Điện khí gặp khó, điện than bị "vắt kiệt sức"

Kinh tế
Từ ngày 1/1/2020, tổng lượng khí cho phát điện dự kiến chỉ đáp ứng được khoảng 53% công suất thiết kế. Cùng với thực tế khó khăn của thủy điện do thủy văn không thuận lợi, nhiệt điện than được đặt trách nhiệm nặng nề.
.
Từ ngày 1/1/2020, tổng lượng khí cho phát điện dự kiến chỉ đáp ứng được khoảng 53% công suất thiết kế.

Sụt giảm mạnh nguồn cung khí

Tổng công ty Khí Việt Nam (PVGAS) cho biết, với thực trạng cấp khí như hiện có, để hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng với các nhà máy điện BOT, từ ngày 1/1/2020, sẽ chỉ cung cấp khí cho các nhà máy điện khu vực Đông Nam bộ tối đa khoảng 13,524 triệu m3/ngày.

Ở phía Tây Nam bộ, từ ngày 13/10/2019, sản lượng khí được cấp cho các nhà máy điện đã bị giảm xuống còn 2,5 triệu m3/ngày (trong trường hợp không thống nhất được giá mua khí bổ sung từ Petronas).

Như vậy, tổng lượng khí cấp trung bình mỗi ngày cho phát điện từ cả 2 nguồn khí Đông Nam bộ và Tây Nam Bộ dự kiến chỉ còn khoảng 16 triệu m3/ngày, thấp hơn so với hiện nay từ 4 -5 triệu m3/ngày, tức là chỉ đáp ứng được khoảng 53% lượng khí cần theo thiết kế để phát điện.

Theo thiết kế, tổng nhu cầu khí để vận hành tối đa 8 nhà máy điện (công suất 5.644 MW) ở khu vực Đông Nam bộ và 2 nhà máy (1.200 MW) ở Tây Nam bộ là 30 triệu m3/ngày, tương đương gần 11 tỷ m3/năm.

Thống kê của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia (A0) cho thấy, từ năm 2010 đến nay, trung bình hàng năm, sản lượng khí cấp cho các nhà máy điện là 7,96 tỷ m3, giảm mạnh so với nhu cầu theo thiết kế. Trong số này, có 6,49 tỷ m3 khí cấp cho 8 nhà máy điện ở khu vực Đông Nam bộ và 1,47 tỷ m3 khí cấp cho các 2 nhà máy điện ở khu vực Tây Nam bộ.

Trên thực tế, nguồn khí nội địa đang có dấu hiệu giảm sút và chưa được bổ sung như mong muốn. Cụ thể, từ giữa năm 2018, các mỏ lô 06.1 và 11.2 có hiện tượng suy giảm sản lượng rõ rệt. Lũy kế trong 10 tháng đầu năm 2019, tổng sản lượng khí cấp cho phát điện chỉ đạt 6,83 tỷ m3, trong đó, khí cấp cho các nhà máy điện khu vực Đông Nam bộ là 5,62 tỷ m3 và cấp cho các nhà máy điện ở Tây Nam bộ là 1,2 tỷ m3.

Thống kê thực tế cho thấy, nguồn khí cấp cho các nhà máy điện khu vực Đông Nam bộ chỉ đạt trung bình khoảng 16 triệu m3/ngày và Tây Nam bộ chỉ đạt trung bình khoảng 3,97 triệu m3/ngày. Như vậy, so với nhu cầu là 30,3 triệu m3/ngày, thì khả năng cung cấp khí cho phát điện thời gian qua cũng chỉ đáp ứng khoảng 66% nhu cầu.

Cũng để phục vụ tính toán khả năng cấp điện năm 2020 từ các nhà máy nhiệt điện khí, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) hồi tháng 7/2019 đã cho biết, khả năng cấp khí cho các nhà máy điện khu vực Đông Nam bộ dự kiến đạt 6,5 - 7,5 tỷ m3/năm trong giai đoạn 2020-2023, tăng lên trên 9 tỷ m3/năm trong năm 2024-2025 và giảm dần trong các năm tiếp theo.

Tuy nhiên, khả năng cấp khí thực tế trong giai đoạn 2020 - 2030 lại phụ thuộc nhiều vào tiến độ các nguồn khí mới như Sao Vàng - Đại Nguyệt, các dự án đường ống Nam Côn Sơn giai đoạn II, cảng LNG Thị Vải và khả năng khai thác các mỏ hiện hữu do đã bước vào giai đoạn suy giảm.

Ở khu vực Tây Nam bộ, khả năng cấp khí cho các nhà máy điện, trong trường hợp không ký được hợp đồng mua khí bổ sung từ Petronas, chỉ là 1,06 tỷ m3/năm.

Điện Than bị vắt kiệt sức

“Theo phương án vận hành hệ thống điện năm 2020 được Bộ Công thương phê duyệt tại Quyết định 3733/QĐ-BCT, việc cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt năm 2020 cơ bản được đảm bảo. Tuy nhiên, Bộ Công thương đánh giá, năm 2020 là năm xuất hiện nhiều yếu tố bất lợi, gây khó khăn cho việc cung cấp điện, trong đó nguyên nhân chủ yếu là tình hình thủy văn không thuận lợi, cực đoan và một số công trình điện chậm tiến độ vào vận hành”, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực cho hay.

Điển hình là các hồ thuỷ điện trên lưu vực sông Đà không tích được đến mực nước dâng bình thường vào cuối năm 2019 (các hồ thủy điện Sơn La, Hòa Bình dự kiến thấp hơn từ 10 - 20 m so với mực nước dâng bình thường), một số hồ thủy điện lớn ở khu vực miền Trung, miền Nam như Bản Vẽ, Cửa Đạt, A Vương, Đại Ninh có mực nước cuối năm 2019 thấp hơn từ 7 - 29 m so với mực nước dâng bình thường.

Theo tính toán, tổng sản lượng thủy điện trong các hồ thủy điện vào đầu năm 2020 thấp hơn so với thời điểm mực nước dâng bình thường là 4,55 tỷ kWh, chưa kể còn phải làm nhiệm vụ cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, đẩy mặn tại nhiều địa phương.

Bởi vậy, nguồn điện được chờ trông chính trong năm 2020 dù vẫn là nhiệt điện than, thủy điện và tua-bin khí, nhưng với thực tế thủy điện và nhiệt điện tua-bin khí gặp những giới hạn như trên, thì nhiệt điện than được đặt trách nhiệm nặng nề trong việc sản xuất điện của năm 2020.

Ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công thương cho hay, năm 2020, nhiệt điện than sẽ đóng góp 132 tỷ kWh, chiếm khoảng 50% tổng sản lượng điện sản xuất của cả nước (đang được lên kế hoạch là 261,4 tỷ kWh).

Để đáp ứng mục tiêu về sản lượng điện từ than, Bộ Công thương tính toán, các nhà máy nhiệt điện than hiện có trong hệ thống cần khoảng 66 triệu tấn than đầu vào. Trong số này, lượng than (gồm than sản xuất trong nước và than nhập khẩu về phối trộn) do 2 đầu mối trong nước cung cấp là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc là 51 triệu tấn.

Chưa kể, việc đáp ứng sản lượng than nội cũng là thách thức cho cả các nhà cung cấp lẫn các doanh nghiệp điện khi nhìn vào thực tế cấp than cho điện trong năm 2018-2019, với nhiều lần phải họp khẩn cấp giữa các bên, việc huy động các nhà máy nhiệt điện than với số giờ vận hành cực đại, từ 6.500-7.000 giờ/năm, cao hơn so với thiết kế của các nhà máy như Bộ Công thương đang ép trong kế hoạch cũng tiềm ẩn nhiều diễn biến khó lường.

“Đáng lo nhất là sự cố “xếp chồng. Nghĩa là trời quá nắng, cần vận hành máy móc ở thời gian dài và liên tục để có điện, nhưng máy móc vận hành trong điều kiện khắc nghiệt đòi hỏi phải được làm mát, trong khi nước và thời tiết lại nóng chung, nên không làm mát máy được như mong muốn, dẫn tới hiệu suất phát điện không cao, thậm chí phải dừng vận hành, tức là không dễ thực hiện như kế hoạch đặt ra trên giấy”, một chuyên gia vận hành hệ thống nhận xét.

https://baodautu.vn/dien-khi-gap-kho-dien-than-bi-vat-kiet-suc-d113377.html
Mức lương bình quân tăng đồng đều ở các loại hình doanh nghiệp

Mức lương bình quân tăng đồng đều ở các loại hình doanh nghiệp

Từ báo cáo của 4.420 doanh nghiệp (sử dụng 318.740 lao động) trên địa bàn thành phố, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội thông tin, mặt bằng chung, mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều hơn so với năm trước ở tất cả các loại hình doanh nghiệp.
Nông nghiệp Thủ đô giải bài toán phát triển bền vững

Nông nghiệp Thủ đô giải bài toán phát triển bền vững

Trong bối cảnh phát triển mới, ngành Nông nghiệp Thủ đô đang phải đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội mới, đặc biệt là yêu cầu về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Phát triển nông nghiệp gắn với đô thị, đẩy mạnh du lịch sinh thái được cho là những giải pháp hữu hiệu.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui
TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá
Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự ch

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm
Thành phố Hồ Chí Minh, với nhịp sống hối hả và sôi động, ẩn chứa trong mình những mảnh đời kém may mắn, cần sự quan tâm và chia sẻ từ cộng đồng. Giữa lòng thành phố ấy, chị Đỗ Ngọc Hà - Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp Hoa Từ Tâm đã trở thành tấm gương sá

Người bệnh có thể yên tâm hơn

Người bệnh có thể yên tâm hơn
Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, được lên thẳng cấp chuyên môn cao tại dự thảo Luật sửa đổi.

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết
Quay lại văn phòng sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, nhiều người trẻ thừa nhận chỉ làm cầm chừng, chưa lấy lại 100% năng suất. Dù "cháy túi", không ít người trong số họ vẫn hẹn bạn bè đi nhậu, cà phê đầu năm để không bỏ lỡ “tháng ăn chơi”.