Hỗ trợ khó khăn do Covid-19: Không để đồng tiền đi "lạc đường"

Thời sự
Người dân mong muốn các cấp, các ngành làm đúng trách nhiệm, không để đồng tiền hỗ trợ đi "lạc đường".

Sáng 10/4, báo cáo tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các địa phương, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Đào Ngọc Dung cho biết, ngày 8/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chính thức ký Nghị quyết về gói an sinh xã hội lên tới hơn 62.000 tỉ đồng hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19 với tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau.

Theo Bộ trưởng LĐ-TB&XH, khoảng 20 triệu đối tượng thuộc 7 nhóm được thụ hưởng gồm: Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; đối tượng bảo trợ xã hội; hộ nghèo, hộ cận nghèo; người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 1 tháng trở lên; Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm; Người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động; Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ 1/4/2020.

ho tro kho khan do covid-19: khong de dong tien di
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung. (ảnh: Báo Dân Sinh)

“Việc triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội thời điểm này là cấp bách nhưng cũng là vấn đề chưa có tiền lệ. Điều mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước yêu cầu là phải đảm bảo hỗ trợ đúng đối tượng trong thời gian sớm nhất, không để lòng vòng, không để độ trễ trong thực hiện chính sách; công khai, minh bạch, không để trục lợi chính sách” – ông Đào Ngọc Dung nói và cho biết, vấn đề này đang nhận được sự kỳ vọng của nhân dân cả nước, mong muốn các cấp các ngành làm đúng trách nhiệm, không được để đồng tiền của người dân đi "lạc đường".

Để triển khai Nghị quyết, Bộ LĐ-TB&XH đang phối hợp với các bộ ngành sớm hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về quy trình cụ thể, tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục triển khai của từng đối tượng, thành phần được quy định.

“Đến nay, Dự thảo đã xong. Chiều nay 10/4, Bộ sẽ cùng với các ngành thẩm định vấn đề này. Vào đầu tuần tới sẽ triển khai” – ông Dung nói.

Về cách thức triển khai, đối với hỗ trợ người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, hộ cận nghèo sẽ được hỗ trợ 3 tháng, thực hiện chi trả 1 lần và sẽ tiến hành trong tháng 4, tháng 5. Đối với người có công, đối tượng bảo trợ xã hội sẽ do ngành Lao động, thương binh và xã hội triển khai; đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo do UBND xã/phường trực tiếp triển khai.

Đối với các đối tượng có quan hệ lao động, việc hỗ trợ tối đa trong 3 tháng với tinh thần tháng nào bị giảm sâu thu nhập, tháng nào đủ điều kiện thì được hỗ trợ. Đối với việc cho doanh nghiệp vay lãi 0% để trả lương, doanh nghiệp đứng ra vay, ngân hàng Chính sách xã hội chi trả trực tiếp vào tài khoản của người lao động.

Đối với nhóm lao động không có giao kết hợp đồng, theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, đây là nhóm đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19 cần được quan tâm nhưng đây cũng là nhóm khó xác định nhất, dễ nảy sinh hệ lụy.

Theo đó, Bộ đề xuất, người lao động được hưởng chính sách này sẽ được thực hiện ở chính quyền cơ sở xã/phường (quê quán), đồng thời có thể được nhận hỗ trợ ở nơi lao động cư trú sau khi có xác nhận của chính quyền ở nơi sinh sống.

“Bộ sẽ phối hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định một số nhóm và đối tượng cụ thể. Hiện nay đang dự kiến tập trung vào những người làm công việc cơ bản như: bán hàng rong, quà vặt, lao động thu gom rác, người làm nghề bốc vác, xe đẩy, xe ôm, người bán vé xổ số lưu động, người lao động tại cơ sở ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe. Ngoài đối tượng kinh doanh tự do được quy định trong Quyết định của Thủ tướng, căn cứ vào tình hình thực tiễn, các địa phương có thể xem xét, quyết định bổ sung, sử dụng ngân sách địa phương, các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác để hỗ trợ. Đồng thời trong quyết định của Thủ tướng cũng quy định chặt chẽ các điều kiện, chống lạm dụng, trục lợi chính sách” – Bộ trưởng LĐ-TB&XH nhấn mạnh.

Về danh sách các đối tượng được thụ hưởng, do UBND các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo rà soát, xem xét và phê chuẩn danh sách, đảm bảo công khai, minh bạch; tổ dân phố, thôn xóm niêm yết công khai ở xã/phường. Đồng thời quy định rõ trách nhiệm của từng cấp, nhất Chủ tịch UBND các xã là người chịu trách nhiệm toàn diện ở địa bàn; ở công ty, doanh nghiệp, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm.

Quá trình triển khai thường xuyên kiểm tra, xử lý ở mức nghiêm minh nhất tất cả vi phạm theo quy định. “Từ Trung ương tới địa phương sẽ thành lập Ban giám sát do lãnh đạo Ủy ban Trung ương MTTQ các cấp làm trưởng ban, cùng các thành phần như Hội cựu chiến binh, hội Nông dân, đại diện đoàn ĐBQH, thành viên một số ngành ở địa phương” – ông Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.

Người đứng đầu ngành LĐ-TB&XH cho rằng, việc triển khai có hiệu quả Nghị quyết của Chính phủ là giải pháp quan trọng để hỗ trợ người dân, giúp người lao động, nhân dân vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống cũng như lao động sản xuất. Đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng để ổn định lòng dân, đảm bảo trật tự lao động./.

https://vov.vn/chinh-tri/ho-tro-kho-khan-do-covid19-khong-de-dong-tien-di-lac-duong-1035269.vov
Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

Giới sáng tạo khấp khởi mừng đón tin vui

TP Hà Nội đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa. Trước thông tin này, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực văn hóa mừng rỡ, chờ đón tin vui.
Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự chủ cho các đơn vị, địa phương...
Thế và lực của Hà Nội trước kỷ nguyên mới

Thế và lực của Hà Nội trước kỷ nguyên mới

Đất nước đang đứng trước cánh cửa lịch sử để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. TP Hà Nội với vai trò đầu tàu đang thể hiện khát vọng lớn lao và sự tự tin mạnh mẽ vượt qua khó khăn, thách thức để cùng đất nước hướng tới mục tiêu phát triển giàu mạnh, thịnh vượng, mọi người dân ấm no, hạnh phúc trong kỷ nguyên mới.
Tiên phong, đổi mới, đưa dân tộc vào kỷ nguyên vươn mình

Tiên phong, đổi mới, đưa dân tộc vào kỷ nguyên vươn mình

Trong không khí phấn khởi của những ngày đầu Xuân mới, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vui mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng ta tự hào về Đảng quang vinh và sẵn sàng tâm thế bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc…

Tin nổi bật khởi nghiệp trẻ

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm

Người thắp lửa yêu thương từ Bếp Hoa Từ Tâm
Thành phố Hồ Chí Minh, với nhịp sống hối hả và sôi động, ẩn chứa trong mình những mảnh đời kém may mắn, cần sự quan tâm và chia sẻ từ cộng đồng. Giữa lòng thành phố ấy, chị Đỗ Ngọc Hà - Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp Hoa Từ Tâm đã trở thành tấm gương sá

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết

Người trẻ chạy đua giảm cân sau Tết
Trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người trẻ "méo mặt" khi bước lên bàn cân. Để lấy lại vóc dáng, không ít người trong số họ tìm đến các hoạt động thể thao, tập gym kết hợp ăn uống lành mạnh.

Người bệnh có thể yên tâm hơn

Người bệnh có thể yên tâm hơn
Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, được lên thẳng cấp chuyên môn cao tại dự thảo Luật sửa đổi.

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết

"Cháy túi" vì tụ tập liên miên sau Tết
Quay lại văn phòng sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, nhiều người trẻ thừa nhận chỉ làm cầm chừng, chưa lấy lại 100% năng suất. Dù "cháy túi", không ít người trong số họ vẫn hẹn bạn bè đi nhậu, cà phê đầu năm để không bỏ lỡ “tháng ăn chơi”.