Chương Mỹ, Hà Nội: Đổi mới kinh tế nông thôn từ mô hình OCOP

Khởi nghiệp
Đến nay, huyện Chương Mỹ đã khảo sát, đánh giá được 54 sản phẩm, trong đó có 30 sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng và xếp loại từ năm 2019. Trong năm 2020, huyện đăng ký 24 sản phẩm OCOP, tăng 16 sản phẩm so với kế hoạch đề ra.

Nhiều tiềm năng nguồn sản phẩm OCOP

Mỗi xã một sản phẩm OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Đây được coi là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới. Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.

Nhận thức được vai trò, ý nghĩa của Chương trình OCOP, thời gian qua, huyện Chương Mỹ đã tập trung cao độ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình theo tinh thần Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 7/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020 và Quyết định số 3629/QĐ-UBND ngày 8/7/2019 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm thành phố Hà Nội đến năm 2020.

Theo đó, Ban chỉ đạo Chương trình OCOP huyện Chương Mỹ đã ban hành Kế hoạch số 288/KH-BCĐ triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2020. Cụ thể, huyện đề ra phương án kiện toàn hệ thống quản lý, điều hành Chương trình OCOP đồng bộ từ cấp huyện đến cấp xã. Rà soát, đánh giá các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp của huyện để xây dựng cơ sở dữ liệu về các sản phẩm tiêu biểu của huyện, làm nền tảng xây dựng các sản phẩm OCOP của huyện.

Cùng với đó, huyện Chương Mỹ cũng đẩy mạnh quan tâm, chỉ đạo công tác xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đặc trưng của huyện, nâng cao giá trị sản phẩm nông sản trên địa bàn huyện; Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện; Phấn đấu có sản phẩm nông nghiệp được xếp hạng 5 sao theo Chương trình OCOP; Xây dựng và thực hiện hiệu quả các chương trình phát triển nông nghiệp chuyên canh tập trung theo Nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội. Đặc biệt, huyện đang đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Số liệu thống kê từ Ban chỉ đạo Chương trình OCOP huyện Chương Mỹ cho thấy, trong năm 2019, toàn huyện có 30 sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng và xếp loại. Trong năm 2020, huyện đăng kí 24 sản phẩm OCOP, tăng 16 sản phẩm so với kế hoạch đề ra.

Chương Mỹ được đánh giá là địa phương có nhiều làng nghề và vùng sản xuất nông nghiệp tập trung nên có lợi thế để phát triển Chương trình OCOP
Chương Mỹ được đánh giá là địa phương có nhiều làng nghề và vùng sản xuất nông nghiệp tập trung nên có lợi thế để phát triển Chương trình OCOP

Các sản phẩm được đánh giá của huyện Chương Mỹ bao gồm: Trứng gà Tiên Viên của Công ty Cổ phần Tiên Viên; Bưởi Diễn Nam Phương Tiến của Hợp tác xã Nông nghiệp Nam Phương Tiến; Các loại rau của Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn; Sản phẩm mây, tre, giang đan của Công ty TNHH Mỹ nghệ Hoa Sơn... Kết quả đánh giá của Tổ tư vấn là cơ sở để Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Hà Nội đến năm 2020 chứng nhận "Sản phẩm OCOP cấp thành phố", cấp sao cho các sản phẩm của huyện Chương Mỹ.

Sở dĩ, Chương Mỹ có lợi thế để phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là do địa phương có nhiều làng nghề và vùng sản xuất nông nghiệp tập trung. Cụ thể, toàn huyện 36 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận; 74 hợp tác xã, trong đó hợp tác xã hoạt động hiệu quả là 60 hợp tác xã (hoạt động tốt 5 hợp tác xã, hoạt động khá 55 hợp tác xã).

Toàn huyện cũng có 611 trang trại chăn nuôi, gieo trồng; 6 mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; 6 mô hình liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, Chương Mỹ đã có 134 sản phẩm đã cấp mã truy xuất (QRCode).

Tập trung thực hiện các mục tiêu quan trọng

Xác định OCOP là chương trình quan trọng nhằm phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, Ban chỉ đạo Chương trình OCOP huyện Chương Mỹ đã ban hành các kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Chương trình OCOP năm 2020.

Theo đó, huyện sẽ kiện toàn hệ thống quản lý, điều hành Chương trình OCOP đồng bộ từ cấp huyện đến xã;

Rà soát, đánh giá các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp của huyện để xây dựng cơ sở dữ liệu về các sản phẩm tiêu biểu của huyện; Làm nền tảng xây dựng các sản phẩm OCOP của huyện.

Chương Mỹ phấn đấu 100% cán bộ quản lý Chương trình OCOP cấp huyện và cấp xã được đào tạo, tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý, điều hành triển khai trực tiếp; 100% các nhà quản lý của các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ có đăng ký sản xuất kinh doanh thực hiện Chương trình OCOP được đào tạo tập huấn kiến thức chuyên môn quản lý sản xuất, kinh doanh; Đồng thời, phát triển, nâng cấp, hoàn thiện từ 10 đến 15 sản phẩm được đánh giá và xếp hạng sản phẩm cấp thành phố trở lên.

Gạo hữu cơ Đồng Phú là một trong những sản phẩm OCOP của huyện Chương Mỹ được đánh giá 4 sao
Gạo hữu cơ Đồng Phú là một trong những sản phẩm OCOP của huyện Chương Mỹ được đánh giá 4 sao

Để thực hiện các mục tiêu trên, huyện Chương Mỹ tập trung tuyên truyền chương trình, chu trình OCOP và nội dung thực hiện OCOP huyện. Đồng thời, huyện cũng đẩy mạnh rà soát, đánh giá thực trạng sản phẩm truyền thống, có tiềm năng, thế mạnh của huyện và hướng dẫn thực hiện chu trình OCOP.

Cùng với đó, huyện cũng củng cố, phát triển sản phẩm OCOP và các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình; Hỗ trợ xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm OCOP huyện. Dự toán kinh phí triển khai thực hiện Chương trình OCOP huyện năm 2020 trên 3,9 tỷ đồng.

Nhận định về tiềm năng phát triển Chương trình OCOP của thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Hà Nội cho biết: Hà Nội là địa phương có nhiều làng nghề nhất cả nước, với 1.350 làng nghề và làng có nghề. Trong đó có 305 làng nghề đã được công nhận làng nghề truyền thống, chiếm khoảng 60% tổng số làng nghề của cả nước. Các làng nghề đa dạng loại hình và phong phú về sản phẩm, được phát triển theo nhiều nhóm nghề khác nhau như: Chế biến lâm sản, nông sản, sơn mài, khảm trai, mây tre, giang đan, thêu ren, cơ khí, kim khí, điêu khắc, may mặc, sinh vật cảnh...

Trong đó, có nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ gắn liền với văn hóa nông thôn được lưu giữ gần như nguyên vẹn và phát triển thành nghề trong cộng đồng dân cư như: Sản xuất đồ gỗ ở xã Chàng Sơn (huyện Thạch Thất), xã Sơn Đồng (huyện Hoài Đức); Các sản phẩm mỹ nghệ làm từ mây, tre ở thôn Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ), nghề gốm sứ ở xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm)...

Hiện Hà Nội có khoảng 7.200 sản phẩm, tương thích với 6 nhóm ngành hàng Chương trình OCOP, bao gồm: 2.881 sản phẩm thực phẩm (39,9%); 2.417 sản phẩm lưu niệm - nội thất - trang trí (33,5%); 1.396 sản phẩm vải và may mặc (19,3%)...

Để thực hiện tốt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, mới đây Hà Nội đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới thành phố xây dựng Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm của Hà Nội. Mục tiêu của chương trình này là tiêu chuẩn hóa ít nhất 50% sản phẩm làng nghề, nông nghiệp hiện có; Đồng thời củng cố, hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa hộ sản xuất với hợp tác xã và doanh nghiệp, triển khai thực hiện từ 10 đến 20 làng văn hóa, làng nghề du lịch...

Trang thông tin có sự phối hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội

https://tuoitrethudo.com.vn/dong-luc-de-chuong-my-phat-trien-kinh-te-nong-thon-d2084286.html
Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới

Từ tình yêu với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm bằng cói của quê hương, chị Trần Thùy Nhi (xã Quang Thiện, Kim Sơn, Ninh Bình) quyết tâm khởi nghiệp. Vừa dạy học vừa chèo lái vượt qua khó khăn trên con đường khởi nghiệp, mô hình của chị không chỉ mang về doanh thu 30 tỉ đồng mỗi năm mà còn đưa cói Việt ra thế giới.
Mang chè Shan tuyết Tủa Chùa ra thế giới

Mang chè Shan tuyết Tủa Chùa ra thế giới

Tốt nghiệp đại học, thay vì tìm một công việc và bám trụ lại Thủ đô, Nguyễn Mỹ Linh quyết định về quê khởi nghiệp với cây chè Shan tuyết ở huyện Tủa Chùa (Điện Biên) - một trong những huyện miền núi nghèo nhất cả nước. Bằng sự kiên cường, Linh giúp sản phẩm trà Shan tuyết Tủa Chùa không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn từng bước tiếp cận thị trường quốc tế.
Thúc đẩy phụ nữ ứng dụng công nghệ trong phát triển sản xuất

Thúc đẩy phụ nữ ứng dụng công nghệ trong phát triển sản xuất

Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là nền tảng, nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước và Thủ đô Hà Nội. Việc tạo cơ hội và phát huy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo của phụ nữ trong thực hiện các mục tiêu phát triển khoa học công nghệ sẽ góp phần tạo ra nhiều giá trị mới cho xã hội.
Sáng chế khoa học giúp phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam

Sáng chế khoa học giúp phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam

Nhằm khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên, đồng thời tôn vinh các nhà khoa học, chiều nay (22/6), Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức Triển lãm Khoa học và Công nghệ dành cho sinh viên Học viện.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Lan tỏa những việc làm theo Bác

Lan tỏa những việc làm theo Bác

Nhiều năm qua, lực lượng Cảnh sát cơ động, Công an thành phố Hà Nội luôn được người dân tin yêu, tự hào bởi những chiến công mà cán bộ, chiến sỹ đem lại trong việc gìn giữ, bảo vệ cuộc sống bình yên cho Nhân dân.
Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

Trong kỷ nguyên số, xu hướng làm việc hiện đại đang thay đổi cách người trẻ tiếp cận công việc, từ việc kết hợp AI đến làm việc tự do và làm việc từ xa để đạt hiệu quả tối ưu mà vẫn duy trì cân bằng cuộc sống.
Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Hành trình mở ra vũ trụ siêu anh hùng của chàng trai 9X

Hành trình mở ra vũ trụ siêu anh hùng của chàng trai 9X
Đam mê và yêu thích với siêu anh hùng từ nhỏ, bạn trẻ Đỗ Đức Mười, sinh năm 1997 đã lấy đó làm quyết tâm để khởi nghiệp với mô hình Transform Studio - công ty chuyên kỹ xảo vật lý, hoá trang với hiệu ứng đặc biệt, thiết kế phục trang và bộ phim siêu anh h

Hòa Minzy và 443 thanh niên được tuyên dương làm theo lời Bác

Hòa Minzy và 443 thanh niên được tuyên dương làm theo lời Bác
Ca sỹ Hòa Minzy cùng 443 đại biểu ưu tú sẽ tham dự Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc năm 2025. Họ mang đến 444 câu chuyện khác nhau nhưng cùng chung niềm tự hào, nhiệt huyết, sáng tạo của tuổi trẻ; lấy lời Bác dạy là kim chỉ nam cho

AI “soán ngôi": Sinh viên và cuộc đua kỹ năng để vượt sóng

AI “soán ngôi": Sinh viên và cuộc đua kỹ năng để vượt sóng
Trước làn sóng tự động hóa và sự trỗi dậy mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI), các ngành nghề đều đang chứng kiến những thay đổi sâu sắc, kéo theo nguy cơ cắt giảm nhân sự ở nhiều vị trí truyền thống. Để không bị bỏ lại phía sau, nhiều sinh viên đang phải đ

Tô thắm Thủ đô bằng "Màu cờ tôi yêu"

Tô thắm Thủ đô bằng "Màu cờ tôi yêu"
Hòa cùng không khí tưng bừng của cả nước chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), tinh thần yêu nước được tuổi trẻ Thủ đô lan tỏa trên mạng xã hội nhờ những trào lưu tích cực, truyền cảm hứng.

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui
TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.

Hành trình mở ra vũ trụ siêu anh hùng của chàng trai 9X

Hành trình mở ra vũ trụ siêu anh hùng của chàng trai 9X
Đam mê và yêu thích với siêu anh hùng từ nhỏ, bạn trẻ Đỗ Đức Mười, sinh năm 1997 đã lấy đó làm quyết tâm để khởi nghiệp với mô hình Transform Studio - công ty chuyên kỹ xảo vật lý, hoá trang với hiệu ứng đặc biệt, thiết kế phục trang và bộ phim siêu anh h

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới
Từ tình yêu với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm bằng cói của quê hương, chị Trần Thùy Nhi (xã Quang Thiện, Kim Sơn, Ninh Bình) quyết tâm khởi nghiệp. Vừa dạy học vừa chèo lái vượt qua khó khăn trên con đường khởi nghiệp, mô hình của chị không chỉ mang v

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z
Trong kỷ nguyên số, xu hướng làm việc hiện đại đang thay đổi cách người trẻ tiếp cận công việc, từ việc kết hợp AI đến làm việc tự do và làm việc từ xa để đạt hiệu quả tối ưu mà vẫn duy trì cân bằng cuộc sống.