Đại dịch Covid-19 thách thức sự đoàn kết của châu Âu

Thời sự
VOV.VN -Sau nhiều ngày có những biện pháp rời rạc của từng quốc gia, châu Âu đã bắt đầu có sự thống nhất giữa các nước thành viên để ứng phó với dịch bệnh.

“Châu Âu hoảng loạn”, “châu Âu tê liệt”, các nước chạy đua phong tỏa, Pháp đang trong tình trạng chiến tranh với Covid-19… là những gì mà người ta chứng kiến trên khắp các phương tiện truyền thông những ngày qua. Mỗi ngày, lại thêm một vài giải pháp của các nước châu Âu đưa ra để ứng phó với dịch Covid-19 đang tiến sâu vào ngõ ngách từng quốc gia. Nhưng có vẻ như, vẫn chưa có nhiều các giải pháp tổng thể của cả khu vực.

dai dich covid-19 thach thuc su doan ket cua chau au hinh 1
Đại dịch Covid-19 thách thức sự đoàn kết của châu Âu. Ảnh: Guardian

Trong giải pháp mới nhất, Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định đóng cửa toàn bộ biên giới trên bộ, trên biển và trên không của khối này trong vòng 30 ngày; còn trước đó là việc chi 25 tỷ euro để ứng phó khủng hoảng. Dường như, sau nhiều ngày có những biện pháp rời rạc của từng quốc gia, châu Âu đã bắt đầu có một sự thống nhất giữa các nước thành viên để ứng phó với dịch bệnh.

Phản ứng chậm chạp ngay từ đầu

Có thể nói là từ khi dịch bùng phát tại Italy cách đây khoảng 3 tuần và bắt đầu lan rộng ra toàn bộ các nước EU thì khối này đã phản ứng tương đối bị động. Đã có rất nhiều cuộc họp của các Bộ trưởng Y tế, Bộ trưởng Nội vụ, Bộ trưởng Tài chính nhưng trong toàn bộ khoảng thời gian này Uỷ ban châu Âu hay Hội đồng châu Âu không hề có một quyết sách đáng chú ý nào trong việc ngăn chặn dịch Covid-19.

Các quyết định đáng kể nhất lại liên quan đến vấn đề tài chính, khi EU tung ra một quỹ đầu tư lên tới 37 tỷ euro để cứu trợ khẩn cấp các nước thành viên, đồng thời nới lỏng toàn bộ các quy định về kỷ luật ngân sách, cho phép tất cả các nước thành viên đưa ra mọi biện pháp cần thiết để cứu nền kinh tế. Hay việc EU chi ra khoảng 140 triệu euro để tài trợ các nghiên cứu tìm ra vaccine phòng chống Covid-19.

Đây dĩ nhiên đều là các chính sách rất quan trọng để giữ cho các nền kinh tế thành viên không sụp đổ, tuy nhiên trong bối cảnh dịch lây lan quá nhanh và quá mạnh, dĩ nhiên là dư luận châu Âu chờ đợi một quyết sách quyết liệt hơn, đồng bộ hơn của tất cả các nước với vai trò kết nối và chỉ của Uỷ ban châu Âu và Hội đồng châu Âu, để trước hết là ngăn dịch bùng phát quá mạnh. Nói cách khác, phải có các giải pháp y tế trước rồi mới đến kinh tế. Về điều này, EU đã làm chưa tốt công việc điều phối.

Ở đây có một nguyên nhân khách quan, đó là khi dịch Covid-19 bùng nổ tại tất cả các nước châu Âu hiện nay thì mỗi nước có các chiến lược riêng để ngăn chặn, tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của dịch tại nước mình. Một nước như Bỉ hay Phần Lan dĩ nhiên không thể ngay lập tức đưa ra các biện pháp quyết liệt như Italy hay Tây Ban Nha. Ngoài ra, việc chỉ đạo ngăn dịch, dập dịch trước hết là quyền và trách nhiệm của mỗi quốc gia thành viên, EU cũng không thể can thiệp để buộc Italy, Pháp hay Đức phải làm thế này hay làm thế khác.

Chúng ta thấy rõ điều này qua cách mà các nước ứng phó với Covid-19 tương đối khác nhau. Các nước như Italy, Tây Ban Nha hay Pháp buộc phải phong toả khi dịch bùng phát quá mạnh nhưng các nước này phải đến khi rất nghiêm trọng thì mới đóng cửa biên giới. Nhưng có những nước như CH Séc, Áo hay Hungary lại sớm đóng cửa biên giới dù mức độ nghiêm trọng chưa quá cao như Italy hay Tây Ban Nha.

Những nguy cơ

Việc không có các giải pháp thống nhất giữa các nước EU trong chống dịch Covid-19 trước hết sẽ có hai ảnh hưởng lớn. Thứ nhất, vì EU là một khối các quốc gia có biên giới mở nhờ Hiệp ước Schengen nên việc di chuyển giữa các nước này không hề có bất cứ sự kiểm soát này. Trong thời điểm đại dịch thì đây là một rủi ro cực kỳ lớn bởi việc tự do di chuyển đồng nghĩa với việc tự do phát tán mầm bệnh từ các vùng dịch đến khắp các vùng khác.

Châu Âu rơi vào hoàn cảnh như hiện nay chính là vì điều này. Những người nhiễm bệnh từ Italy, từ Pháp, từ Anh đã đi khắp nơi mà không bị kiểm soát khiến dịch xuất hiện tại toàn bộ các quốc gia thành viên EU. Cần nhắc lại rằng cách đây gần 1 tháng, tổng số ca nhiễm Covid-19 tại châu Âu chỉ khoảng 100 người. Một số nước như Pháp, Đức chỉ có khoảng hơn 10 bệnh nhân và hầu như tất cả đều đã điều trị xong. Bây giờ thì con số đó đã tăng gấp mấy trăm lần, với gần 50.000 ca nhiễm và trên 3.000 cả tử vong. Đó là một sự bùng phát khủng khiếp.

Vì vậy, nếu như ngay từ đầu EU ý thức được mức độ nguy hiểm và lập tức đề ra các biện pháp hạn chế di chuyển nội khối thì có lẽ đã phần nào ngăn được dịch. Đến giờ thì EU mới nhận ra điều đó và sửa sai bằng việc đóng cửa biên giới EU, rồi các nước cũng chủ động đóng cửa biên giới quốc gia mình.

Ảnh hưởng lớn thứ hai khi các nước EU bất đồng, đó là không thể đoàn kết trợ giúp lẫn nhau. Ví dụ rõ nhất là việc trong hai tuần qua Italy đã kêu cứu các nước EU viện trợ hoặc cung cấp khẩn cấp các mặt hàng khẩu trang và thiết bị bảo hộ y tế nhưng hầu như không một nước nào đáp ứng. Trước đó thì nhiều nước như Đức, Pháp đã quyết định cấm xuất khẩu các mặt hàng này vì lo ngại dịch sẽ bùng phát tại nước mình. Chỉ đến khi Uỷ ban châu Âu ra sức ép thì Đức mới chấp nhận chuyển cho Italy 1 triệu khẩu trang. Hiện nay khi dịch Covid-19 đã ở mức độ nghiêm trọng trên toàn châu Âu thì các biện pháp tương trợ nhau giữa các nước sẽ là cực kỳ cần thiết.

Quyết định đóng cửa biên giới EU

Có một thông tin rất tích cực là trong tối 17/3 thì Hội đồng châu Âu có phát đi một thông cáo báo chí cho biết là sau khi nhóm họp trực tuyến với lãnh đạo các nước thì châu Âu đã quyết định một số biện pháp quan trọng. Đầu tiên là đóng cửa biên giới của EU với bên ngoài trong vòng 30 ngày, cấm mọi cá nhân không phải là công dân EU và công dân Anh được nhập cảnh vào khối này. Tất nhiên là vẫn có một số ngoại lệ dành cho nhân viên cứu trợ y tế hay các hàng hoá thiết yếu. Biện pháp này giúp châu Âu giảm nỗi lo về việc có các ca nhiễm bệnh từ bên ngoài xâm nhập, để có thể dồn toàn lực ngăn dịch trong khối.

Biện pháp thứ hai đó Uỷ ban châu Âu đã thống nhất nới lỏng quy định cho phép xuất khẩu thiết bị y tế trong nội bộ EU, đồng thời tất cả các nước sẽ xây dựng kế hoạch chung để mua sắm trang thiết bị y tế, đồ bảo hộ. Việc này giúp các nước có thể dễ dàng có các đơn hàng lớn hơn thay vì tự mình tìm mua. Bên cạnh đó, EU cũng tiếp tục phối hợp tài trợ cho các công tác nghiên cứu vaccine.

Dù được đưa ra tương đối muộn so với tình hình nhưng đây đều là các biện pháp quan trọng, hợp lý để toàn bộ các nước châu Âu có thể chống chọi với đại dịch hiện nay. Tình thế của châu Âu thực sự là đã cực kỳ khẩn cấp và các nước buộc phải làm tất cả những gì có thể để ngăn đại dịch. Nếu không thì hậu quả với khối này là không thể tưởng tượng nổi./.

https://vov.vn/the-gioi/dai-dich-covid19-thach-thuc-su-doan-ket-cua-chau-au-1023541.vov
Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.
Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự chủ cho các đơn vị, địa phương...
Thế và lực của Hà Nội trước kỷ nguyên mới

Thế và lực của Hà Nội trước kỷ nguyên mới

Đất nước đang đứng trước cánh cửa lịch sử để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. TP Hà Nội với vai trò đầu tàu đang thể hiện khát vọng lớn lao và sự tự tin mạnh mẽ vượt qua khó khăn, thách thức để cùng đất nước hướng tới mục tiêu phát triển giàu mạnh, thịnh vượng, mọi người dân ấm no, hạnh phúc trong kỷ nguyên mới.
Tiên phong, đổi mới, đưa dân tộc vào kỷ nguyên vươn mình

Tiên phong, đổi mới, đưa dân tộc vào kỷ nguyên vươn mình

Trong không khí phấn khởi của những ngày đầu Xuân mới, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vui mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng ta tự hào về Đảng quang vinh và sẵn sàng tâm thế bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc…

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm
Thành phố Hồ Chí Minh, với nhịp sống hối hả và sôi động, ẩn chứa trong mình những mảnh đời kém may mắn, cần sự quan tâm và chia sẻ từ cộng đồng. Giữa lòng thành phố ấy, chị Đỗ Ngọc Hà - Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp Hoa Từ Tâm đã trở thành tấm gương sá

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết
Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Người bệnh có thể yên tâm hơn

Người bệnh có thể yên tâm hơn
Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, được lên thẳng cấp chuyên môn cao tại dự thảo Luật sửa đổi.

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết
Quay lại văn phòng sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, nhiều người trẻ thừa nhận chỉ làm cầm chừng, chưa lấy lại 100% năng suất. Dù "cháy túi", không ít người trong số họ vẫn hẹn bạn bè đi nhậu, cà phê đầu năm để không bỏ lỡ “tháng ăn chơi”.