Doanh nghiệp dệt may vượt khó trong bối cảnh dịch Covid-19

Kinh tế
(HNM) - Dịch Covid-19 đã làm cho ngành Dệt may Việt Nam thiếu hụt nguyên liệu, sụt giảm xuất khẩu. Trước tình hình đó, cùng với giải pháp hỗ trợ của Chính phủ và các bộ, ngành, nhiều doanh nghiệp dệt may đã tìm cách tái cơ cấu sản xuất, tìm nguồn nguyên liệu thay thế, chuyển sang cung ứng sản phẩm cho thị trường nội địa để vượt qua khó khăn trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Chia sẻ về những khó khăn, trở ngại doanh nghiệp dệt may gặp phải do dịch Covid-19, ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10-CTCP cho biết, nguồn nguyên liệu, chủ yếu nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc bị đình trệ nên việc sản xuất của đơn vị phải dựa vào nguồn nguyên liệu dự trữ. Cũng vì dịch ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm khiến lượng khách hàng của May 10 sụt giảm mạnh.

Theo ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), trong 2 tháng đầu năm 2020, lần đầu tiên trong 5 năm qua, kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt may giảm 3%, chỉ đạt 5,3 tỷ USD. Trong khi đó, thông lệ của các năm trước, kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm của ngành đều tăng khoảng 10%, cá biệt như năm 2018, Vinatex tăng trưởng tới 20%... Điều đó cho thấy, ảnh hưởng của dịch Covid-19 là khá nghiêm trọng đối với ngành Dệt may Việt Nam.

Tuy nhiên, ông Lê Tiến Trường cho biết, đến trung tuần tháng 3-2020 tình hình khả quan hơn do hoạt động sản xuất nguyên liệu tại Trung Quốc dần khôi phục. Các doanh nghiệp dệt may trong nước nhìn chung đã nhận được nguyên liệu từ các nguồn cung cấp và qua theo dõi của tập đoàn, đến nay năng lực sản xuất của các doanh nghiệp được lấp đầy trong 3 tháng tới.

Thêm vào đó, khắc phục những khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu, sụt giảm xuất khẩu, các đơn vị của Vinatex, trong tháng 2 và 3-2020 đã tập trung sản xuất phục vụ nhu cầu phòng, chống dịch trong nước, qua đó góp phần giải quyết năng lực sản xuất, tạo việc làm cho người lao động. “Từ đầu tháng 2-2020 đến nay, với ngành Dệt may nói chung và Vinatex nói riêng chưa có hiện tượng thiếu việc làm, lao động phải nghỉ việc”, ông Lê Tiến Trường nói.

Trước đó, khắc phục những khó khăn do nguồn nguyên liệu, thị trường xuất khẩu, nhiều đơn vị đã chủ động tìm giải pháp để ổn định tình hình sản xuất. Ông Thân Đức Việt cho biết, doanh nghiệp đã xây dựng kịch bản nếu dịch kết thúc trong cuối tháng 3 và đầu tháng 4-2020, thì doanh thu giảm khoảng 7%, cùng với đó là phối hợp với đối tác tìm giải pháp xử lý tình huống. Việc tìm nguồn nguyên liệu thay thế cũng đang được tiến hành. “Đây là cơ hội doanh nghiệp cơ cấu lại nguồn cung nguyên liệu, tránh sự phụ thuộc vào một nguồn để hạn chế rủi ro”, ông Thân Đức Việt chia sẻ.

Đề xuất giải pháp với các doanh nghiệp dệt may, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cũng cho biết, Bộ đã giao Cục Công nghiệp, Cục Xúc tiến thương mại cùng với hệ thống thương vụ, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, kết nối và mở rộng thị trường. Song bên cạnh đó, các đơn vị cần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, tìm kiếm nguồn nguyên liệu khác, ưu tiên khai thác nhu cầu tiêu dùng trong nước, tránh để phụ thuộc vào một thị trường cụ thể.

Thông tin mới tiếp sức giúp doanh nghiệp dệt may vượt đại dịch Covid-19 là việc các ngân hàng thương mại đã rà soát, đánh giá mức độ ảnh hưởng của dịch tới hoạt động và đưa ra chính sách linh hoạt, cụ thể theo từng doanh nghiệp. Mức giảm lãi suất cho vay dao động 0,5 - 1,5%/năm giúp dòng vốn của doanh nghiệp được lưu thông, hỗ trợ kịp thời trong vấn đề tiếp cận nguồn nguyên liệu mới… Với những giải pháp kịp thời từ doanh nghiệp, Chính phủ và các bộ, ngành, ngành Dệt may sẽ sớm hồi phục và phát triển ổn định.

https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Doanh-nghiep/961677/doanh-nghiep-det-may-vuot-kho-trong-boi-canh-dich-covid-19
Nông nghiệp Thủ đô giải bài toán phát triển bền vững

Nông nghiệp Thủ đô giải bài toán phát triển bền vững

Trong bối cảnh phát triển mới, ngành Nông nghiệp Thủ đô đang phải đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội mới, đặc biệt là yêu cầu về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Phát triển nông nghiệp gắn với đô thị, đẩy mạnh du lịch sinh thái được cho là những giải pháp hữu hiệu.

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui
TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá
Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự ch

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm
Thành phố Hồ Chí Minh, với nhịp sống hối hả và sôi động, ẩn chứa trong mình những mảnh đời kém may mắn, cần sự quan tâm và chia sẻ từ cộng đồng. Giữa lòng thành phố ấy, chị Đỗ Ngọc Hà - Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp Hoa Từ Tâm đã trở thành tấm gương sá

Người bệnh có thể yên tâm hơn

Người bệnh có thể yên tâm hơn
Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, được lên thẳng cấp chuyên môn cao tại dự thảo Luật sửa đổi.

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết
Quay lại văn phòng sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, nhiều người trẻ thừa nhận chỉ làm cầm chừng, chưa lấy lại 100% năng suất. Dù "cháy túi", không ít người trong số họ vẫn hẹn bạn bè đi nhậu, cà phê đầu năm để không bỏ lỡ “tháng ăn chơi”.