Thơ Nguyễn Thế Kỷ và nỗi đau đáu mang tên Hoàng Sa, Trường Sa

Thời sự
Những câu thơ lay động tâm can khi khắc họa hình ảnh người lính nơi biển xa và khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa.

Ghi lại lịch sử biển đảo bằng thơ ca

Góp thêm vào những trang thơ hào hùng về Trường Sa, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam ghi dấu ấn với 3 bài thơ đặc sắc. Đó là “Trường Sa” (1994), “Thao thức Trường Sa” (2012) và “Tổ quốc” (2015).

Chia sẻ với VTC News, nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ cho biết, từng vần thơ là nỗi lòng của tác giả trước những người lính canh giữ hòa bình nơi đảo xa, đồng thời nói lên lòng căm giận trước mưu đồ hèn hạ của những kẻ mang mộng bá quyền trên vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.

Bài thơ “Trường Sa” là tác phẩm ra đời sớm nhất khi tác giả tới thăm quần đảo Trường Sa 8 năm sau sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đảo Gạc Ma, thảm sát các chiến sỹ Việt Nam. Và thăm nơi 64 chiến sỹ Hải quân Nhân dân Việt Nam ngã xuống vì biển đảo quê hương.

Thơ Nguyễn Thế Kỷ và nỗi đau đáu mang tên Hoàng Sa, Trường Sa - 1

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam. (Ảnh: Minh Tuấn)

Bài thơ “Trường Sa” là tác phẩm ra đời sớm nhất khi tác giả tới thăm quần đảo Trường Sa 8 năm sau sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đảo Gạc Ma, thảm sát các chiến sỹ Việt Nam. Và thăm nơi 64 chiến sỹ Hải quân Nhân dân Việt Nam ngã xuống vì biển đảo quê hương.

"Biển xanh ôm ấp trời xanh

Rồng Tiên thuở ấy sinh thành Trường Sa

Trùng khơi nào có ngái xa

Long lanh hạt cát đã là quê hương..."

Theo nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ, Trường Sa hay Hoàng Sa là những cái tên mà khi nhắc lên trở thành điều gì đó thiêng liêng xúc động tới tận tâm can. Đó là máu thịt của đất nước. Từ suy nghĩ đó, tác giả nghĩ rằng cần phải có một bài thơ viết về Trường Sa.

"Ở đây chẳng có gì riêng

Lá thư chung đọc nỗi niềm chung lo

Đêm vui chung một câu hò

Nhớ thương chung một cánh cò hoàng hôn"

Tác giả kể lại rằng, tất cả các chiến sỹ ở nhiều vùng miền tới Trường Sa vì đất nước, vì mục tiêu bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ Quốc. Người lính Việt Nam luôn ưa chuộng, khát vọng hòa bình.

Chỉ khi kẻ thù buộc chúng ta cầm súng, chúng ta mới cầm súng chứ người Việt Nam đều có khát vọng hòa bình”, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ nói.

Kết thúc bài thơ “Trường Sa” là giấc mơ về trở với mảnh ruộng quê hương của những người lính ra đi từ thôn quê, xóm, bản để tới Trường Sa giữ biển trời của tổ quốc.

Ước mơ lớn nhất của người lính đảo là trở về với mảnh ruộng quê hương một cách hòa bình. Nhưng kể cả trong giấc mơ trở về của họ luôn có Trường Sa, một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc.

"Đêm qua trong giấc chiêm bao

Có anh lính trẻ giục trâu ra đồng

Luống thao thiết bên sông

Và chung sóng trắng điệp trùng Trường Sa"

Thương nhớ Trường Sa

Trong khi bài thơ “Trường Sa” là áng thơ khắc họa những người lính ở đầu sóng ngọn gió, thì bài “Thao thức Trường Sa” của PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ là tâm sự “rất thật” của tác giả trước đêm con tàu nhỏ neo về đất liền một ngày chớm Hè năm 2012.

Trường Sa ơi, mai tàu rời bến

Ta lại về phố thị thân thương

Vòng tay ấm bao bữa cơm sum họp

Và riêng, chung bao chuyện vui buồn

Thơ Nguyễn Thế Kỷ và nỗi đau đáu mang tên Hoàng Sa, Trường Sa - 2

Trường Sa là một phần không thể tách rời của đất nước Việt Nam.

Trong “Thao thức Trường Sa”, như lời tác giả chia sẻ, những người trẻ tuổi, sống dưới thời bình, họ dù non trẻ, dù “tuổi đôi mươi”, “mắt trong vắt chưa một lần hẹn hò” hay “đêm mơ còn nũng nịu gọi 'Mẹ ơi'”, nhưng luôn tiếp nối truyền thông anh dũng, sẵn sàng ra chấn giữ biên cương bảo vệ Tổ quốc.

Trong thơ PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ thường xuất hiện hình ảnh cơn bão. Ở đây, tác giả muốn nói tới không chỉ là bão thiên nhiên, mà là “cơn bão” từ kẻ láng giềng tham lam, tham vọng độc chiếm Biển Đông với yêu sách đường lưỡi bò phi lý.

Họ mang dòng máu bá quyền nước lớn đi xâm lược Hoàng Sa và giờ lăm le đánh chiếm Trường Sa.

Trong thơ tác giả luôn khẳng định rằng, đất nước chúng ta là đất nước ưa chuộng hòa bình, nhưng nếu “kẻ thù tới, đâu đâu cũng là bãi cọc Bạch Đằng”, chọc thủng âm mưu xâm chiếm bờ cõi nước nhà.

Nhưng cùng với sự ngoan cường đó, rất nhiều thế hệ cha ông phải ngã xuống, lấy máu xương làm nên độc lập tự do.

Trong bài thơ “Tổ quốc”, tác giả kể về “nỗi đau ở lại với những người mẹ, người vợ, người em mất đi chồng, cha, anh, cháu”.

Xương máu của những người đã khuất còn hơn cả dãy Trường Sơn, máu đó và nước mắt đó hơn cả nước của Hồng Hà và Cửu Long”, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ phân tích.

Những cuộc chia ly, những vành khăn trắng

Chẳng nguôi ngoai dù xác giặc chất chồng

Chẳng thể dịu nỗi Rạch Gầm, Xoài Mút

Hiền Lương, Khâm Thiên, Sơn Mỹ, Thổ Chu…

Theo PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, xác giặc dù có xếp chồng cũng không thể là nguôi ngoai mất mát, đau thương mà người dân phải trải qua. Và ít có một dân tộc nào mà gần như đi đâu cũng có nghĩa trang. Trên khắp đất nước dựng hàng vạn nghĩa trang để khắc ghi sự hy sinh của những người đã khuất từ đời này sang người khác và ghi tội ác của kẻ thù.

Thông điệp tình yêu biển đảo

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ cho rằng, vị trí chiến lược của Việt Nam khiến lịch sử đặt ra cho chúng ta những thách thức lớn. Bởi các nước ôm mộng bá quyền khi chiếm được chúng ta sẽ tạo ra bàn đạp lớn để chiếm được Đông Nam Á.

Do đó trong lịch sử chúng ta đã chứng kiến hàng trăm, hàng chục cuộc chiến tranh lớn nhỏ mà rất nhiều cuộc chiến đi từ phía biển.

Nhưng cũng như Lý Thường Kiệt từng nói “Sông núi nước Nam vua Nam ở. Rành rành định phận tại sách trời. Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm. Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”- Đây là điều hoàn toàn chính xác, từ trước tới nay bất kể là kẻ thù từ phương Đông, hay phương Tây”, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ nhấn mạnh.

Tác giả cũng cho biết thêm thông qua những áng thơ của mình, ông muốn góp tiếng nói của lực lượng báo chí, của văn nghệ sỹ để “khẳng định niềm tự hào của người con Việt Nam với dân tộc mình”, đồng thời bày tỏ sự tin tưởng với các chiến sỹ đang ngày đêm canh giữ vùng biển Tổ quốc, nhất là Trường Sa.

Tôi muốn truyền đến cho thế hệ trẻ, hôm nay và mai sau thông điệp về tình yêu Tổ quốc, với biển đảo, với Hoàng Sa và Trường Sa. Những vần thơ của tôi khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bất chấp việc Trung Quốc thành lập cái mà họ gọi là Tây Sa và Nam Sa để quản lý Hoàng Sa, Trường Sa.

Đây là một hành động phi pháp, vi phạm luật pháp quốc tế, nhất là Công ước về Luật biển năm 1982 của LHQ, vi phạm thỏa Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và cũng ảnh hưởng tới quá trình thiết lập Bộ Quy tắc về ứng xử của các bên trên Biển Đông giữa các nước ASEAN với Trung Quốc (COC)”, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ chia sẻ.

https://vtc.vn/chinh-tri/tho-nguyen-the-ky-va-noi-dau-dau-mang-ten-hoang-sa-truong-sa-ar543120.html
Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.
Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự chủ cho các đơn vị, địa phương...
Thế và lực của Hà Nội trước kỷ nguyên mới

Thế và lực của Hà Nội trước kỷ nguyên mới

Đất nước đang đứng trước cánh cửa lịch sử để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. TP Hà Nội với vai trò đầu tàu đang thể hiện khát vọng lớn lao và sự tự tin mạnh mẽ vượt qua khó khăn, thách thức để cùng đất nước hướng tới mục tiêu phát triển giàu mạnh, thịnh vượng, mọi người dân ấm no, hạnh phúc trong kỷ nguyên mới.
Tiên phong, đổi mới, đưa dân tộc vào kỷ nguyên vươn mình

Tiên phong, đổi mới, đưa dân tộc vào kỷ nguyên vươn mình

Trong không khí phấn khởi của những ngày đầu Xuân mới, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vui mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng ta tự hào về Đảng quang vinh và sẵn sàng tâm thế bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc…

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm
Thành phố Hồ Chí Minh, với nhịp sống hối hả và sôi động, ẩn chứa trong mình những mảnh đời kém may mắn, cần sự quan tâm và chia sẻ từ cộng đồng. Giữa lòng thành phố ấy, chị Đỗ Ngọc Hà - Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp Hoa Từ Tâm đã trở thành tấm gương sá

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết
Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Người bệnh có thể yên tâm hơn

Người bệnh có thể yên tâm hơn
Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, được lên thẳng cấp chuyên môn cao tại dự thảo Luật sửa đổi.

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết
Quay lại văn phòng sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, nhiều người trẻ thừa nhận chỉ làm cầm chừng, chưa lấy lại 100% năng suất. Dù "cháy túi", không ít người trong số họ vẫn hẹn bạn bè đi nhậu, cà phê đầu năm để không bỏ lỡ “tháng ăn chơi”.