Dòng chảy của tiền đang đổ về đâu?

Bất động sản
Lãi suất tiền gửi giảm đã tác động mạnh mẽ các kênh đầu tư tài chính và dòng tiền đang dần chuyển hướng đến trái phiếu, cổ phiếu của nhiều công ty bất động sản.

Tuy nhiên, cũng không ít gia đình lại chọn con đường riêng tận hưởng thú vui du lịch nội địa trong môi trường an toàn hiếm có.

Dòng chảy của tiền đang đổ về đâu? - 1

Khi tiền gửi đổ về trái phiếu

Trung tâm phân tích chứng khoán SSI - SSI Research vừa có báo cáo đánh giá tác động của kênh trái phiếu và kênh tiền gửi. Theo đó, so với lãi suất tiền gửi, lợi tức trái phiếu doanh nghiệp cao hơn từ 0,8-1,7%/năm so với lãi suất tiền gửi cạnh tranh nhất.

Theo dữ liệu công bố của các doanh nghiệp và HNX, tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành từ đầu năm đến nay ước tính ở mức 159.000 tỉ đồng, tăng 50% so với 6 tháng đầu năm 2019. Tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp lưu hành ước khoảng 783.000 tỉ đồng, tương đương 12,8% GDP lũy kế 12 tháng gần nhất. Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam tăng trưởng bình quân 45%/năm giai đoạn từ 2017 đến 6 tháng năm 2020.

Cũng theo SSI, tổng quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện tại tương đương khoảng 8,6% tổng tiền gửi toàn hệ thống ngân hàng. Theo báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại, số trái phiếu doanh nghiệp mà các ngân hàng đang nắm giữ tại 31/3/2020 là khoảng 398.000 tỉ đồng.

Nếu loại trừ số này, lượng trái phiếu doanh nghiệp do các tổ chức phi tín dụng, cá nhân nắm giữ là khoảng 385.000 tỉ đồng, chiếm khoảng 4,2% tổng tiền gửi toàn hệ thống. Nhìn lại, lượng trái phiếu doanh nghiệp các tổ chức phi tín dụng và cá nhân nắm giữ đã tăng khoảng 153% trong năm 2019 và tăng khoảng 25% trong 6 tháng đầu năm 2020.

Rõ ràng trái phiếu doanh nghiệp đang hút một lượng tiền đáng kể từ các kênh đầu tư khác, trong đó trực tiếp nhất là kênh tiền gửi do có cùng tính chất là các khoản đầu tư có thu nhập cố định”, SSI nhận định.

Mặc dù dòng tiền đang chạy mạnh mẽ từ tiền gửi ngân hàng về trái phiếu nhưng vừa qua Bộ Tài chính tiếp tục phải cảnh báo rủi ro khi các công ty chứng khoán, ngân hàng có dấu hiệu chào mời nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu bằng mọi giá.

Trong đó, đáng chú ý là các doanh nghiệp bất động sản gia tăng huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, nhà đầu tư cá nhân tiếp tục xu hướng tăng mua, công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại đẩy mạnh việc phân phối trái phiếu cho nhà đầu tư cá nhân.

Trước tình hình này, Bộ Tài chính đã đưa ra khuyến nghị đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Không chào mời trái phiếu bằng mọi giá mà phải có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ như tình hình tài chính của doanh nghiệp, mục đích phát hành, tài sản đảm bảo... Đồng thời, tổ chức phân phối cũng phải có biện pháp mua lại trái phiếu đúng hạn như cam kết với nhà đầu tư.

Tại sao doanh nghiệp bất động lại phát hành trái phiếu mà không bán sản phẩm?

Ông Nguyễn Văn Đính, Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, kịch bản “đóng băng” bất động sản (BĐS) khó có thể lặp lại ở giai đoạn hiện nay. Ông nhận định: “Dự kiến, năm 2020 sẽ có nhiều văn bản mới nhằm tháo gỡ và giúp doanh nghiệp địa ốc gỡ khó. Tuy nhiên, khi chưa kịp tháo gỡ thì dịch COVID-19 ập đến. Cú bồi cùng tai nạn kép liên hoàn đã hạ gục một số doanh nghiệp địa ốc. Thị trường diễn ra cuộc sàng lọc thay thế doanh nghiệp. Doanh nghiệp mạnh, tốt, nhiều lực sẽ trụ lại. Doanh nghiệp yếu văng ra và thị trường lại đón nhận những doanh nghiệp có tiềm năng nhảy vào!

Theo nhiều chuyên gia trên thị trường tài chính nhận định, việc các doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu hoặc tăng bán cổ phiếu không phải là tín hiệu tích cực cho ngành bất động sản. Để mua một sản phẩm bất động sản bất kỳ cần có lượng tiền lớn và dòng tiền ổn định nếu vay ngân hàng. Vì vậy trái phiếu và cổ phiếu của các công ty bất động sản được phát hành mạnh mẽ trong thời gian qua là hình thức “gom tiền lẻ” nên sẽ dẫn đến hệ lụy việc tăng giá bán sản phẩm trong tương lai.

Vì vậy, nhiều chuyên gia gần đây trấn an người dân đừng vội rút tiền mua trái phiếu doanh nghiệp mà nên mua hoặc chờ mua sản phẩm bất động sản nếu đủ tài chính. Còn việc vay tiền ngân hàng để đầu tư bất động sản lại càng không nên.

Sức bật của ngành du lịch

Ngành du lịch và vận tải bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong mừa dịch cũng là ngành hồi phục nhanh nhất. Với nhiều chiến dịch quảng bá và thu hút khách du lịch trong nước, cùng với tình hình ổn định không lây nhiễm cộng đồng, ngành du lịch trong nước đã hồi phục hơn 50% nhờ vào lượng khách nội địa. Ngược lại với những đầu tư tài chính, tất nhiều gia đình đang tập trung vào các chuyến du lịch và chấp nhận chi tiêu lớn cho mùa hè.

Dòng chảy của tiền đang đổ về đâu? - 2

Chị Anh Thu (Quận 3 – TP.HCM) chia sẻ lựa chọn: “Tôi cũng suy nghĩ rất nhiều về việc đầu tư vào đâu, có nên thay đổi gì không khi diễn biến các kênh tài chính quá phức tạp. Cuối cùng tôi chọn phương án đi du lịch. Tiền có kiếm được nhiều hay ít cứ tạm gác lại hết, dành nhiều thời gian cho các con vui chơi vì lỡ đâu ngày nào đó có lây nhiễm cộng đồng lại phải ở nhà trốn dịch”.

Tại phố biển Nha Trang, ngay khi học sinh vừa thi xong học kỳ, khách sạn bắt đầu lấp đầy 50% số phòng. Riêng trục đường chính Trần Phú đối diện bãi beiern được tạp chí US News (Mỹ) đưa vào danh sách Top 50 bãi biển cát trắng đẹp nhất thế giới, các khách sạn 4 và 5 sao có tỷ lệ lấp đầy 80% phòng.

Cùng thời điểm này, ngành du lịch Việt liên tiếp đón nhận sự kiện Công viên Địa chất Đắk Nông được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu; Vịnh Hạ Long vào Top 50 kỳ quan thế giới 2020 do tạp chí Hotelworld bình chọn; Ngày hội du lịch TP.HCM 2020 tung nhiều sản phẩm, tour du lịch có chất lượng với giá ưu đãi giảm đến 30 - 70%...

https://vtc.vn//dong-chay-cua-tien-dang-do-ve-dau-ar556919.html
Ưu tiên nối dài metro số 1 đến Bình Dương, Đồng Nai

Ưu tiên nối dài metro số 1 đến Bình Dương, Đồng Nai

Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh vừa đề xuất UBND TP Hồ Chí Minh có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Dương và Đồng Nai liên quan đến việc triển khai các dự án nối dài metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Dự án dự kiến ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2024 - 2035.
Đảm bảo kết nối đồng bộ các dự án thành phần

Đảm bảo kết nối đồng bộ các dự án thành phần

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 251/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp Tổ công tác Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 (Dự án).
Xử lý vướng mắc cho các dự án nhà ở thương mại

Xử lý vướng mắc cho các dự án nhà ở thương mại

Ngày 27/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã nghe báo cáo, cho ý kiến dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở (dự án thí điểm).

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui
TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá
Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự ch

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm
Thành phố Hồ Chí Minh, với nhịp sống hối hả và sôi động, ẩn chứa trong mình những mảnh đời kém may mắn, cần sự quan tâm và chia sẻ từ cộng đồng. Giữa lòng thành phố ấy, chị Đỗ Ngọc Hà - Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp Hoa Từ Tâm đã trở thành tấm gương sá

Người bệnh có thể yên tâm hơn

Người bệnh có thể yên tâm hơn
Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, được lên thẳng cấp chuyên môn cao tại dự thảo Luật sửa đổi.

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết
Quay lại văn phòng sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, nhiều người trẻ thừa nhận chỉ làm cầm chừng, chưa lấy lại 100% năng suất. Dù "cháy túi", không ít người trong số họ vẫn hẹn bạn bè đi nhậu, cà phê đầu năm để không bỏ lỡ “tháng ăn chơi”.