Băn khoăn về hiện tượng người nước ngoài sở hữu bất động sản

Bất động sản
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao - Phạm Bình Minh cho biết có 5 cách phổ biến mà người nước ngoài đã áp dụng để sở hữu đất đai tại Việt Nam.
10-11-53_sn_by_nuoc_mn
Khu vực sân bay Nước Mặn, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng đã có 21 trường hợp người nước ngoài sở hữu đất đai.

Thứ nhất, thông qua một số cá nhân người Việt để lập doanh nghiệp đầu tư kinh doanh bất động sản dưới hình thức bên nước ngoài góp 49% vốn điều lệ trở xuống, bên Việt Nam góp 51% vốn điều lệ trở lên.

Thứ hai, thông qua cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc dùng các pháp nhân nước khác để đầu tư tại các lô đất, vị trí liên quan đến quốc phòng, an ninh có thời hạn sử dụng đất lâu dài để lách luật đầu tư và Luật Đất đai, sau đó mua lại phần góp vốn của phía Việt Nam.

Thứ ba, thông qua việc cho cá nhân người Việt Nam vay tiền để thành lập doanh nghiệp nhưng mọi quyết định đều phải thông qua bên cho vay.

Thứ tư, đầu tư "núp bóng" thông qua việc kết hôn với người Việt Nam, lập doanh nghiệp do vợ hoặc chồng người Việt Nam đứng tên nhưng mọi hoạt động điều hành đều do người nước ngoài đảm nhiệm. Thứ năm, người nước ngoài đến Việt Nam với mục đích du lịch, học tập đứng sau người Việt Nam thuê mặt bằng nhà xưởng.

Cơ quan chức năng đã phát hiện hàng trăm doanh nghiệp do người Việt Nam đứng tên cho doanh nghiệp, cá nhân mang quốc tịch nước ngoài đầu tư, kinh doanh các lĩnh vực bất động sản, du lịch... ở Đà Nẵng, Hải Phòng, Bình Dương, Lâm Đồng, Trà Vinh…

Tại Đà Nẵng, ngoài 21 lô đất đã đứng tên sở hữu của người Trung Quốc, cử tri cũng âu lo khi tiếp xúc với Đại biểu Quốc hội: “Thành phố chúng ta để cho người nước ngoài mua đất rất tự do, trong đó có người Trung Quốc. Người Trung Quốc họ bỏ 1 tỷ đồng để mua không được thì bỏ ra 2 tỷ đồng để mua bằng cách thông qua người Việt Nam. Việc này làm cho giá đất tăng cao, người thu nhập thấp và trung bình không thể mua được để ở”.

Liên quan đến hiện tượng người Việt Nam đứng tên dùm người nước ngoài mua đất, Đại biểu Quốc hội - Dương Trung Quốc không ngần ngại bày tỏ: "Nên coi đó chỉ là gian lận thương mại, hay là hành vi mà nhiều cử tri đòi hỏi phải nghiêm khắc xác định là phản quốc?".

Ngoài câu chuyện người nước ngoài mua đất, thì câu chuyện người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam cũng còn tồn tại không ít băn khoăn. Công ty Nghiên cứu thị trường CBRE và Hiệp hội Bất động sản TPHCM đã có những quan điểm trái ngược trước hiện tượng nhiều dự án được bán công khai cho người nước ngoài.

Một báo cáo của CBRE đưa ra con số thống kê có đến 31% khách hàng Trung Quốc mua nhà tại TPHCM, trong đó người Hồng Kông chiếm 10%. Không đồng ý với kết quả khảo sát này, Hiệp hội Bất động sản TPHCM phản ứng gay gắt “thông tin như vậy gây nhiễu sóng cho thị trường”.

Hiệp hội Bất động sản TPHCM đã đưa ra một văn bản, khẳng định: “Người nước ngoài thuộc khu vực châu Âu, Bắc Mỹ, Australia, Nhật Bản thường lựa chọn thuê nhà ở; chỉ có người nước ngoài từ Hàn quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông) có khuynh hướng mua nhà tại Việt Nam.

Việc CBRE công bố vấn đề người Trung Quốc mua nhà tại TPHCM chỉ là số liệu thống kê từ số lượng khách hàng của CBRE. Hơn nữa, CBRE môi giới bán nhà chủ yếu trong phân khúc bất động sản cao cấp, trung cao cấp, nên không phản ánh được toàn bộ tình hình thị trường nhà ở TPHCM.

Bên cạnh đó, CBRE cũng cho biết có trường hợp người Trung Quốc chưa đặt chân đến Việt Nam mà đã được mua nhà; thông tin này không đúng với quy định của pháp luật Việt Nam. Vấn đề còn vướng mắc chưa được giải quyết hiện nay là thủ tục cấp sổ hồng cho người nước ngoài sau khi mua nhà và vấn đề chuyển nhượng nhà của người nước ngoài”.

Nhiều luật sư cho rằng, khi chưa có hướng dẫn mà người nước ngoài vẫn mua nhà tại Việt Nam là hành vi hết sức rủi ro cho người mua. Vì việc mua bán không được pháp luật bảo hộ, nên nếu xảy ra tranh chấp, chắc chắn thiệt thòi sẽ thuộc về người mua.

Trước đây, không hiếm trường hợp người nước ngoài mua nhà rồi nhờ người Việt Nam đứng tên hộ, sau đó kiện tụng kéo ra tòa, kết quả là người mua bị mất “cả chì lẫn chài”.

Mặt khác, việc chủ đầu tư công bố có người nước ngoài mua nhà tại dự án của mình, không thể không hoài nghi về chiêu trò thổi phồng, đánh bóng cho sản phẩm để người Việt Nam tin tưởng đó là khu vực nhà ở cao cấp.

Nếu người nước ngoài sở hữu nhiều bất động sản, thì không dễ tiên liệu những sự phức tạp gì sẽ xảy ra. Vì vậy, Luật Nhà ở quy định tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài đáp ứng điều kiện theo quy định chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư; nếu là nhà riêng lẻ thì trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 250 căn nhà.

Theo Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao - Phạm Bình Minh, để tiếp tục ngăn chặn và xử lý triệt để tình trạng người nước ngoài thâu tóm đất đai, nhằm bảo đảm giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương phiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách để quản lý chặt chẽ, nghiêm cấm việc người Việt Nam đứng tên mua nhà, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất cho người nước ngoài theo kiến nghị của đoàn giám sát Quốc hội; chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý hoạt động của các doanh nghiệp, người nước ngoài hoạt động tại Việt Nam ngay từ khâu thẩm định, cấp phép, kiểm tra, giám sát các dự án; rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến năng lực, điều kiện hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài, khắc phục tình trạng dự án “treo”, nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm, chuyển nhượng trái phép...

https://nongnghiep.vn/ban-khoan-ve-hien-tuong-nguoi-nuoc-ngoai-so-huu-bat-dong-san-d252976.html
Ưu tiên nối dài metro số 1 đến Bình Dương, Đồng Nai

Ưu tiên nối dài metro số 1 đến Bình Dương, Đồng Nai

Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh vừa đề xuất UBND TP Hồ Chí Minh có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Dương và Đồng Nai liên quan đến việc triển khai các dự án nối dài metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Dự án dự kiến ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2024 - 2035.
Đảm bảo kết nối đồng bộ các dự án thành phần

Đảm bảo kết nối đồng bộ các dự án thành phần

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 251/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp Tổ công tác Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 (Dự án).
Xử lý vướng mắc cho các dự án nhà ở thương mại

Xử lý vướng mắc cho các dự án nhà ở thương mại

Ngày 27/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã nghe báo cáo, cho ý kiến dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở (dự án thí điểm).

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui
TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá
Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự ch

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm
Thành phố Hồ Chí Minh, với nhịp sống hối hả và sôi động, ẩn chứa trong mình những mảnh đời kém may mắn, cần sự quan tâm và chia sẻ từ cộng đồng. Giữa lòng thành phố ấy, chị Đỗ Ngọc Hà - Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp Hoa Từ Tâm đã trở thành tấm gương sá

Người bệnh có thể yên tâm hơn

Người bệnh có thể yên tâm hơn
Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, được lên thẳng cấp chuyên môn cao tại dự thảo Luật sửa đổi.

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết
Quay lại văn phòng sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, nhiều người trẻ thừa nhận chỉ làm cầm chừng, chưa lấy lại 100% năng suất. Dù "cháy túi", không ít người trong số họ vẫn hẹn bạn bè đi nhậu, cà phê đầu năm để không bỏ lỡ “tháng ăn chơi”.