Đánh giá học sinh phổ thông: Bỏ bài kiểm tra 1 tiết, chú trọng quá trình học tập

Tuổi trẻ
Học sinh phổ thông thời gian tới sẽ thực hiện kiểm tra định kỳ 2 đầu điểm/học kỳ (bài kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ), không còn điểm kiểm tra 1 tiết.

TS Sái Công Hồng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) thông tin làm rõ một số điều chỉnh mới trong dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.

Thứ nhất, dự thảo tăng cường kết hợp bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số. Việc đánh giá bằng nhận xét này không chung chung. Chúng ta sẽ đánh giá bằng những biểu hiện cụ thể về thái độ, hành vi, sản phẩm học tập của học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.

Việc kiểm tra đánh giá như vậy cũng sẽ đổi mới cách ra đề. Thay vì kiểm tra sự ghi nhớ kiến thức của học sinh chuyển sang đánh giá học sinh sử dụng kiến thức để giải quyết một nhiệm vụ học tập cụ thể nào đó.

Thứ hai, đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, đánh giá như hỏi- đáp, thuyết trình, kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính. Đặc biệt chú trọng kiểm tra đánh giá thông qua các sản phẩm học tập, sản phẩm thực hành.

Việc đa dạng hoá các hình thức kiểm tra, đánh giá này hướng tới mục tiêu đổi mới quá trình dạy học và kiểm tra của giáo viên trong thực tế hiện nay. Số lần sử dụng các hình thức đánh giá thường xuyên không giới hạn bởi số lần lấy điểm.

Thứ ba, dự thảo thống nhất giảm số đầu điểm so với quy định hiện hành. Với kiểm tra định kỳ sẽ giới hạn 2 đầu điểm/học kỳ (bài kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ) không còn điểm kiểm tra 1 tiết.

Với kiểm tra đánh giá thường xuyên, môn học có từ 35 tiết trở xuống/năm học sẽ có 2 đầu điểm, môn học từ trên 35 tiết đến 70 tiết/năm có 3 đầu điểm, môn học trên 70 tiết/năm có 4 đầu điểm.

Mục đích của việc này là khuyến khích học sinh nỗ lực học tập hơn để có thể cải thiện điểm số. Đây chính là kiểm tra, đánh giá vì sự tiến bộ của người học, tạo động lực phát triển cho người học.

Đánh giá học sinh phổ thông: Bỏ bài kiểm tra 1 tiết, chú trọng quá trình học tập - 1

Học sinh thảo luận trong giờ học. (Ảnh minh hoạ)

Điểm kiểm tra thường xuyên được tính hệ số 1, điểm kiểm tra giữa kì được tính hệ số 2, điểm kiểm tra cuối kì được tính hệ số 3.

So với hiện hành, tổng số đầu điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ một năm học của một môn học, nhiều nhất là 6, giảm rất nhiều so với hiện nay.

Thứ tư, tăng cường vai trò môn Ngoại ngữ trong xét danh hiệu học sinh giỏi; mở rộng đối tượng khen thưởng.

TS Sái Công Hồng cho biết thêm, học sinh đang học theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành vẫn thực hiện việc kiểm tra, đánh giá theo Thông tư số 58 cho đến hết năm học 2023- 2024.

Tuy nhiên sau 9 năm ra đời thông tư này có nhiều hạn chế. Các môn học chỉ có hình thức đánh giá bằng bài kiểm tra và cho điểm; số lượng đầu điểm kiểm tra nhiều, việc kiểm tra chưa tiếp cận đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh.

Ngoài ra, cách đánh giá cho điểm số hiện nay chưa tạo động lực để người học tiến bộ.

Do đó, một số nội dung mới được bổ sung sẽ tiếp cận việc đánh giá phẩm chất, năng lực của học sinh; đánh giá vì sự tiến bộ của người học; tăng cường và coi trọng kiểm tra, đánh giá quá trình học tập.

Phó Vụ trưởng nhấn mạnh, tới đây việc kiểm tra đánh giá được coi như một hoạt động học tập. Giáo viên sẽ đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, đánh giá và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động này.

https://vtc.vn/tin-tuc-su-kien/danh-gia-hoc-sinh-pho-thong-bo-bai-kiem-tra-1-tiet-chu-trong-qua-trinh-hoc-tap-ar546832.html
“Ba tiên phong, sáu trọng tâm” của thanh niên Việt Nam thời đại mới

“Ba tiên phong, sáu trọng tâm” của thanh niên Việt Nam thời đại mới

Tối 23/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Lễ trao Giải thưởng "Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024" với chủ đề “Sứ mệnh vinh quang”. Tại đây, Thủ tướng nhấn mạnh nhiệm vụ của thanh niên Việt Nam thời kỳ mới, bao gồm: "Ba tiên phong, sáu trọng tâm".
Những ngành nghề mà AI không thể thay thế

Những ngành nghề mà AI không thể thay thế

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống, từ những công việc đơn giản đến những lĩnh vực phức tạp. Sự phát triển vượt bậc của AI khiến nhiều người lo ngại về nguy cơ mất việc làm. Tuy nhiên, vẫn có "pháo đài" nghề nghiệp mà AI khó có thể thay thế con người, nơi sự sáng tạo, cảm xúc và khả năng tương tác xã hội đóng vai trò then chốt.
Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Thành phố Hồ Chí Minh, với nhịp sống hối hả và sôi động, ẩn chứa trong mình những mảnh đời kém may mắn, cần sự quan tâm và chia sẻ từ cộng đồng. Giữa lòng thành phố ấy, chị Đỗ Ngọc Hà - Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp Hoa Từ Tâm đã trở thành tấm gương sáng của lòng nhân ái. Với tấm lòng bao dung và sự kiên trì, chị đã mang đến hàng ngàn bữa ăn ấm áp cho những người vô gia cư, lao động nghèo và bệnh nhân khó khăn…
Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.
"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

Quay lại văn phòng sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, nhiều người trẻ thừa nhận chỉ làm cầm chừng, chưa lấy lại 100% năng suất. Dù "cháy túi", không ít người trong số họ vẫn hẹn bạn bè đi nhậu, cà phê đầu năm để không bỏ lỡ “tháng ăn chơi”.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui
TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá
Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự ch

Cẩn trọng khi tự ý điều trị cúm bằng Tamiflu

Cẩn trọng khi tự ý điều trị cúm bằng Tamiflu
Tình hình dịch cúm đang diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Những ngày gần đây, nhiều người dân đã đi tiêm phòng vaccine và thậm chí còn tìm mua thuốc Tamiflu để tự điều trị.

Người bệnh có thể yên tâm hơn

Người bệnh có thể yên tâm hơn
Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, được lên thẳng cấp chuyên môn cao tại dự thảo Luật sửa đổi.

Tết của những nhà báo gen Z

Tết của những nhà báo gen Z
Với những nhà báo thế hệ Z, bằng sức trẻ và tình yêu đặc biệt với nghề, họ vẫn không ngừng quan sát, cập nhập các thông tin, sẵn sàng tác nghiệp.