Tưng bừng lễ hội Quán Thế Âm tại Đà Nẵng

Văn hóa Sự kiện Đoàn Minh - Út Vũ
Tối 8/3, tại Đà Nẵng Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn năm 2023 chính thức khai hội và đón nhận kỷ lục Việt Nam cho độc bản Lá Bồ Đề lớn nhất mạ vàng 24k và độc bản 16 bức tranh sứ màu cẩn trên tường 4 tháp của chùa.
Đà Nẵng: khơi dậy khát vọng cống hiến trong thanh niên Đà Nẵng: Tôn vinh và trao giải 10 “Chi hội Phụ nữ tiêu biểu năm 2022”
Tưng bừng lễ hội Quán Thế Âm tại Đà Nẵng

Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ hành sơn năm nay diễn ra từ ngày 8 đến ngày 10/3 (nhằm ngày 17,18,19 tháng 2 âm lịch) (ảnh Út Vũ)

Lễ hội là một nét sinh hoạt văn hoá cộng đồng độc đáo, là nỗ lực của người dân địa phương trong việc phục dựng, bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, là dịp để đồng bào phật tử nói riêng và nhân dân nói chung cầu cho quốc thái dân an, chúng sinh an lạc, khơi dậy lòng từ bi, bác ái, hướng thiện trong mỗi con người, sự hòa hợp giữa Phật pháp với dân tộc, tình yêu quê hương đất nước.

Tưng bừng lễ hội Quán Thế Âm tại Đà Nẵng

Bà Ngô Thị Kim Yến – Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho biết, Lễ hội Quán Thế Âm chính là sự kết tinh những giá trị của văn hóa Phật giáo và con người, vùng đất Ngũ Hành Sơn.(ảnh Đoàn Minh)

Phát biểu tại lễ khai mạc, bà Ngô Thị Kim Yến – Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho biết, Lễ hội Quán Thế Âm chính là sự kết tinh những giá trị của văn hóa Phật giáo và con người, vùng đất Ngũ Hành Sơn, biểu hiện rõ nét sự kết hợp hài hòa giữa Đạo pháp với Dân tộc, Dân tộc với Đạo pháp.

Vì vậy, Lễ hội luôn là điểm đến hấp dẫn không chỉ của du khách thập phương trong nước và là dịp để du khách quốc tế trải nghiệm, tìm hiểu những giá trị tinh thần mang đậm nét lịch sử - văn hóa Phật giáo Việt Nam; đồng thời, là nơi hội tụ, giao lưu văn hóa và thưởng thức sự tinh tế, phong phú của các loại hình nghệ thuật văn hoá dân tộc trên thế giới.

“Lễ hội năm nay mong muốn góp phần tạo thêm những cầu nối về văn hóa đối với những đất nước có nền văn hóa Phật giáo tương đồng, ngày càng phát huy hiệu quả những giá trị của Danh thắng Ngũ Hành Sơn nói chung, Lễ hội Quán Thế Âm nói riêng, xứng đáng với danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã được phong tặng”, bà Yến nói.

Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ hành sơn năm nay diễn ra từ ngày 8 đến ngày 10/3 (nhằm ngày 17,18,19 tháng 2 âm lịch) với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, tín ngưỡng, tôn giáo phong phú.

Trong đó, lễ chính thức Lễ hội diễn ra sáng ngày 10/3 (nhằm ngày 19/2 âm lịch) với Lễ Vía Đức Bồ Tát Quán Thế Âm.

Tưng bừng lễ hội Quán Thế Âm tại Đà Nẵng

Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao giấy chứng nhân kỷ lục Việt Nam cho độc bản lá Bồ Đề lớn nhất mạ vàng 24k và cho độc bản 16 bức tranh sứ màu cẩn trên tường 4 tháp Chùa Quán Thế Âm.(ảnh Đoàn Minh)

Bên cạnh đó, Lễ hội Quán Thế Âm còn có Hội thi điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước và 5 gian hàng trưng bày, biểu diễn chế tác đá mỹ nghệ Non Nước; biểu diễn thả diều nghệ thuật, trình diễn khinh khí cầu; diễu hành xe hoa chào mừng lễ hội; khai trương thư viện Vạn Hạnh – là thư viện với hơn 30.000 ấn phẩm liên quan đến phật giáo, văn hóa…

Ngoài ra, các hoạt động văn hóa đặc sắc như biểu diễn nghệ thuật Nhật Bản, hô hát Bài Chòi, triển lãm ảnh về danh thắng Ngũ Hành Sơn và Ma nhai Ngũ Hành Sơn, trình diễn nghệ thuật nấu ăn món chay, hội đua thuyền truyền thống, hội cờ làng, kéo co…của các đơn vị trong và ngoài nước thực hiện, cũng được tổ chức tại lễ hội năm nay.

Tưng bừng lễ hội Quán Thế Âm tại Đà Nẵng

Đặc biệt, tại chương trình, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao giấy chứng nhân kỷ lục Việt Nam cho độc bản lá Bồ Đề lớn nhất mạ vàng 24k và cho độc bản 16 bức tranh sứ màu cẩn trên tường 4 tháp Chùa Quán Thế Âm cho chùa Quán Thế Âm.

Năm 2000, Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn đã được Tổng cục Du lịch xếp vào danh mục 15 lễ hội lớn của cả nước. Năm 2021, Lễ hội Quán Thế Âm- Ngũ Hành Sơn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Năm 2023, Lễ hội này được UBND thành phố Đà Nẵng chủ trì tổ chức với quy mô cấp thành phố.
Làm gì để giữ “hồn” phố cổ Hội An

Làm gì để giữ “hồn” phố cổ Hội An

Một phố cổ Hội An với những con người thuần hậu, không gian đô thị cổ trong lành, yên tĩnh. Những giá trị văn hóa, tín ngưỡng tại đô thị cổ này đã làm nên “thương hiệu” du lịch Hội An mang tầm quốc tế, song để lưu giữ được những giá trị này là một bài toán khó.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Hà Nội ghi nhận 41 ca mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận 41 ca mắc sốt xuất huyết
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 10 - 17/5), toàn thành phố ghi nhận 68 ca mắc tay chân miệng, giảm 61 ca mắc so với tuần trước đó; sốt xuất huyết ghi nhận 41 ca mắc, tăng 16 ca so với tuần trước.

Bí kíp học tiếng Anh hiệu quả

Bí kíp học tiếng Anh hiệu quả
Việc học một ngôn ngữ mới như tiếng Anh có thể sẽ là điều khó khăn với nhiều bạn học sinh, sinh viên. Phổ biến nhất là việc chỉ vừa thi xong, toàn bộ kiến thức bị trôi tuột khỏi đầu các cô, cậu Gen Z, Alphas... quá nửa.

Hà Nội ghi nhận 41 ca mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận 41 ca mắc sốt xuất huyết
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 10 - 17/5), toàn thành phố ghi nhận 68 ca mắc tay chân miệng, giảm 61 ca mắc so với tuần trước đó; sốt xuất huyết ghi nhận 41 ca mắc, tăng 16 ca so với tuần trước.