Chàng thanh niên 9X dân tộc Thái lập nghiệp từ mô hình nuôi dê núi

Khởi nghiệp
Bằng sự cần cù, chịu khó, chàng thanh niên trẻ Lò Văn Chung đã vượt qua nhiều khó khăn xây dựng thành công mô hình nuôi dê núi ngay trên mảnh đất mình sinh ra. Mô hình kinh tế mang về cho anh thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Nỗ lực thoát nghèo

Anh Lò Văn Chung sinh năm 1990, là người tộc Thái tại bản Nà Sành, xã Bó Mười, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Cũng giống như nhiều hộ dân nơi đây, đời sống gia đình anh Chung cũng không mấy khấm khá, thu nhập chính chủ yếu dựa vào việc làm nông, bám nương bám rẫy. Học hết cấp 2, anh phải nghỉ học ở nhà giúp đỡ bố mẹ trồng ngô, trồng sắn.

Làm việc cặm cụi ngày đêm mà cuộc sống vẫn không cải thiện, anh Chung quyết định theo các anh lớn tuổi trong bản đi buôn dê tứ phương. Sau một thời gian lăn lộn với nghề, anh học được những bí quyết và kinh nghiệm chăn nuôi dê. Đó cũng là thời điểm anh nhận thấy rằng, nuôi dê sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn công việc làm nương làm rẫy quanh năm.

Anh Lò Văn Chung làm giàu trên mảnh đất mình sinh ra nhờ nghề nuôi dê núi
Anh Lò Văn Chung làm giàu trên mảnh đất mình sinh ra nhờ nghề nuôi dê núi

Khi đã thành thục kỹ thuật, biết cách chọn giống dê đạt hiệu quả kinh tế cao, anh dùng số tiền gia đình tích góp được trong nhiều năm để mua 8 con dê về bắt đầu chăn nuôi. Trong lúc đi buôn, anh mua cả dê to và dê bé sau đó tiến hành lọc đàn. Dê to béo tốt, khỏe mạnh được anh xuất bán ngay. Những con dê đực con bán không được giá cao, anh Chung giữ lại thả chuồng, tiếp tục nuôi lớn.

Đến năm 2017, anh Lò Văn Chung vay thêm 50 triệu đồng từ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội mở rộng sản xuất. Có được nguồn vốn trong tay, anh xây dựng thêm hai chuồng trại và mua thêm 80 con dê con có trọng lượng dưới 10kg về nuôi.

Anh Chung chia sẻ: “Để chọn được những con dê con khỏe, có sức đề kháng tốt cần chú ý những đặc điểm như thân hình cân đối, lông mịn, tầm vóc to, chân thẳng, nhanh nhẹn… Dê núi là loài động vật ăn tạp nên rất dễ nuôi. Tôi thường cho chúng ăn cỏ kim, cỏ voi, lá chuối, cám ngô”.

Triệu phú trẻ bản Nà Sành

Sau một thời gian chăm bẵm, những thành quả đầu tiên từ mô hình nuôi dê núi đã đến với chàng thanh niên trẻ Lò Văn Chung. Trung bình cứ 3 tháng anh xuất bán từ 7 đến 8 tạ dê thịt cho các nhà hàng ở Thuận Châu và lò mổ ở huyện Mai Sơn của tỉnh Sơn La. Thịt dê được nuôi hoàn toàn tự nhiên, đảm bảo sạch, không bệnh tật nên được khách hàng rất yêu thích.

Mỗi năm, anh Chung xuất bán được 3 lứa dê. Với giá bình quân mỗi cân thịt dê thành phẩm khoảng 120 nghìn đồng, doanh thu đạt được hàng năm dao động ở mức 300 triệu đồng. Sau khi trừ đi các khoản chi phí về giống, công nuôi cũng như thức ăn, anh “bỏ túi” khoảng 150 triệu đồng. Nếu so với công việc nương rẫy trước đây, số tiền kiếm được từ mô hình nuôi dê núi phải tương đương hơn 40 tấn ngô, sắn, trong đó chưa kể chi phí mua giống, phân, thuốc diệt cỏ.

Đàn dê thương phẩm được anh Chung chăm sóc tốt nên con nào cũng béo tốt, khỏe mạnh
Đàn dê thương phẩm được anh Chung chăm sóc tốt nên con nào cũng béo tốt, khỏe mạnh

Để tối ưu hóa chi phí chăn nuôi, ngoài việc tận dụng nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên, anh Chung còn sử dụng những vật liệu tre, nứa, gỗ quanh nhà để làm chuồng. Chuồng trại nuôi dê của anh Chung được làm khá bài bản, sàn cách mặt đất khoảng 1m. Mặt sàn được làm bằng tre, hơi nghiêng về phía sau và có khe hở nhỏ đủ để phân lọt được ra ngoài. Thiết kế như vậy vừa đảm bảo vệ sinh, vừa giúp anh tiết kiệm được nhân công dọn chuồng.

Không chỉ giúp bản thân thoát nghèo, bà con trong xã ai có mong muốn xây dựng kinh tế từ việc nuôi dê núi anh đều sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ hết mình về kỹ thuật. Anh Lò Văn Chung là một trong những hội viên nông dân điển hình trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi của xã Nà Sành.

Trước khi lập nghiệp, gia đình anh Chung là một trong những hộ thuộc diện đặc biệt khó khăn của xã. Nhờ mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình nuôi dê núi thương phẩm, đến nay gia đình anh không những thoát được nghèo mà còn vươn lên thành hộ khá giả. Thành công của anh Lò Văn Chung là tấm gương sáng để thanh niên dân tộc thiểu số trong bản, trong xã học tập và làm theo.

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới

Từ tình yêu với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm bằng cói của quê hương, chị Trần Thùy Nhi (xã Quang Thiện, Kim Sơn, Ninh Bình) quyết tâm khởi nghiệp. Vừa dạy học vừa chèo lái vượt qua khó khăn trên con đường khởi nghiệp, mô hình của chị không chỉ mang về doanh thu 30 tỉ đồng mỗi năm mà còn đưa cói Việt ra thế giới.
Mang chè Shan tuyết Tủa Chùa ra thế giới

Mang chè Shan tuyết Tủa Chùa ra thế giới

Tốt nghiệp đại học, thay vì tìm một công việc và bám trụ lại Thủ đô, Nguyễn Mỹ Linh quyết định về quê khởi nghiệp với cây chè Shan tuyết ở huyện Tủa Chùa (Điện Biên) - một trong những huyện miền núi nghèo nhất cả nước. Bằng sự kiên cường, Linh giúp sản phẩm trà Shan tuyết Tủa Chùa không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn từng bước tiếp cận thị trường quốc tế.
Thúc đẩy phụ nữ ứng dụng công nghệ trong phát triển sản xuất

Thúc đẩy phụ nữ ứng dụng công nghệ trong phát triển sản xuất

Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là nền tảng, nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước và Thủ đô Hà Nội. Việc tạo cơ hội và phát huy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ trong thực hiện các mục tiêu phát triển khoa học công nghệ sẽ góp phần tạo ra nhiều giá trị mới cho xã hội.
Sáng chế khoa học giúp phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam

Sáng chế khoa học giúp phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam

Nhằm khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên, đồng thời tôn vinh các nhà khoa học, chiều nay (22/6), Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức Triển lãm Khoa học và Công nghệ dành cho sinh viên Học viện.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Tô thắm Thủ đô bằng "Màu cờ tôi yêu"

Tô thắm Thủ đô bằng "Màu cờ tôi yêu"

Hòa cùng không khí tưng bừng của cả nước chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), tinh thần yêu nước được tuổi trẻ Thủ đô lan tỏa trên mạng xã hội nhờ những trào lưu tích cực, truyền cảm hứng.
Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui
TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá
Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự ch

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm
Thành phố Hồ Chí Minh, với nhịp sống hối hả và sôi động, ẩn chứa trong mình những mảnh đời kém may mắn, cần sự quan tâm và chia sẻ từ cộng đồng. Giữa lòng thành phố ấy, chị Đỗ Ngọc Hà - Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp Hoa Từ Tâm đã trở thành tấm gương sá

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới
Từ tình yêu với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm bằng cói của quê hương, chị Trần Thùy Nhi (xã Quang Thiện, Kim Sơn, Ninh Bình) quyết tâm khởi nghiệp. Vừa dạy học vừa chèo lái vượt qua khó khăn trên con đường khởi nghiệp, mô hình của chị không chỉ mang v

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết
Quay lại văn phòng sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, nhiều người trẻ thừa nhận chỉ làm cầm chừng, chưa lấy lại 100% năng suất. Dù "cháy túi", không ít người trong số họ vẫn hẹn bạn bè đi nhậu, cà phê đầu năm để không bỏ lỡ “tháng ăn chơi”.