Trẻ nhỏ thích ăn bánh trung thu nhưng không phải bố mẹ nào cũng biết ăn sao để an toàn

Sống khỏe
Bánh Trung thu rất ngọt và béo ngậy, cung cấp nhiều năng lượng. Đây là món quà mà trẻ nhỏ rất thích mỗi dịp trung thu. Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng cho rằng không phải tùy ý cho trẻ ăn sao cũng được vì ngược lại có thể gây hại cho trẻ.

Mỗi mùa trung thu về, bánh trung thu lại quen thuộc với nhiều gia đình. Bánh trung thu rất ngọt, béo, cung cấp nhiều năng lượng. Với những người mắc bệnh mãn tính, thừa cân béo phì ăn không đúng lại là mối nguy cơ lớn với sức khỏe. Ngay cả với trẻ nhỏ cũng vậy. Trẻ gầy lại ít thích ăn, trẻ thừa cân béo phì lại là món khoái khẩu, thậm chí bánh càng ngọt càng béo chúng lại càng thích.

Bánh trung thu có nhiều loại trọng lượng khác nhau nên về mặt dinh dưỡng cũng khác nhau. Với một chiếc bánh dẻo nhân thập cẩm khoảng 170 gam cung cấp 566 Kcal, 16,3 g đạm, 6,6 g lipid, 110,2 g glucid; 1 bánh dẻo 1 trứng đậu xanh khoảng 176g chứa 648 Kcal (năng lượng gấp 2 – 2,5 lần bát phở bò).

Trong một chiếc bánh nướng 176g thập cẩm cung cấp 706 kcal, 18g đạm, 31,5g lipid và 87,5g glucid; 1 chiếc bánh nướng đậu xanh 1 trứng 176g cung cấp 648 Kcal, 19,5g protid, 27,5g lipid, 80,6g glucid. Lượng bột đường của chiếc bánh dẻo hoặc nướng tương đương với 2 – 3 bát cơm (1 bát cơm 258 g), đường chủ yếu ở dạng hấp thu nhanh, vì vậy gây tăng đường huyết.

Trẻ nhỏ thích ăn bánh trung thu nhưng không phải bố mẹ nào cũng biết ăn sao để an toàn - Ảnh 1

Cho trẻ ăn quá nhiều bánh trung thu cùng lúc không tốt cho sức khỏe. Ảnh TL

Trẻ ăn quá nhiều, nhất là trẻ béo phì hoặc rối loạn dung nạp glucose có thể gây ra tiểu đường. Ngay cả trẻ biếng ăn, khi ăn 1 miếng bánh vào lúc đói, đường huyết tăng lên sẽ làm trẻ mất cảm giác thèm ăn trong bữa chính và càng làm trẻ chán ăn, gây nên suy dinh dưỡng.

Ngoài ra, lượng chất béo trong 1 chiếc bánh trung thu bằng 1 – 2 lần lượng chất béo trong một bát phở bò hoặc phở gà. Phần lớn là loại chất béo no gây nhiều tác hại, chất béo lấy từ hạt dưa, hạt điều, vừng là có chút acid béo không no có lợi.

Chất đạm trong bánh nướng cũng khá cao, thường là đạm động vật, nếu bảo quản không tốt chúng dễ bị ôi, mốc gây ra ngộ độc. Các vitamin trong bánh không nhiều lắm và khi chế biến, bảo quản cũng đã hao hụt. Do đó, cha mẹ chỉ cho trẻ ăn một miếng bằng 1/8 chiếc bánh sau bữa ăn là đủ. Và khi trẻ ăn xong cần súc miệng ngay để không sâu răng, nhất là khi ăn bánh dẻo dính chặt vào răng gây sâu răng nhiều hơn.

Với trẻ béo phì, nên giới hạn lượng bánh được ăn trong ngày, khẩu phần ăn trong ngày sẽ trừ bớt phần do bánh cung cấp. Nếu ăn ½ bánh dẻo hoặc bánh nướng, trong ngày cần bớt đi khoảng 1 bát cơm và lượng thức ăn tương ứng, tăng cường rau xanh để tống chất béo ra ngoài và ngăn ngừa tăng đường huyết nhanh. Nếu không giảm phần cơm, để tiêu bớt năng lượng dư thừa cần đi bộ thêm 30 phút.

Những người mắc bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng nên lựa chọn các sản phẩm dùng cho người ăn kiêng ít đường và ít chất béo nhưng cũng phải hạn chế để kiểm soát lượng đường huyết tăng cao.

Trên thị trường hiện nay, bánh trung thu có đủ loại với các loại gia vị. Mỗi loại nguyên liệu đều có nguy cơ mất an toàn thực phẩm: thực phẩm bị ôi thiu, thực phẩm nhiễm các loại nấm mốc, vi khuẩn gây bệnh (nấm mốc, tụ cầu, tả, lỵ,...), nhiễm hóa chất độc hại (chất bảo quản, hóa chất bảo vệ thực vật, chất tạo mầu cấm sử dụng,... do sản phẩm quá thời hạn sử dụng, bảo quản không đúng yêu cầu...).

Đặc biệt, các nguyên liệu như bột, nhân bánh, trứng muối, chất bảo quản, phẩm màu,… để lâu dễ bị mốc, nguyên liệu có thể nhập lậu, trôi nổi trên thị trường chưa được kiểm soát. Đó còn chưa kể đến khi chế biến không đảm bảo quy trình về vệ sinh.

Để an toàn, khi lựa chọn bánh trung thu, mọi người cần lưu ý chọn sản phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng ghi rõ tên của nhà sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất, thành phần nguyên liệu sản phẩm, có hướng dẫn sử dụng và bảo quản,... Tốt nhất là sử dụng sản phẩm mới suất xưởng. Không lựa chọn, mua sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc. Đồng thời, không chọn sản phẩm bị dập nát biến dạng, bao bì không rách nát, màu sắc không khác thường, không có mùi khác lạ.

https://phunusuckhoe.vn/tre-nho-thich-an-banh-trung-thu-nhung-khong-phai-bo-me-nao-cung-biet-an-sao-de-an-toan-c6a357627.html
Tiếp tục nâng cao kiến thức về phòng chống tác hại của thuốc lá

Tiếp tục nâng cao kiến thức về phòng chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống tác hại thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2024, Sở Y tế đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.
Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.
Người bệnh có thể yên tâm hơn

Người bệnh có thể yên tâm hơn

Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, được lên thẳng cấp chuyên môn cao tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, được đại biểu Quốc hội đánh giá cao khi làm giảm thủ tục, tạo thuận lợi, giảm chi tiền túi cho người dân.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui
TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá
Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự ch

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm
Thành phố Hồ Chí Minh, với nhịp sống hối hả và sôi động, ẩn chứa trong mình những mảnh đời kém may mắn, cần sự quan tâm và chia sẻ từ cộng đồng. Giữa lòng thành phố ấy, chị Đỗ Ngọc Hà - Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp Hoa Từ Tâm đã trở thành tấm gương sá

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết
Quay lại văn phòng sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, nhiều người trẻ thừa nhận chỉ làm cầm chừng, chưa lấy lại 100% năng suất. Dù "cháy túi", không ít người trong số họ vẫn hẹn bạn bè đi nhậu, cà phê đầu năm để không bỏ lỡ “tháng ăn chơi”.