Khởi nghiệp dù ít hay nhiều cũng không thể nào không cần đến vốn. Gọi vốn từ các nhà đầu tư luôn là vấn đề “đau đầu” đối với các startup không chỉ là với người mới.
- Xác định chính xác nhà đầu tư, nghiên cứu kĩ về tư duy của họ,
Đầu tiên cần xác định xem bạn có gì, startup của mình làm về lĩnh vực gì, ngành nghề của bạn là gì, bạn muốn gọi bao nhiêu vốn, người mà bạn muốn nhắm tới để gọi vốn là ai. Khi xác định được bạn cần gì, lĩnh vực của bạn là gì, bạn sẽ dễ dàng tìm được đối tượng gọi vốn hơn.
Ngoài ra, nắm rõ tư duy của nhà đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định sự thành bại của buổi gọi vốn.
![]() |
Gọi vốn chưa bao giờ là việc làm dễ dàng đối với các startup |
2. Chuẩn bị tâm lý
Các nhà sáng lập cần chuẩn bị tâm lý vững vàng, trình bày rành mạch trong buổi trao đổi để tạo thiện cảm người đối diện.
Bản chất của cuộc gọi đầu tư là sự hợp tác, dựa trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi nên các nhà sáng lập cũng cần xác định tinh thần thoải mái, không cần sợ hoặc quá nhún nhường
3. Đảm bảo kế hoạch kinh doanh của bạn đã chặt chẽ
Trước khi bước vào cuộc họp cần phải tự trả lời các câu hỏi định hướng bạn là ai, doanh nghiệp đang có gì, giải quyết vấn đề gì, tiếp theo làm gì...
Bên cạnh đó, bạn cũng nên đảm bảo cung cấp đầy đủ những thông tin về mình mà nhà đầu tư muốn/cần biết.
4. Trình bày ý tưởng của mình một cách ngắn gọn, súc tích, rõ ràng và dễ hiểu
Để làm được điều này, không còn cách nào khác là hãy tập luyện nhiều lần và thêm một chút tự tin vào bản thân, chắc chắn bạn sẽ làm được.
![]() |
Luyện tập thật nhiều trước khi gặp nhà đầu tư sẽ giúp bạn tự tin hơn |
5. Đừng vội hỏi về tiền
Trong lần đầu tiên gặp mặt, bạn khoan vội đề cập đến điều này. Các nhà đầu tư sẽ quan tâm nhiều hơn vào cả chi tiết kế hoạch kinh doanh lẫn đam mê của bạn với công ty, thay vì chỉ xoay quanh chuyện bạn cần bao nhiều tiền. hãy mang đến cho nhà đầu tư tiềm năng một kế hoạch kinh doanh chặt chẽ, phần thuyết trình hấp dẫn - trước khi bắt đầu giới thiệu về số vốn cần đầu tư.
Bạn phải luôn luôn nhớ rằng người mà bạn đang thuyết phục đầu tư cũng giống như bạn, họ đang lắng nghe vì lợi ích của chính họ chứ không phải của bạn. Vì vậy, bạn hãy tập trung vào việc bạn sẽ kiếm về được bao nhiêu tiền trong thời gian bao lâu, và kế hoạch chi tiết để bạn làm những điều đó. Và quan trọng hơn là nói cho họ biết bạn có thể giúp gì được cho công việc hiện tại của họ.
6. Chấp nhận những phê bình theo hướng tích cực
Hãy đón nhận mọi ý kiến phản hồi tiêu cực về dự án của bạn như là cơ hội để hiểu hơn về góc nhìn của nhà đầu tư. Sau đó, bạn có thể mang các phản hồi này về và cân nhắc các điều chỉnh cần thiết để lần trình bày dự án sau được tốt hơn.
Với những kinh nghiệm được chia sẻ trên, hy vọng sẽ phần nào giúp được các startup tự tin hơn trong vòng gọi vốn.