khẩu thiếu đầu ra

Dù Bộ Công Thương nhấn mạnh quy trình kiểm soát dịch bệnh của châu Âu (EU) trước mắt có thể chưa tác động trực diện đến toàn cảnh xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và EU - bởi quy định này chỉ áp dụng đối với hành trình di chuyển của các cá nhân - nhưng một số doanh nghiệp (DN) vẫn e ngại sẽ gặp khó khăn về việc giải phóng hàng tồn.

Dệt may thêm khó khăn

Chưa thể vượt qua khó khăn do nguyên liệu sản xuất thiếu hụt, các DN dệt may xuất khẩu lại chới với khi nhận thêm tin xấu là EU phong tỏa biên giới trong 30 ngày.

Liên tục 2 ngày qua, điện thoại của ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may - Thêu đan TP HCM (Agtek), gần như "cháy máy" vì nhiều DN thành viên gọi bày tỏ lo ngại cho hoạt động xuất khẩu sắp tới. Theo ông Hồng, do châu Âu phong tỏa biên giới vì dịch bệnh, hầu hết nhà nhập khẩu từ EU ngưng nhập hàng, trừ thiết bị y tế, may mặc phục vụ y tế.

"Tình hình ngưng trệ có thể ít nhất 30 ngày, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của DN. Đáng lo hơn khi EU là thị trường chiếm đến 15% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Không chỉ EU, một số nước khác như Mỹ, Canada, Nga… cũng tạm đóng cửa biên giới khiến giao thương gián đoạn" - ông Hồng nêu thực tế.

Ứng phó khi châu Âu đóng cửa biên giới - Ảnh 1.

Ngành dệt may gặp khó khăn ở thị trường châu Âu khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tại đây. Ảnh: TẤN THẠNH

Theo Agtex, nhiều DN đã nhận được thông báo của đối tác là "hàng chưa cắt thì không cắt, hàng chưa may thì không may, hàng chưa xuất thì không được xuất". DN nào làm hàng FOB (giao hàng lên tàu) phải chịu nợ với DN bán nguyên liệu.

"Tiền là một chuyện, gian nan nhất là thiếu đơn hàng, nguy cơ phải cho công nhân tạm nghỉ việc, đó mới là chuyện bức bách với DN" - ông Hồng lo lắng.

Từ đầu tháng 3, khi chưa có lệnh tạm phong tỏa biên giới của châu Âu, Agtek ước tính có đến 50% DN dệt may khó khăn, phải ngưng hoạt động do thiếu nguyên liệu, thiếu đơn hàng vì dịch Covid-19. "Với diễn biến mới này, khó có thể dự đoán được mức độ thiệt hại của DN sẽ đến đâu" - ông Hồng nói.

Ông Trần Duy Tùng, Công ty CP Dệt may Thành Công, cho hay một số khách hàng Mỹ vừa gửi thông báo cho đối tác Việt Nam về việc hoãn hoặc dời tiến độ giao hàng và đưa ra dự báo giảm 5%-10% đơn hàng trong thời gian tới. "Tình hình chung là các DN nhỏ và vừa, DN chỉ làm ăn với thị trường EU hoặc Mỹ sẽ gặp nhiều thách thức bởi nguyên liệu đã nhập về mà thành phẩm không bán ra được, DN phải trả lãi ngân hàng và các chi phí hoạt động. Nếu tình trạng này kéo dài sang quý III thì nhiều DN sẽ khốn đốn" - ông Tùng dự báo.

Theo ông Tùng, Công ty CP Dệt may Thành Công vẫn duy trì sản xuất - kinh doanh và lợi nhuận ở mức tương đối nhờ chủ động được nguyên liệu và chia đều doanh thu xuất khẩu cho nhiều thị trường. "Thị trường của chúng tôi là Mỹ, Nhật, Hàn Quốc chiếm 90% và 10% là EU. Hàn Quốc, Nhật đã bước đầu kiểm soát được dịch bệnh, tiêu dùng hồi phục; nếu thị trường Mỹ có sụt giảm trong ngắn hạn thì các thị trường kia cũng có thể bù đắp được" - ông Tùng nói và cho biết thêm trong lúc dịch bệnh lan rộng trên thế giới, không chỉ dệt may mà tất cả ngành nghề khác cũng rất khó phát triển thị trường mới. Giải pháp khả dĩ nhất là co cụm lại, tiết giảm chi phí sản xuất - kinh doanh để vượt qua giai đoạn quá khó khăn trước mắt.

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), đánh giá việc EU đóng cửa biên giới khiến DN gặp khó khăn kép. "Thời gian qua, DN dệt may đã rất khó khăn về nguồn nguyên liệu bởi 60%-70% phụ thuộc vào Trung Quốc. Hiện nay, khi Trung Quốc hồi phục hoạt động sản xuất, DN dệt may Việt Nam có nguyên liệu trở lại thì lại không giao hàng được. Một số đơn hàng phía EU đề nghị giãn thời hạn giao thì không ảnh hưởng lớn nhưng với đơn hàng bị hủy, DN sẽ rất khó khăn, nhất là việc trả lương cho người lao động" - ông Trương Văn Cẩm phản ánh và đề nghị nhà nước có giải pháp hỗ trợ phù hợp cho DN.

Vận chuyển đường biển chưa bị ảnh hưởng

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, ước tính xuất khẩu rau quả sang thị trường châu Âu và Mỹ có thể sụt giảm 70%-80% bởi có đến 2/3 lượng hàng xuất qua đường hàng không nhưng các chuyến bay tới hàng loạt quốc gia đã bị ngừng lại.

"Ở một số thị trường còn duy trì luân chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, giá cước vận chuyển cũng tăng thêm 1-2 USD/kg. Như vậy, với những đơn hàng đã ký hợp đồng giá cố định cả năm, khi cước phí tăng thì tất nhiên lợi nhuận giảm. Một số DN phải chuyển hàng qua Trung Quốc khi thị trường này đang có dấu hiệu hồi phục, song sẽ bị lỗ vì giá bán cho Trung Quốc rẻ, trong khi sản phẩm xuất khẩu châu Âu có giá thành đắt bởi tiêu chuẩn cao. Một số DN có hướng chuyển xuất khẩu sang thị trường khác nhưng gặp khó khăn về thanh toán" - ông Nguyên thông tin.

Theo ông Nguyên, một số DN vận chuyển rau quả đông lạnh như sầu riêng, dứa… hoặc sản phẩm chế biến qua đường biển chưa bị ảnh hưởng bởi quyết định kiểm soát dịch bệnh của EU. Tuy nhiên, số lượng này chỉ bằng 1/3 tổng lượng hàng hóa rau củ xuất khẩu của các DN thuộc hiệp hội. Đây cũng là bài học kinh nghiệm cho nhiều DN trong việc tìm kiếm hướng chế biến sản phẩm thay vì chỉ xuất tươi.

Chuyên gia kinh tế - TS Lê Đăng Doanh dẫn số liệu cho thấy Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ khoảng 23% tổng kim ngạch và xuất khẩu sang EU khoảng 17,2% tổng kim ngạch. Như vậy, nếu 2 thị trường này có động thái ngừng hoặc giảm nhập hàng từ Việt Nam thì có thể 40% tổng hàng hóa xuất khẩu của nước ta bị ảnh hưởng. Dù đây là tác động trong ngắn hạn khi tình hình dịch bệnh chưa kiểm soát được và EU trong tâm dịch vẫn cần rất nhiều hàng hóa tiêu dùng, lương thực - thực phẩm nhưng việc ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam là khó tránh khỏi.

Tránh bị tác động quá lớn

TS Lê Đăng Doanh đề xuất DN cần thương lượng với đối tác EU về việc bảo đảm giao thương hàng hóa ở mức độ cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh, nhất là khi Hiệp định Thương mại Việt Nam - EU đã được ký kết. Việt Nam cũng cần chứng minh được hàng hóa bảo đảm tiêu chuẩn, khử khuẩn nếu cần thiết và sẵn sàng mời đối tác đến giám sát, đánh giá.

"Cần tận dụng mọi cách để có thể duy trì được xuất khẩu không bị sụt giảm quá mạnh. Nền kinh tế hiện đã chịu tác động nhiều mặt, nếu xuất khẩu cũng gặp khó ở nhiều thị trường thì rất đáng lo ngại" - ông Lê Đăng Doanh nhận xét.

Phương Nhung - Thanh Nhân

https://nld.com.vn/kinh-te/ung-pho-khi-chau-au-dong-cua-bien-gioi-20200320221648913.htm
Mức lương bình quân tăng đồng đều ở các loại hình doanh nghiệp

Mức lương bình quân tăng đồng đều ở các loại hình doanh nghiệp

Từ báo cáo của 4.420 doanh nghiệp (sử dụng 318.740 lao động) trên địa bàn thành phố, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội thông tin, mặt bằng chung, mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều hơn so với năm trước ở tất cả các loại hình doanh nghiệp.
Nông nghiệp Thủ đô giải bài toán phát triển bền vững

Nông nghiệp Thủ đô giải bài toán phát triển bền vững

Trong bối cảnh phát triển mới, ngành Nông nghiệp Thủ đô đang phải đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội mới, đặc biệt là yêu cầu về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Phát triển nông nghiệp gắn với đô thị, đẩy mạnh du lịch sinh thái được cho là những giải pháp hữu hiệu.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Lan tỏa những việc làm theo Bác

Lan tỏa những việc làm theo Bác

Nhiều năm qua, lực lượng Cảnh sát cơ động, Công an thành phố Hà Nội luôn được người dân tin yêu, tự hào bởi những chiến công mà cán bộ, chiến sỹ đem lại trong việc gìn giữ, bảo vệ cuộc sống bình yên cho Nhân dân.
Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

Trong kỷ nguyên số, xu hướng làm việc hiện đại đang thay đổi cách người trẻ tiếp cận công việc, từ việc kết hợp AI đến làm việc tự do và làm việc từ xa để đạt hiệu quả tối ưu mà vẫn duy trì cân bằng cuộc sống.
Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Hành trình mở ra vũ trụ siêu anh hùng của chàng trai 9X

Hành trình mở ra vũ trụ siêu anh hùng của chàng trai 9X
Đam mê và yêu thích với siêu anh hùng từ nhỏ, bạn trẻ Đỗ Đức Mười, sinh năm 1997 đã lấy đó làm quyết tâm để khởi nghiệp với mô hình Transform Studio - công ty chuyên kỹ xảo vật lý, hoá trang với hiệu ứng đặc biệt, thiết kế phục trang và bộ phim siêu anh h

Hòa Minzy và 443 thanh niên được tuyên dương làm theo lời Bác

Hòa Minzy và 443 thanh niên được tuyên dương làm theo lời Bác
Ca sỹ Hòa Minzy cùng 443 đại biểu ưu tú sẽ tham dự Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc năm 2025. Họ mang đến 444 câu chuyện khác nhau nhưng cùng chung niềm tự hào, nhiệt huyết, sáng tạo của tuổi trẻ; lấy lời Bác dạy là kim chỉ nam cho

AI “soán ngôi": Sinh viên và cuộc đua kỹ năng để vượt sóng

AI “soán ngôi": Sinh viên và cuộc đua kỹ năng để vượt sóng
Trước làn sóng tự động hóa và sự trỗi dậy mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI), các ngành nghề đều đang chứng kiến những thay đổi sâu sắc, kéo theo nguy cơ cắt giảm nhân sự ở nhiều vị trí truyền thống. Để không bị bỏ lại phía sau, nhiều sinh viên đang phải đ

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới
Từ tình yêu với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm bằng cói của quê hương, chị Trần Thùy Nhi (xã Quang Thiện, Kim Sơn, Ninh Bình) quyết tâm khởi nghiệp. Vừa dạy học vừa chèo lái vượt qua khó khăn trên con đường khởi nghiệp, mô hình của chị không chỉ mang v

Tô thắm Thủ đô bằng "Màu cờ tôi yêu"

Tô thắm Thủ đô bằng "Màu cờ tôi yêu"
Hòa cùng không khí tưng bừng của cả nước chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), tinh thần yêu nước được tuổi trẻ Thủ đô lan tỏa trên mạng xã hội nhờ những trào lưu tích cực, truyền cảm hứng.

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui
TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.

Hành trình mở ra vũ trụ siêu anh hùng của chàng trai 9X

Hành trình mở ra vũ trụ siêu anh hùng của chàng trai 9X
Đam mê và yêu thích với siêu anh hùng từ nhỏ, bạn trẻ Đỗ Đức Mười, sinh năm 1997 đã lấy đó làm quyết tâm để khởi nghiệp với mô hình Transform Studio - công ty chuyên kỹ xảo vật lý, hoá trang với hiệu ứng đặc biệt, thiết kế phục trang và bộ phim siêu anh h

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới
Từ tình yêu với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm bằng cói của quê hương, chị Trần Thùy Nhi (xã Quang Thiện, Kim Sơn, Ninh Bình) quyết tâm khởi nghiệp. Vừa dạy học vừa chèo lái vượt qua khó khăn trên con đường khởi nghiệp, mô hình của chị không chỉ mang v

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z
Trong kỷ nguyên số, xu hướng làm việc hiện đại đang thay đổi cách người trẻ tiếp cận công việc, từ việc kết hợp AI đến làm việc tự do và làm việc từ xa để đạt hiệu quả tối ưu mà vẫn duy trì cân bằng cuộc sống.