Bất động sản Thanh Hóa: Có nên “xanh – chín” với doanh nghiệp?

Bất động sản
Nghĩa vụ tài chính với nhà nước là chuyện đương nhiên doanh nghiệp (DN) bất động sản phải thực hiện. Tuy nhiên, đi qua đại dịch COVID-19, để có thể đứng dậy bước tiếp, DN rất cần cơ chế, có không gian… để thở.

Cuộc đấu giá vô tiền khoáng hậu mặt bằng 3241 (KĐT Đông Hương, TP. Thanh Hoá) từ cuối năm 2019 đến giờ này vẫn “nóng” tính thời sự. Có thể nói, đây là cuộc đấu giá BĐS “xanh chín” nhất từ trước tới nay ở Thanh Hoá. Tổng giá trị dự án là 1.215 tỉ đồng cho 57.980m2 đất. Tính trung bình hơn 21 triệu đồng/m2, cao gần gấp 3 lần so đợt đấu giá đầu tiên, thu về cho ngân sách 548,6 tỉ đồng so giá ban đầu. Ngay sau cuộc đấu, các mặt bằng trên địa bàn và lân cận tăng giá chóng mặt, thiết lập mặt bằng giá mới.

Vậy nhưng, vừa lên phương án kinh doanh, ngay sau Tết Nguyên đán là đại dịch COVID-19. Tất cả như tê liệt. Trong thời gian cách ly, các sàn giao dịch BĐS trên địa bàn đóng cửa, giờ này vẫn chỉ một số mở cửa trở lại.

Covid khiến DN trở tay không kịp. Các phương án huy động vốn từ ngân hàng và từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ gặp nhiều khó khăn. Bởi lẽ, trong và sau đại dịch, rất nhiều ngành nghề cần vốn để khôi phục sản xuất, kinh doanh, trong khi BĐS lại không phải ngành được ưu tiên. Kênh thứ hai là huy động vốn thông qua hình thức góp vốn của các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng không như kỳ vọng. Trong tình hình dịch bệnh còn phức tạp, khi chưa nhìn thấy hiệu quả, rất ít nhà đầu tư giám xuống tiền dù chỉ với ý định “lướt sóng” mặc cho DN đã có nhiều chính sách ưu đãi.

Đó là một ví dụ điển hình. Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, đặc biệt ở khu vực TP. Thanh Hoá hiện có hàng chục dự án BĐS lớn trong tình trạng này. Tổng số tiền thuê đất, sử dụng đất phải nộp lên đến hàng nghìn tỉ đồng.

Đã là DN kinh doanh BĐS thì phải chấp nhận cơ chế thị trường, nghĩa vụ tài chính với ngân sách đương nhiên phải chấp hành. Khi tham gia đấu giá, DN nào cũng biết và chấp nhận điều đó. Tuy nhiên, trăm bề khó khăn là có thật. Lúc này, không DN nào có đủ tiềm lực “đem tiền nhà” cả trăm tỉ đi nộp nếu như không nối được kênh tín dụng với các ngân hàng. Mà để ngân hàng vui vẻ “mở hầu bao” cho vay thì thị trường phải sôi động trở lại, tính thanh khoản phải cao và lợi nhuận phải thấy được.

Nhưng trong lúc khó khăn này, giải quyết ra sao với số hàng trăm tỉ nợ tiền sử dụng đất là cả một vấn đề. Nhà nước có thể “xanh chín” với các DN. Nghĩa là cứ đúng việc của mình mà làm: Ban hành các chế tài xử lý, xử phạt, kiểm tra, thanh tra rồi rút giấy phép, thu hồi dự án hay cùng hỗ trợ DN vượt qua khó khăn?

“Khi tham gia đấu giá, chúng tôi đã nghiên cứu rất kỹ, đủ tiềm lực và niềm tin chúng tôi mới quyết định đầu tư. Tuy nhiên, dịch Covid đã làm tê liệt tất cả. Chúng tôi vẫn tự tin, với sự kiểm soát dịch tốt của nhà nước, thị trường BĐS sẽ ấm trở lại, dự án “đất vàng” của chúng tôi chắc chắn sẽ là lựa chọn hàng đầu. Và khi đó, việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính sẽ không còn là chuyện lớn” – ông Hoàng Anh Tuấn, đại diện liên danh trúng đấu giá mặt bằng 3241 nói.

Rõ ràng, câu chuyện lớn bây giờ, DN không xin tiền mà xin cơ chế động viên, tiếp sức như giãn, gia hạn tiền sử dụng đất, đơn giản hoá các thủ tục kinh doanh để các DN trên địa bàn Thanh Hoá có không gian, thời gian để thở, lấy lại sức lực, tự tin cùng cộng đồng DN, cả hệ thống chính trị vượt qua khó khăn, khôi phục đà tăng trưởng. Đó là cơ chế “win – win”, còn không khi đó, “xanh chín” vẫn chưa muộn.

https://laodong.vn/bat-dong-san/bat-dong-san-thanh-hoa-co-nen-xanh--chin-voi-doanh-nghiep-810437.ldo
Ưu tiên nối dài metro số 1 đến Bình Dương, Đồng Nai

Ưu tiên nối dài metro số 1 đến Bình Dương, Đồng Nai

Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh vừa đề xuất UBND TP Hồ Chí Minh có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Dương và Đồng Nai liên quan đến việc triển khai các dự án nối dài metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Dự án dự kiến ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2024 - 2035.
Đảm bảo kết nối đồng bộ các dự án thành phần

Đảm bảo kết nối đồng bộ các dự án thành phần

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 251/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp Tổ công tác Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 (Dự án).
Xử lý vướng mắc cho các dự án nhà ở thương mại

Xử lý vướng mắc cho các dự án nhà ở thương mại

Ngày 27/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã nghe báo cáo, cho ý kiến dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở (dự án thí điểm).

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui
TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá
Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự ch

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm
Thành phố Hồ Chí Minh, với nhịp sống hối hả và sôi động, ẩn chứa trong mình những mảnh đời kém may mắn, cần sự quan tâm và chia sẻ từ cộng đồng. Giữa lòng thành phố ấy, chị Đỗ Ngọc Hà - Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp Hoa Từ Tâm đã trở thành tấm gương sá

Người bệnh có thể yên tâm hơn

Người bệnh có thể yên tâm hơn
Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, được lên thẳng cấp chuyên môn cao tại dự thảo Luật sửa đổi.

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết
Quay lại văn phòng sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, nhiều người trẻ thừa nhận chỉ làm cầm chừng, chưa lấy lại 100% năng suất. Dù "cháy túi", không ít người trong số họ vẫn hẹn bạn bè đi nhậu, cà phê đầu năm để không bỏ lỡ “tháng ăn chơi”.