Đảng Bolshevik cải cách chính tả tiếng Nga thế nào sau khi nắm quyền?

Thời sự
Đảng Bolshevik không chỉ thay đổi trật tự chính trị, lật đổ chế độ Sa hoàng mà còn đưa ra các quy tắc chính tả tiếng Nga mới, thanh lọc một số chữ cái.

Ý tưởng cải cách tiếng Nga đã phổ biến ngay từ trước Cách mạng tháng Mười nhưng Viện hàn lâm Khoa học Nga phải mất một thời gian dài mới xúc tiến cải cách và không vội vã áp dụng nó trên toàn quốc. Sau năm 1917, chính quyền Bolshevik mới hành động quyết liệt hơn nhiều: Họ chủ trương vứt bỏ mọi thứ “lạc hậu” – từ chế độ Sa hoàng, đến tôn giáo, kinh tế, và ngôn ngữ.

dang bolshevik cai cach chinh ta tieng nga the nao sau khi nam quyen? hinh 1
Một lớp học chữ dành cho công nhân một nhà máy ở Moscow (Nga) năm 1932. Ảnh: Getty.

Năm 1918, một sắc lệnh về quy tắc chính tả mới đã được ban hành và tất cả các ấn phẩm in buộc phải tuân theo. Chính tả trước Cách mạng hầu như bị cấm.

Sao cần cải cách?

Chính tả thời Sa hoàng khá khó và những người Bolshevik cần một cuộc cải cách ngôn ngữ nhằm làm cho việc học hành dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, một trong những nhiệm vụ chính yếu của họ là xóa bỏ nạn mù chữ. Chỉ vài năm trước Cách mạng tháng Mười, theo các ước tính khác nhau, chỉ khoảng 40% dân số Nga biết đọc biết viết. Nhưng theo chỉ đạo của lãnh tụ Vladimir Lenin thì “giai cấp cầm quyền mới” – công nhân và nông dân, sẽ phải chủ động tích cực trong mọi lĩnh vực đời sống. Do vậy, chính quyền Xô viết non trẻ yêu cầu toàn thể dân chúng tuổi từ 8 đến 50 phải học đọc và học viết.

Một cuộc điều tra vào năm 1926 cho thấy chỉ trong vài năm, tỷ lệ người biết chữ ở vùng nông thôn của Liên Xô đã tăng lên tới mức 50%.

Xóa một số chữ cái khỏi bảng chữ cái Nga

Trước Cách mạng, bảng chữ cái Nga gồm 35 ký tự. Không có bộ quy tắc thống nhất về chính tả, chỉ có một bảng chữ cái được Pi-e Đại đế thông qua. Pi-e muốn giảm quyền lực của Nhà thờ Chính thống giáo nên đã đưa ra một bảng chữ cái giản lược dùng cho các sắc lệnh của chính phủ, các tài liệu thế tục, và các tờ báo đầu tiên ở nước Nga.

Chính quyền Bolshevik đã bỏ 2 chữ cái và thay thế một số chữ cái khác bằng những chữ tương đương đơn giản hơn đã tồn tại sẵn trong bảng chữ cái Nga, đồng thời kết hợp các ký tự nghe giống nhau thành một. Như vậy, chỉ thời gian ngắn sau Cách mạng, bảng chữ cái Nga có 32 chữ. Sau đó, chữ “ё” được phê chuẩn làm một ký tự riêng nên số chữ cái tăng lên thành 33. Và bảng chữ cái Nga ổn định như vậy đến giờ.

dang bolshevik cai cach chinh ta tieng nga the nao sau khi nam quyen? hinh 2
Vladimir Lenin (trái) và Anatoly Lunacharsky (phải) phụ trách cải cách chính tả Nga. Ảnh: Sputnik.

Sắc lệnh của chính quyền Xô viết có một số quy định như sau:

1. Loại bỏ chữ “ѣ” (đọc là yat), thay thế chữ này bằng chữ “e” (колѣно - колено, вѣра - вера, въ избѣ - в избе).

2. Xóa chữ “ѳ” (đọc là phita), thay bằng chữ “ф” (Фома, Афанасий, фимиам, кафедра).

3. Ngừng dùng chữ “ъ” (đọc là er) ở cuối các từ và bộ phận của từ ghép. Quy tắc này khiến người ta phải ghi nhớ các từ cần chữ “ъ” ở cuối. Nhưng nó có lợi thế là giúp tiết kiệm tới... 4% lượng văn bản cần in. Nhà ngôn ngữ học Lev Uspensky từng tính toán được rằng chữ “ъ” ngốn đến 8,5 triệu trang giấy mỗi năm.

Tuy nhiên chữ “ъ” vẫn được giữ lại ở giữa từ như một dấu hiệu ngắt.

4. Xóa bỏ chữ “i” và thay bằng chữ “и”. Quy tắc này về sau gây một số khó khăn trong trường hợp viết tháu vì chữ “и” dễ bị trộn lẫn với các chữ như “ш” hoặc “м”.

5. Khuyến khích dùng chữ “ё” dù rằng điều này không bắt buộc.

(...)

Việc cải cách chính tả Nga được xã hội Liên Xô tiếp nhận thế nào?

Những người Nga lưu vong rời bỏ nước Nga sau Cách mạng đã từ chối sử dụng bộ chính tả mới, đồng thời tố Đảng Bolshevik là làm biến dạng tiếng Nga. Cho đến tận thập niên 1940 và 1950, các ấn phẩm của cộng đồng Nga lưu vong vẫn được in bằng hệ thống chính tả cũ. Sau này họ đã học và quen dần với quy tắc chính tả mới.

Khó khăn cũng xảy ra với những người đã biết đọc biết viết từ trước đó. Trong thư từ cá nhân, nhiều người tiếp tục sử dụng bảng chính tả cũ, nhưng số khác thì đã nhanh chóng học chính tả mới. Các giáo viên thì buộc phải làm quen với chính tả mới.

Một trong các thách thức lớn nhất là việc phải “dịch” sang chính tả mới tất cả các tác phẩm văn học cổ điển Nga thế kỷ 18 và 19. Chẳng hạn một số vần thơ bị ảnh hưởng bởi quy tắc mới về đuôi từ.

Tuy nhiên, nỗ lực lớn lao trên cũng có một số mặt tích cực: Tác phẩm của nhiều nhà văn lớn, vốn nằm rải rác ở nhiều tạp chí và bộ sưu tập văn chương khác nhau, đã được tập hợp lại, “dịch” và xuất bản trong một bộ toàn tập thống nhất./.

https://vov.vn/the-gioi/dang-bolshevik-cai-cach-chinh-ta-tieng-nga-the-nao-sau-khi-nam-quyen-1076541.vov
Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.
Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự chủ cho các đơn vị, địa phương...
Thế và lực của Hà Nội trước kỷ nguyên mới

Thế và lực của Hà Nội trước kỷ nguyên mới

Đất nước đang đứng trước cánh cửa lịch sử để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. TP Hà Nội với vai trò đầu tàu đang thể hiện khát vọng lớn lao và sự tự tin mạnh mẽ vượt qua khó khăn, thách thức để cùng đất nước hướng tới mục tiêu phát triển giàu mạnh, thịnh vượng, mọi người dân ấm no, hạnh phúc trong kỷ nguyên mới.
Tiên phong, đổi mới, đưa dân tộc vào kỷ nguyên vươn mình

Tiên phong, đổi mới, đưa dân tộc vào kỷ nguyên vươn mình

Trong không khí phấn khởi của những ngày đầu Xuân mới, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vui mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng ta tự hào về Đảng quang vinh và sẵn sàng tâm thế bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc…

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm
Thành phố Hồ Chí Minh, với nhịp sống hối hả và sôi động, ẩn chứa trong mình những mảnh đời kém may mắn, cần sự quan tâm và chia sẻ từ cộng đồng. Giữa lòng thành phố ấy, chị Đỗ Ngọc Hà - Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp Hoa Từ Tâm đã trở thành tấm gương sá

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết
Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Người bệnh có thể yên tâm hơn

Người bệnh có thể yên tâm hơn
Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, được lên thẳng cấp chuyên môn cao tại dự thảo Luật sửa đổi.

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết
Quay lại văn phòng sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, nhiều người trẻ thừa nhận chỉ làm cầm chừng, chưa lấy lại 100% năng suất. Dù "cháy túi", không ít người trong số họ vẫn hẹn bạn bè đi nhậu, cà phê đầu năm để không bỏ lỡ “tháng ăn chơi”.