Cái chết của George Floyd và vấn đề nhân quyền ở Papua (Indonesia)

Thời sự
Trước cái chết của George Floyd người dân Papua, Indonesia đã có những làn sóng phản đối phân biệt chủng tộc trên các phương tiện truyền thông xã hội.

Cái chết của George Floyd -người đàn ông Mỹ gốc Phidobị cảnh sát ghì cổ, đã thổi bùng những căng thẳng về việc chống nạn phân biệt chủng tộc tại nhiều quốc gia trên thế giới,trong đó có tỉnh Papua của Indonesia. Tuy nhiên, nhiều chính trị gia Indonesia cho rằng, cái chết củaGeorge Floyd không liên quan đến vấn đềnhân quyềnở Papua.

Vấn đề phân biệt chủng tộc tại Papua

Mặc dù không có biểu tình trên đường phố, song người dân Papua, Indonesia đã có những làn sóng phản đối phân biệt chủng tộc trên các phương tiện truyền thông xã hội.

Năm 2016, Obby Kogoya, một sinh viên Papua đang theo học tại thành phố Yogyakarta bị truy đuổi và đánh trước cửa nhà trọ khi chuẩn bị tham gia vào một cuộc biểu tình tự do. Máy ảnh của nhiếp ảnh gia tự do Suryo Wibowo đã ghi lại hình ảnh sinh viên này bị lực lượng an ninh kéo lê đi.

to chuc theo doi nhan quyen keu goi chinh phu indonesia huy bo moi cao buoc va tha 7 nha hoat dong va sinh vien papua hinh 1
Nhà hoạt động Papua bị bắtvì tội phản quốc trước phiên xét xử bản thân và các nhà hoạt động khác, tại Tòa án quận trung tâm Jakarta 19/12/2019. Ảnh: Benarnews.

Ba năm sau, ngày 26/8/2019, lực lượng cảnh sát và quân đội Indonesia đã xông vào một kí túc xá sinh viên Papua tại Surabya, khi thấy lá cờ Tổ quốc đỏ trắng rơi xuống một con mương gần đó và có những lời lẽ lăng mạ các sinh viên này là khỉ, lợn và chó. 43 sinh viên Papua bị bắt giữ trong cuộc truy quét này.Ngày hôm sau, cả 43 sinh viên đều được thả vì không có bằng chứng về cáo buộc xúc phạm quốc kỳ.

Thời điểm đó, một làn sóng biểu tình của người Papua diễn ra khắp các thành phố trong tỉnh Papua để thể hiện sự thất vọng với chính phủ về sự phân biệt chủng tộc. Ở Jayapura, biển người biểu tình trải dài 18 Km từ trung tâm thành phố đến văn phòng Thống đốc, yêu cầu xóa bỏ phân biệt chủng tộc với người Papua. Tòa nhà quốc hội khu vực ở Minokwari đã bị đốt cháy. Hoạt động biểu tình đẫn đến bạo loạn làm tê liệt hoạt động của tỉnh Papua thời điểm đó. Bảy nhà hoạt động và sinh viên Papua bị bắt trong cuộc biểu tình này và mới bị tòa án quận Balikpapan kết án từ 15-17 năm tù ngày 2/6 vừa qua.

Các tổ chức nhân quyền yêu cầu ngừng phân biệt chủng tộc

Trước sự việc này, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) ngày 11/6 đã kêu gọi chính phủ Indonesia, hủy bỏ mọi cáo buộc và thả 7 nhà hoạt động và sinh viên Papua trong vụ biểu tình tháng 8/2019 ở Jayapura, Papua.Giám đốcTổ chức Theo dõi Nhân quyềnChâu Á, ông Brad Adams cho rằng,chính quyền Indonesia cần hiểu rằng, đưa các nhà hoạt động ôn hòa vào tù sẽ chỉ khiến quốc tế chú ý nhiều hơn đến các vấn đề nhân quyền ở Papua.

Đồng thời, trong một bố bằng văn bản ngày 8/6 vừa qua, Giám đốc Tổ chức Ân xá Quốc tế Indonesia, ông Usman Hamid nhấn mạnh, thực sự có "sự tương đồng" giữa vụ án George Floyd và người Papua ở Indonesia, đó là "cả hai đều là nạn nhân của nạn phân biệt chủng tộc".

Theo ông Usman Hamid, lực lượng an ninh Hoa Kỳ đã có hành vi bạo lực đối với George Floyd. Chính phủ Indonesia cầnrút kinh nghiệm từ cái chết của George Flyod tại Hoa Kỳ để bảo vệ nhân quyền của người Papua.

"Không có liên quan giữa cái chết của George Floyd và người Papua"

Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban 1, Hạ viện Indonesia - bà Meutya Hafidcho rằng, không có sự liên quan nào giữa cái chết củaGeorge Floydở Mỹ và sự phân biệt chủng tộc đối với người dân Papuaở Indonesia.

to chuc theo doi nhan quyen keu goi chinh phu indonesia huy bo moi cao buoc va tha 7 nha hoat dong va sinh vien papua hinh 2
Biểu tình bạo loạn tại Papua năm 2019. Ảnh: Papuanews

Bà Meuty đồng ý rằng, vẫn còn nhiều quan điểm tiêu cực từ cộng đồng đối với người Papua, tuy nhiên điều này xảy ra không phải vì phân biệt chủng tộc mà do bối cảnh, lịch sử và lợi ích khi Papua luôn muốn tách khỏi Indonesia.

Chính trị gia của đảng Golkar nhấn mạnh, nhà nước Indonesia không bao giờ phân biệt đối xử với mỗi sắc tộc.Mọi công dân Indonesia đều bình đẳng trước pháp luật và hiến pháp Indonesia đảm bảo mọi công dân đều có quyền lợi như nhau, nếu xảy ra các trường hợp phân biệt đối xử sẽ được xử lí theo pháp luật.

Bà Meuty cũng nhắc nhở người dân Indonesia chú ý để không trở thành nạn nhân của tội phạm công nghệ, không tham gia vào các vụ biểu tình trên mạng xã hội để tránh tạo ra xung đột tại Papua.

Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Indonesia, ông Lestari Moerdijat nhấn mạnh, không có chỗ cho sự phân biệt chủng tộc ở Indonesia. Theo ông, sự so sánh giữa cái chết của George Floyd và vấn đề của người Papua là không tương xứng.

Ông Moerdijat cho rằng, các vấn đề ở Papua hiện nay không phải là nạn phân biệt chủng tộc mà là sự quản trị trong nhiều lĩnh vực khác nhau đã không được vận hành tối ưu, bao gồm cả trong chính quyền. Do vậy, theo ông, cần phải tìm kiếm các giải pháp thông qua đối thoại mang tính xây dựng, trong khuôn khổ thực hiện công bằng xã hội cho tất cả người dân Indonesia./.

https://vov.vn/the-gioi/cai-chet-cua-george-floyd-va-van-de-nhan-quyen-o-papua-indonesia-1058738.vov
Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.
Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự chủ cho các đơn vị, địa phương...
Thế và lực của Hà Nội trước kỷ nguyên mới

Thế và lực của Hà Nội trước kỷ nguyên mới

Đất nước đang đứng trước cánh cửa lịch sử để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. TP Hà Nội với vai trò đầu tàu đang thể hiện khát vọng lớn lao và sự tự tin mạnh mẽ vượt qua khó khăn, thách thức để cùng đất nước hướng tới mục tiêu phát triển giàu mạnh, thịnh vượng, mọi người dân ấm no, hạnh phúc trong kỷ nguyên mới.
Tiên phong, đổi mới, đưa dân tộc vào kỷ nguyên vươn mình

Tiên phong, đổi mới, đưa dân tộc vào kỷ nguyên vươn mình

Trong không khí phấn khởi của những ngày đầu Xuân mới, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vui mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng ta tự hào về Đảng quang vinh và sẵn sàng tâm thế bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc…

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm
Thành phố Hồ Chí Minh, với nhịp sống hối hả và sôi động, ẩn chứa trong mình những mảnh đời kém may mắn, cần sự quan tâm và chia sẻ từ cộng đồng. Giữa lòng thành phố ấy, chị Đỗ Ngọc Hà - Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp Hoa Từ Tâm đã trở thành tấm gương sá

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết
Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Người bệnh có thể yên tâm hơn

Người bệnh có thể yên tâm hơn
Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, được lên thẳng cấp chuyên môn cao tại dự thảo Luật sửa đổi.

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết
Quay lại văn phòng sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, nhiều người trẻ thừa nhận chỉ làm cầm chừng, chưa lấy lại 100% năng suất. Dù "cháy túi", không ít người trong số họ vẫn hẹn bạn bè đi nhậu, cà phê đầu năm để không bỏ lỡ “tháng ăn chơi”.